Vụ cháy 12 căn nhà: Tất cả tài sản đã bay theo hơi khói!
Ngày 7/1, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân gây hỏa hoạn tại chợ thị trấn Thới Bình làm cháy 12 căn nhà; thống kê thiệt hại.
Trong ngày 7/1, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã tổ chức đoàn đến thăm, động viên tinh thần và hỗ trợ ban đầu đối với các gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng do hỏa hoạn gồm 12 hộ, trong đó có 2 tiệm vàng, mỗi hộ 10 triệu đồng.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau kiểm tra hiện trường vụ cháy.
Tiếp xúc với phóng viên, bà Bùi Thị Mão (50 tuổi, hộ kinh doanh may mặc) cho biết, vào lúc xảy ra cháy, bà ngủ trong nhà một mình thì bất ngờ nghe có tiếng la lớn “cháy, cháy…” khiến bà giật mình thức giấc. “Lúc này tôi mò tìm chìa khóa để mở cửa ra ngoài, khi vừa ra khỏi cửa thì đám cháy đã lan đến nhà mình”, bà Mão kinh hãi nhớ lại.
Bà Mão chia sẻ, cũng như các tiểu thương khác, hằng năm cứ mỗi dịp tết đến, gia đình bà lại nhập về rất nhiều quần áo mới để bán, không ngờ lần này vụ cháy khiến gia đình bà trắng tay. “Tôi không nhớ số tiền lấy quần áo là bao nhiêu nhưng tất cả đã bay theo hơi khói”, bà Mão bùi ngùi.
Một căn nhà bị hư hại nặng.
Cùng cảnh ngộ với bà Mão, bà Bùi Thị Nguyên (kinh doanh ống bơm nước) cũng mới nhập hàng về bán. “Số hàng và tài sản của gia đình dành dụm gần 30 năm qua đã bị lửa thiêu rụi chỉ trong phút chốc”, bà Nguyên thiểu não.
Ông Phạm Chí Thành (58 tuổi, chủ tiệm vàng Tấn Phát, nơi được cho là bắt nguồn vụ cháy) cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ cháy, ông đang đi công việc cách nhà khoảng 1km. Hay tin, ông liền điện cho các con rồi vội quay đầu xe trở lại, nhưng khi về đến nhà thì chỉ thấy toàn khói lửa. “Cũng may là vào mỗi buổi chiều gia đình tôi đều đem vàng, bạc, đá quý về căn nhà khác cất giữ, chỉ để lại một số ít nên thiệt hại không bao nhiêu, nếu không thì không biết ra sao nữa”, ông Thành buồn bã nói.
Video đang HOT
Cột điện bị nổ trước khi xảy ra cháy.
Nhiều người chứng kiến hiện trường cho biết, trước khi xảy ra hỏa hoạn, cây cột điện nằm cạnh nhà ông Thành bị nổ khiến lửa bay tứ tung. Rất có thể đây là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn.
Cũng theo người dân địa phương, cây cột điện này đã nổ nhiều lần, lần nổ này chỉ cách lần nổ trước chưa đầy 2 tháng. Các hộ dân trong khu vực cùng đã rất nhiều lần yêu cầu ngành điện lực di dời cây cột điện này ra khỏi khu đông dân cư nhưng không được đáp ứng.
Ngành chức năng khám nghiệm hiện trường.
Trong buổi thăm hỏi, động viên và hỗ trợ các gia đình nạn nhân của vụ cháy, sau khi nghe phản ánh của người dân, ông Nguyễn Tiến Hải – Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau – đã chỉ đạo ngành điện lực huyện Thới Bình di dời các cột điện tại khu vực này ra khỏi nơi tập trung đông dân. Ông Hải cũng yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Câu hỏi người dân băn khoăn là, nếu thực sự hỏa hoạn là do nổ cột điện, ngành điện lực huyện Thới Bình sẽ chịu trách nhiệm thế nào trước những thiệt hại quá lớn về tài sản của hơn chục hộ dân?
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Bi kịch làng "triệu phú"
Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc - Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành "triệu phú" ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm.
Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), hầu hết người dân ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia phải chuyển đến vùng đất mới. Nhiều gia đình bỗng nhiên giàu sụ, trở thành tỉ phú, triệu phú trong nháy mắt. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, cư dân làng "triệu phú" đang "run rẩy" trước vẻ ngoài hào nhoáng của mình.
Đua nhau xây nhà, sắm xe
Dự án về, gia đình trưởng thôn Lê Ánh Hồng, thôn Trung Yến, xã Hải Yến đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha và hơn 1 mẫu ruộng và đất thổ cư. Đổi lại gia đình ông được nhà nước đền bù được gần 2 tỷ đồng. Sau khi chuyển lên vùng đất tái định cư, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để cất một ngôi nhà 2 tầng khang trang lộng lẫy.
Cũng theo ông Hồng thì gia đình ông là một trong những hộ tiên phong lên vùng đất mới để sinh sống, rồi lần lượt 179 hộ dân trong thôn cũng chuyển lên định cư để nhường đất cho dự án trọng điểm. Và một chiến dịch "đua nhau" xây nhà mọc lên ầm ầm, ở khu TĐC này, hiếm thấy có một ngôi nhà cấp 4 nào, chí ít cũng nhà mái bằng, còn đại trà là nhà 2, 3 tầng và biệt thự. Không chỉ xây nhà, nhiều gia đình còn thi nhau mua tivi, xe máy, tủ lạnh toàn đồ "xịn", thậm chí có nhà còn sắm cả ô tô con chạy vi vu. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2010 đến nay), khu TĐC Nguyên Bình nhìn chẳng khác nào một đô thị đang trên đà phát triển.
Khu TĐC Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài
Ông Lê Quang Sáng, thôn Trung Yến cho biết, khi chuyển lên gia đình ông đã phải nhường lại 3 sao ruộng quanh năm xanh mướt lúa, lạc, khoai. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng tiền đền bù, lại có 2 con nhỏ đang còn ăn học nên vợ chồng ông chỉ dám xây cho mình một ngôi nhà bằng với tổng số tiềng khoảng 500 triệu đồng, số còn lại sắm sửa đồ đạc giản đơn và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau hoạn nạn.
Theo ông Sáng thị ở vùng TĐC này có khoảng 50% hộ dân xây xong nhà là hết tiền, bởi nhà nhiều được đền bù dăm bảy tỷ, nhưng lại đông con, nhà ít thì được vài trăm triệu, nhưng nhà nào cũng muốn xây nhà cho thật oách, thật to. "Viễn cảnh tái nghèo ở vùng đất này tôi thấy không còn xa nữa đâu" - ông Sáng lo lắng.
Bán dần đồ đạc để chạy ăn
Lúc mới lên thì thi nhau xây nhà, sắm sang nhà cửa thật hào nhoáng. Nhưng rồi "miệng ăn núi lở", rất nhiều người dân ở vùng TĐC Nguyên Bình đang đứng trước viễn cảnh tái nghèo, đói khi mà việc làm chẳng có, tiền cũng chẳng kiếm ra, họ đang phải sống bằng những đồng lại ít ỏi tử tiền đến bù gửi ngân hàng. Thậm chí, có nhiều nhà khi mới chuyển lên vùng TĐC đã trót xây nhà, mua sắm hết nên giờ đành phải bán dần tải sản trong nhà để tiêu.
Ông Hà Văn K. buồn rầu cho biết, rất nhiều hộ nơi đây đã phải bán bàn ghế, xe máy, kệ tủ... để lấy tiền sinh sống. "Năm 2010, khi mới lên đây, ngày Tết nhà nào cũng sắm mai, đào rất to, nhạc đinh tai nhức óc, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây chẳng còn nhà nào dám chơi sang như thế nữa. Nhà đứa cháu tôi lúc lên đây cũng oai oách, sắm sang chẳng thiếu thứ gì, rồi 5 khẩu trong độ ăn việc làm không có, mới sau Tết vừa rồi được ít hôm vợ chồng nó phải bán nốt bộ bàn ghế để lấy tiền nuôi miệng" - ông K. nói.
Ông Sáng lo lắng về nơi ở mới không công ăn việc làm
Ông Vũ Phấn, Bí thư chi bộ thôn Trung Yến lo lắng, nhìn bên ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, nhưng bên trong thì chẳng có gì đâu. "Hiện trong thôn có rất nhiều người chưa đóng tiền đất cho nhà nước, nhưng có lẽ con số không còn khả năng đóng là rất cao, vì họ tiêu hết sạch tiền rồi còn gì" - ông Phấn cho hay.
Cũng theo ông Phấn thì khi tất cả xã Hải Yên chuyển lên đây thì toàn xã có khoảng 3000 lao động trong độ tuổi lao động sẽ ngồi chơi xơi nước, nếu có việc làm chỉ là những công việc tạm thời mà thôi.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết giải pháp trước mắt để tháo khó khăn cho bà con khu TĐC Nguyên Bình là đề nghị Công ty giày đóng trên địa bàn thu nhận lao động tại đây và tăng độ tuổi tuyển dụng để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là những thanh niên không có công ăn việc làm.
Bình Minh
Theo Dantri
Vụ thảm sát ở Canada: Giết cả nhà vợ vì bị lừa dối? Nghi phạm gốc Việt Phu Lam từng dọa giết cả nhà vợ sau khi phát hiện con trai đầu Elvis Lam không phải con ruột mình Cảnh sát TP Edmonton, thủ phủ tỉnh Alberta - Canada đã xác định danh tính của 7 nạn nhân gốc Việt (5 người lớn và 2 trẻ em) bị sát hại trong một ngôi nhà ở phía...