Vụ cháu bé bị ‘chôn sống’: Không trả bé về cho mẹ là phạm luật!
Sau khi loạt bài về cháu bé bị “ chôn sống” ở Cần Thơ được đăng tải nhiều kỳ, nhiều thư của bạn đọc gửi về bày tỏ nỗi băn khoăn về việc xử lý hành vi của người mẹ. Luật sư khẳng định, việc đưa bé vào trung tâm bảo trợ là vi phạm pháp luật.
Cháu bé đang rất cần bàn tay, hơi ấm và bầu sữa của mẹ. Ảnh: Đặng Vỹ
Dư luận đa chiều về hành vi bỏ con
Rất nhiều cho rằng trong bước đường cùng, quẫn bách và trong cơn sinh nở một mình không còn sáng suốt, người mẹ đã hành động như trong cơn mê sảng. Đa số các ý kiến này đều đồng tình với kết luận của cơ quan điều tra Công an quận Ninh Kiều.
Thậm chí, khi đến thăm gia đình Lê thị Cẩm Trúc, những người má, người ngoại tha thiết nói với phóng viên: “Nó nghèo khổ quá, nó lo sợ nó làm bậy. Báo chí thương tình viết làm sao để công an đừng bắt, đừng bỏ tù nó nghen con!”.
Và những câu chuyện về cuộc sống gian khó, nợ nần chất chồng của gia đình Trúc cũng đều do những người hàng xóm cung cấp, nay mới vỡ ra, mọi người mới biết.
Chúng tôi đã chứng kiến một bà má, chỉ một túm nhỏ gạo, lụm cụm đem tới để nấu cháo cho Trúc. Những bó rau, con cá, miếng thịt cũng được những người ngồi sạp bán hàng gửi từ ngoài chợ về.
Đến lúc hữu sự mới thấy tấm lòng của người lao động nghèo thật là cao cả. Họ có thể chia sớt miếng ăn cuối cùng của mình cho nhau.
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến không chấp nhận hành động của người mẹ. Một số người trong đó có cả phụ nữ, là những người đang làm mẹ, cho rằng giữa tình thương và pháp luật cũng không thể lẫn lộn. Bởi lẽ, việc xem xét hoàn cảnh để hiểu động cơ dẫn đến hành vi thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, của chế độ, và đạo lý truyền thống của người Việt. Nhưng về tội danh cũng không vì thế mà bỏ qua, thậm chí cũng rất cần phải phê phán, lên án hành vi của người mẹ.
Má Huỳnh Thị Tân ở quận 3, TP.HCM, cho rằng dù lo âu, dù trong cơn mê sảng thế nào đi nữa thì cái bản năng làm mẹ mà trời phú cho người đàn bà vẫn không thể nào mất đi. Bà chấp nhận cho rằng Trúc đã làm một việc quá ngu muội nhưng không phải là trong trạng thái hoàn toàn không có ý thức.
Video đang HOT
“Cái bản năng người mẹ, cái tình mẫu tử nó mạnh lắm, không gì ngăn trở nổi nó được.Cho nên chỉ có thiệt sự không thiết tha với con thì người ta mới bỏ con như vậy”, bà má này nói.
“Không thể nào chấp nhận người mẹ lại bỏ rơi con giữa trời khuya giá lạnh như vậy với thân thể mới lọt lòng mà không mảnh vải. Tôi đọc báo nghe nói nhà gần con rạch, hôm đó có mưa bão, chắc là đất lạnh lắm, thương cháu nhỏ quá. Dù luật pháp nhân đạo nhưng vẫn phải nghiêm khắc cho những người thiếu suy nghĩ, không có tình thương trẻ con”, Thúy Bình, một phụ nữ có 3 con ở quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, nói gay gắt.
Một nick là Cong.T.Phan trên facebook, cho rằng: “Viêc giao đưa be vê Trung tâm bao trơ la hinh thưc tươc quyên nuôi con cua ngươi me nay. Không thê đem nươc măt hay ly do khac đê biên minh. Ơ cac nươc phat triên, viêc nay rât binh thương, thâm chi ngươi me bi buôc tôi tai toa va đưa vao kham”.
Dù bà Công thương yêu chăm sóc bé tốt đến mấy vẫn không thể bằng đứa bé có mẹ. Tốt nhất là hãy trả đứa bé về lại cho mẹ nó. Ảnh: Đặng Vỹ
Một ý kiến khác, cũng trên facebook, cho rằng không thể vì nghèo khó mà bỏ con:”Đừng than nghèo kể khó mà báo chữa cho hành vi vi phạm”.
Chúng tôi đem tất cả các ý kiến trái ngược này trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành, Chủ nhiệm văn phòng luật sư Vạn Lý tại thành phố Cần Thơ, nơi cháu bé bị mẹ bỏ rơi. Luật sư cho rằng, pháp luật cần phải nghiêm minh nhưng nếu con người giáo dục được thì chưa cần dùng đến hình phạt.
“Theo tôi thì trong trường hợp này nên xử phạt hình chính đối với người mẹ là thuận tình, hợp lý, vừa răn đe giáo dục nhưng vừa bảo đảm tính nhân văn”, luật sư Thành đưa ra ý kiến.
Luật sư khẳng định: Chính quyền phạm luật!
Ở góc độ khác, về việc có giao cháu Trương Thị Trúc Mai về với mẹ, đoàn tụ với gia đình hay không, tất cả các ý kiến đều đồng thuận. Đa số ý kiến cho rằng chính quyền phán quyết như vậy là nhẫn tâm.
Huỳnh Thị Ngọc, một cán bộ công chức ở TP.HCM, cho rằng cháu bé cần nhất là người mẹ. “Người mẹ có thể sai trái, có thể bị xử phạt nặng. Nhưng cháu bé vẫn phải được mẹ chăm sóc. Đó mới là đúng pháp lý và đạo lý”, Ngọc nói.
Bà Lê Thị Phượng Liên, cán bộ phụ nữ một thôn ở huyện Bình Chánh TP.HCM, rất phẫn nộ với việc chính quyền đưa ra quyết định đưa bé Trúc Mai vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội. “Họ ngăn trở mẹ con, đứa bé thiếu sữa, thiếu hơi mẹ, có hại cho nó từ thể chất tới tình cảm về sau này khi nó lớn lên. Họ làm như vậy là họ phạt đứa bé chớ đâu có phải phạt người mẹ?”, bà lập luận.
Người lớn, người già mà vẫn còn cần tình cảm mẹ con, huống chi trẻ thơ, trẻ sơ sinh. Trong ảnh: Bà cụ Huỳnh Thị Tư đang chăm sóc cho chị Cẩm Trúc. Ảnh: Đặng Vỹ
Bà Liên cho rằng, chính việc phán quyết như chính quyền Cần Thơ, mới là tổn hại đến tâm lý đứa trẻ sau này, chứ không phải là làm như vậy thì sẽ “tạo điều kiện cho cháu bé tốt nhất trong việc nuôi dưỡng, phát triển tâm lý bình thường” như ông Phó Chủ tịch quận Ninh Kiều nói.
“Tôi không hiểu vì sao họ lại ra cái quyết định lạ lùng”, bà Liên gay gắt. “Họ được học hành đào tạo đầy đủ từ chuyên môn tâm sinh lý học, luật pháp, và bao nhiêu thứ khác, không rõ tại sao họ lại tư duy phản khoa học như vậy”.
Infonet cũng đã tham khảo ý kiến luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh. Luật sư đã gửi đến một bức thư dài, phân tích căn kẽ. Ông cho rằng, quyết định của chính quyền là xâm phạm tới quyển và lợi ích hợp pháp của bé Mai, và vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bởi lẽ, theo luật sư này, bé Trúc Mai không thuộc diện phải đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Điều này hoàn toàn trùng hợp với quan điểm của Infonet đã nêu trong bài trước.
Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng việc bà Đỗ Thị Công không chịu giao bé Trúc Mai cho Chị Trúc – mẹ ruột của bé – và việc chính quyền thành phố Cần Thơ quyết định đưa bé vào Trung tâm bảo trợ xã hội là đang xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của bé Mai cũng như quyền chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con của vợ chồng chị Trúc.
Cụ thể, Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Điều 5 Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ (quy định Điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội) đối với trường hợp trẻ em thì chỉ các đối tượng trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích, không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo mới thuộc diện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Trong trường hợp bé Trúc Mai đang còn có cha, mẹ, đủ khả năng nuôi bé và cũng đã có đơn xin nhận con, do đó bé Trúc Mai không thuộc diện đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Chính vì vậy, tôi cho rằng bà Công cần phải giao bé Mai lại cho vợ chồng chị Trúc, chính quyền thành phố Cần Thơ cần huỷ bỏ ngay các quyết định liên quan đến việc đưa bé Mai vào cơ sở bảo trợ xã hội./.
(Luật sư Nguyễn Văn Hậu, P.Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hồ Chí Minh)
Theo Infonet
Bé suýt bị chôn sống được gửi vào trại trẻ mồ côi
Người mẹ đào hố bỏ con bị xử phạt hành chính, trong khi cháu bé sơ sinh bất hạnh được đưa vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
Bà Lê Thị Cẩm Trúc có ý định nhận lại con sau khi vụ việc được phát hiện
Liên quan đến việc " chôn sống" cháu bé sơ sinh mà thủ phạm là người mẹ ruột Lê Thị Cẩm Trúc (33 tuổi, ngụ tại khu vực 8, phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), cơ quan chức năng quyết định xử phạt hành chính thay vì khởi tố hình sự.
Như đã thông tin, tối 2/10, người dân khu vực 8 phát hiện một bé gái mới sinh còn dính dây rốn trong hố đất. Sau khi giải cứu và đưa bé đến trạm y tế vệ sinh, bé được bà Đỗ Thị Công - một người dân trong khu vực, nhận chăm sóc. Ngày 4/10, công an phường An Bình điều tra phát hiện thủ phạm của vụ việc gây rúng động lòng người này chính là bà Lê Thị Cẩm Trúc, mẹ ruột nạn nhân.
Chiều 10/10, ông Nguyễn Quang Duy, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều cho biết: "Qua kết luận của Cơ quan CSĐT Công an quận Ninh Kiều, hành vi của Trúc chưa đủ yếu tố cầu thành tội phạm nên không truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, chỉ phạt hành chính Trúc".
Theo ông Duy, thông tin Trúc chôn sống con ruột là không chính xác. Qua khám nghiệm hiện trường, Trúc để em bé trên phần đất hơi lõm (phần lõm sâu nhất chỉ 13 cm) chứ không phải đào hố chôn. "Trong bao đựng em bé vẫn mở miệng. Nếu chôn sống sẽ cột miệng bao lại. Việc này phải nói chính xác là vứt bỏ đứa bé ngoài vườn chứ không phải chôn sống"-ông Duy nói.
Cháu bé nạn nhân sẽ được đưa vào trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi
Theo như phân tích của các ngành chức năng trong cuộc họp với UBND quận Ninh Kiều vào chiều 10/10, ông Trương Văn Nhân (chồng Trúc) biết vợ mình có mang thai nhưng khi chị Trúc sinh vào tối ngày 2/10, ông Nhân nói mình đi làm về ngủ say nên không hề hay biết vợ mình đã sinh con. Ông Duy phân tích: "Giả sử tối hôm đó ông Nhân không biết việc vợ mình sinh con nhưng sau đó phải biết ngay. Hai vợ chồng này đều có ý định chung là không muốn đứa bé tồn tại trong nhà".
Ông Duy cũng thông tin thêm, qua trao đổi với với Sở LĐ-TB-XH, trong thời gian giải quyết vụ việc, bé sẽ được gửi vào trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi. "Hiện nay phía gia đình bà Công không có ý định nhận nuôi đứa trẻ, còn vợ chồng chị Trúc đã vứt bỏ con là hành động không chấp nhận được. Hơn nữa, gia đình bà Công và Trúc ở gần nhau, nếu để bà Công nuôi cháu bé, sau này cháu lớn biết chuyện sẽ phát triển tâm lý không bình thường"-ông Duy chia sẻ.
Hiện đang có dư luận cho rằng đây là việc dàn dựng nhằm thu hút quyên góp từ thiện, bởi người mẹ bỏ con, người nhặt được đứa trẻ và người nuôi đứa trẻ đều là người cùng trong một dòng họ (bà Công là bác dâu của Trúc).
Theo Xahoi
Lời kể rợn người của bà mẹ cùng quẫn đem con đi chôn sống Không ai có thể tin được chuyện người phụ nữ đã tự sinh con, rồi tự tay đem con đi chôn. Sau đó chị ta vẫn tỉnh táo ra xem người ta cứu con mình... Bé Trúc Mai may mắn được mọi người phát hiện và cứu sống. Đứa trẻ may mắn thoát chết Người dân thuộc rạch Rau Răm - Ngã Cái...