Vụ chai Number 1 có ruồi: Bị cáo kêu oan có thành công?
Bị cáo vụ chai nước có ruồi đã gửi đơn kháng cáo kêu oan. Thẩm phán phiên xét xử sơ thẩm khẳng định khó giảm án; còn nhiều luật sư kiến nghị cần trả hồ sơ, điều tra lại từ đầu.
Hai ngày qua, nhiều chuyên gia pháp luật có ý kiến đồng tình với Võ Văn Minh (ngụ huyện Cái Bè, Tiền Giang) khi hay tin thanh niên 35 tuổi này kháng cáo kêu oan trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản. Nguyên đơn dân sự được cấp sơ thẩm xác định trong vụ này là Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát ở Bình Dương.
Võ Văn Minh bị cho là cưỡng đoạt tài sản 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát. Ảnh: Việt Tường.
Trao đổi với phóng viên, ông Võ Trung Hiếu – Thẩm phán TAND tỉnh Tiền Giang (chủ tọa phiên xét xử Minh về tội Cưỡng đoạt tài sản) cho biết, HĐXX sơ thẩm đã áp dụng tất cả các tình tiết giảm nhẹ cho Minh. Vì vậy, bản án ngày 18/12, ông tuyên 7 năm tù là dưới khung và không được thấp hơn mức thấp nhất của khung liền kề.
“Tôi tin rằng mình với 2 hội thẩm nhân dân trong HĐXX đã kết tội Minh bằng những chứng cứ rõ ràng, đúng pháp luật. Bản án 7 năm là có lợi cho Minh, cấp phúc thẩm khó giảm thêm nếu bị cáo xin giảm án. Còn việc Minh kêu oan thì cần phải xem lại vì không biết bên điều tra có cái gì nữa hay không mà mình chưa nắm hết”, ông Hiếu nói.
Theo ông Hiếu, khi vụ án được kháng cáo lên cấp phúc thẩm thì phía Võ Văn Minh và luật sư sẽ tiếp tục tìm thêm những chứng cứ mới để chứng minh bị cáo vô tội. Vì vậy, vị chủ tọa phiên xử sơ thẩm cho rằng, ông chưa lường trước được những tình tiết mới đó nên chưa thể đánh giá được cục diện của vụ án.
Ông Cao Minh Triết (Đoàn luật sư Tiền Giang) không có hồ sơ vụ án nhưng ông theo dõi kỹ diễn biến phiên tòa. Luật sư này nêu quan điểm ủng hộ Võ Văn Minh và cho rằng, bị cáo với công ty Tân Hiệp Phát đã thực hiện những giao dịch dân sự chứ không có yếu tố gì liên quan đến hình sự.
Luật sư Triết nói, nếu Minh là người ngụy tạo chứng cứ, tìm cách bỏ ruồi vào chai Number 1 rồi tống tiền doanh nghiệp thì anh ta vi phạm pháp luật. Ngược lại, Minh không làm điều đó thì anh có quyền thương lượng hoặc bán chai nước cho Tân Hiệp Phát, còn việc mua hay đưa tiền bao nhiêu thì phía doanh nghiệp cũng có quyền quyết định.
“Doanh nghiệp xác định chai nước có ruồi là của họ nên mới cử nhân viên xuống gặp Minh đến 3 lần. Gặp để thương lượng, giá cả được hạ từ 1 tỷ đồng xuống 600 triệu rồi 500 triệu thì được hai bên chốt lại. Lúc đó, doanh nghiệp đồng ý chi tiền nên công an bắt Minh là sai. Tôi nghĩ, cấp phúc thẩm cần thay đổi tư duy, không xử theo kiểu ‘máy móc’ như cấp sơ thẩm thì Minh thoát tội”, ông Triết nêu quan điểm.
Chai Number 1 được đưa đến tòa để làm vật chứng. Ảnh: Việt Tường.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) quan tâm đến vụ án này nên ông đã đến tòa nghe xét xử sơ thẩm. Ông Quynh thấy rằng, từ khi Minh sở hữu chai nước có ruồi, giữa thanh niên này và Tân Hiệp Phát đã tiến hành thỏa thuận, có lập biên bản (3 lần). Cuối cùng, Tân Hiệp Phát đã chấp nhận mức bồi thường 500 triệu đồng, như vậy là họ thừa nhận sản phẩm của doanh nghiệp không bảo đảm chất lượng.
“Đây là một giao dịch dân sự đã bị hình sự hóa, bởi phía sau có điều uẩn khúc nào đó chưa được làm sáng tỏ tại phiên toà sơ thẩm. Điều uẩn khúc còn thể hiện ở chỗ biên bản giám định không xác định rõ ai là người làm biến dạng nắp chai. Nếu không phải do Minh thì việc truy tố, kết tội anh Minh là thiếu chứng cứ vững chắc, dễ gây oan sai cho anh này”, luật sư Quynh chia sẻ.
Cũng theo ông Quynh, cáo trạng truy tố Minh đã tách phần làm rõ ai đã tác động đến chai nước có ruồi là thiếu khách quan, không toàn diện. Do đó, cơ quan tố tụng cần phải làm rõ ai là người tác động, sản phẩm này là của ai.
“Cấp sơ thẩm chưa làm rõ các lần thỏa thuận, nội dung thỏa thuận giữa anh Minh và đại diện Tân Hiệp Phát. Đại diện của công ty này là người trực tiếp thương lượng với Minh đã vắng mặt tại tòa nên cần phải triệu tập để làm rõ lời khai”, ông Quynh nói.
Video đang HOT
Về mặt tố tụng, luật sư cho rằng, quá trình điều tra có luật sư của đại diện Tân Hiệp Phát dự cung là vi phạm. Do đó, cấp phúc thẩm cần hủy án để điều tra lại do vi phạm thủ tục tố tụng. Nhiều nội dung, chứng cứ vụ án cũng sẽ không thể bổ sung, làm rõ tại cấp phúc thẩm.
“Về trách nhiệm dân sự giữa Tân Hiệp Phát và Minh cũng chưa được làm rõ tại cấp sơ thẩm. Do đó, hủy án để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung là cần thiết. Anh Võ Văn Minh cần được tại ngoại điều tra vì có nhân thân tốt, là lao động chính trong gia đình, có cha mẹ già, con còn nhỏ”, luật sư Quynh nêu quan điểm.
Tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo và nhận con trai của Minh làm con nuôi, luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn luật sư TP HCM) tiếp tục khẳng định thân chủ của mình vô tội. Theo ông Nam, khi Minh kêu oan tức là thanh niên này nhận thức rằng mình vô tội, bản án tuyên anh không đúng người đúng tội.
“Bản chất của vụ này là hai bên có sự thương lượng bồi thường với nhau. HĐXX sơ thẩm tuyên Minh có tội là áp đặt. Căn cứ theo điều 6 và 8 về Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và Quyền của người tiêu dùng (Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) thì Minh vô tội”, ông Nam khẳng định.
Cùng bào chữa cho Minh, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Trưởng Văn phòng luật sư Hoa Sen, TP HCM) nhận định, khả năng tòa án cấp phúc thẩm tuyên Minh không phạm tội là rất cao. Tại phiên tòa sơ thẩm, luật sư đã làm rõ nhiều tình tiết quan trọng để cho thấy có một sự thương lượng kéo dài giữa nhân viên chăm sóc khách hàng của Công ty Tân Hiệp Phát (Trương Tiểu Long) với Võ Văn Minh. Tuy nhiên, điều này đã không thuyết phục được HĐXX TAND tỉnh Tiền Giang.
Luật sư Thi bào chữa cho Minh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Việt Tường.
Mặt khác, ông Thi cũng đã chứng minh được việc Tân Hiệp Phát chi ra 500 triệu đồng không phải xuất phát từ nỗi lo sợ do bị đe dọa mà là vì mục đích khác là tạo ra số tiền tang vật để có việc bắt quả tang.
“Vụ việc này cũng nằm trong một chuỗi hành vi ứng xử một cách có hệ thống của Công ty Tân Hiệp Phát khi có yêu cầu bồi thường từ khách hàng. Do đó, tôi cho rằng tòa án cấp phúc thẩm không thể tuyên Minh phạm tội cưỡng đoạt tài sản được”, ông Thi nói.
Theo hồ sơ tố tụng, ngày 3/12/2014, khi Minh lấy nước ngọt bán cho khách thì phát hiện chai nhựa nhãn hiệu Number 1 có con ruồi bên trong nên mang đi cất giấu.
Hai ngày sau, Minh được cho là điện thoại đến Công ty Tân Hiệp Phát để yêu cầu doanh nghiệp đưa 1 tỷ đồng, nếu không thì anh ta sẽ cung cấp thông tin cho báo chí, in 5.000 tờ rơi về vụ này để Tân Hiệp Phát mất uy tín.
Ngày 6/12/2014, Tân Hiệp Phát phân công nhân viên đến gặp Minh. Anh này sau đó đưa ra yêu cầu đại diện doanh nghiệp phải đưa cho mình 1 tỷ đồng để đổi lấy chai Number 1 có ruồi nhưng bất thành. Hai lần thỏa thuận sau đó, Minh được cho là hạ giá xuống 600 triệu đồng và cuối cùng là chốt lại 500 triệu.
Ngày 27/1, Tân Hiệp Phát cử 3 nhân viên đến Tiền Giang gặp Minh. Sau khi đại diện doanh nghiệp đưa Minh nửa tỷ đồng tại quán giải khát Hương Quê ở xã Hậu Thành (Cái Bè), anh này viết biên nhận cho người giao tiền.
Khi Minh để tiền vào cốp xe máy và định ra về thì bị công an ập vào bắt quả tang. Ngày 18/12, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên Minh 7 năm tù vì tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo Zing News
Vụ Number 1 có ruồi: Cơ quan điều tra đã tùy tiện
Quyền lợi giữa bị can Minh và Tân Hiệp Phát là đối lập nhau, không thể lý giải rằng "luật không cấm". Việc cho luât sư cua Tân Hiêp Phat dư cung sẽ dẫn đến tiết lộ bí mật điều tra và không khách quan
Sau khi đăng tai bai viêt "Vụ Number 1 có ruồi: Vi phạm tô tung nghiêm trọng", nhân đươc y kiên rât đang chu y của TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đoàn luật sư TP.HCM.
Đê rông đương dư luân, xin đăng tai bai viêt cua LS Trach:
Luât sư cua Tân Hiêp Phat co nhưng quyên gi?
Tại tòa, bào chữa cho anh Võ Văn Minh, luật sư của bị cáo đã đặt ra câu hỏi tại sao luật sư của công ty Tân Hiệp Phát được dự cung? Có quan điểm cho rằng có sự thiên vị khi để luật sư của Tân Hiệp Phát dự cung trong khi không có mặt luật sư của bị cáo.
Vậy việc làm trên của cơ quan điều tra đúng hay sai?
Trước hết, chúng ta cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) để giải thích vấn đê này.
Bà Trần Ngọc Bích - Giám đốc Tân Hiệp Phát (trai) va luât sư cua Tân Hiêp Phat (phai) tai phiên toa ngay 18/12. Anh: Mai Phương
Căn cư theo điều 59 BLTTHS, công ty Tân Hiệp Phát tham gia với tư cách là một nguyên đơn dân sự và việc họ có quyền mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình là chính đáng.
Tuy nhiên, luật sư của Tân Hiệp Phát có những quyền gì trong quá trình tố tụng?
Tại điểm b khoản 3 Điều 59 BLTTHS quy định về quyền của Người bảo vệ quyền lợi (NBVQL) của đương sự là: Được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật.
Vậy, trong trường hợp này nếu luật sư Tân Hiệp Phát được sao chụp &'Biên bản hỏi cung bị can sau khi kết thúc điều tra' cũng không sai.
Quyên lơi đôi lâp, không thê noi "luât không câm"
Thế nhưng việc cơ quan điều tra cho luật sư của Tân Hiệp Phát dự cung trong các buổi lấy cung bị can Minh có đúng không?
Điều này chắc chắn là không, thậm chí có thể nói là vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự.
Bi cao Vo Văn Minh tai phiên toa. Anh: Hoai Thanh
Bởi lẽ, vị luật sư này tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi của đương sự - đương sự ở đây là công ty Tân Hiệp Phát - nguyên đơn dân sự trong vụ án. Luật sư này chỉ được tham gia tố tụng trong những trường hợp BLTTHS quy định, đó là: tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa, có quyền có mặt khi cơ quan điều tra lấy lời khai của người mà mình bảo vệ trong trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Do vậy, VKS không thể cho rằng pháp luật không cấm điều tra viên cho luật sư khác dự cung được. Bởi việc làm này sẽ dẫn đến tiết lộ bí mật điều tra và không khách quan. Quyền lợi giữa bị can Minh và Tân Hiệp Phát là đối lập nhau, không thể lý giải rằng "Luật không cấm".
Hoạt động lấy lời khai của bị can (hay lấy cung) là một hoạt động tố tụng nằm trong giai đoạn điều tra, theo quy định phải đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
Luật sư của công ty Tân Hiệp Phát không phải là người bào chữa cho bị can Minh nên nhất định không được phép tham dự các buổi lấy cung. Đây là một sự tùy tiện của cơ quan điều tra trong vụ án này.
Anh Minh 'không phai ngươi tiêu dung': Ngac nhiên vơi Viên kiêm sat!
Viện kiểm sát cho rằng ông Minh không phải là "người tiêu dùng". Nhận thức cho rằng ông Minh không phải là "người tiêu dùng" của VKS là chưa chính xác.
Đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang tranh luận tại tòa. Luât sư Trach cho biêt ông "kha ngac nhiên trươc quan điêm cua VKS tai phiên toa". Anh: Mai Phương
Tại tòa, VKS cho rằng người tiêu dùng là người sử dụng sản phẩm, ông Minh chỉ là khách hàng mua sản phẩm của Tân Hiệp Phát rồi bán lại cho người sử dụng. Vậy ông Minh không phải là người tiêu dùng, mối quan hệ giữa ông Minh và Tân Hiệp Phát không bị điều chỉnh bởi Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Tôi khá ngạc nhiên trước quan điểm trên của VKS!
Ông Minh tuy là người bán bún riêu và kèm giải khát, nhưng trong trường hợp ông Minh dự định khui chai nước Number 1 để uống thì ông Minh đã trở thành một "người tiêu dùng".
Không có quy định nào cấm người bán không được uống sản phẩm do mình mua cả! Bên cạnh đó, nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị can, bị cáo cần phải được áp dụng xuyên suốt trong quá trình tố tụng của một vụ án hình sự cụ thể.
Tôi thiết nghĩ, vụ án còn nhiều điều cần phải xem xét.
TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch
(Đoàn luật sư TP.HCM)
Theo VietNamNet
Vụ "Con ruồi trong chai Number 1": Án 7 năm tù với bị cáo Minh nặng hay nhẹ? Trao đổi với PV, các Luật sư (LS) không tham gia bào chữa vụ anh Võ Văn Minh cho rằng "Có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự" trong vụ "Cưỡng đoạt tài sản Tân Hiệp Phát", họ không "tâm phục khẩu phục" trước phán quyết của tòa. Trong 2 ngày 17 và 18/12, TAND tỉnh Tiền Giang đã đưa ra...