Vụ cầu “chặn đứng tàu thuyền”: Đào kênh mới cho dân đi?
Sau thời gian cầu Tân Hiệp ( thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành) ngừng thi công vì bị người dân phản đối do “chặn đứng tàu thuyền”, ngày 22/3, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đã họp dân, tìm phương án đảm bảo cho người dân đi lại, trong đó có đề xuất đào kênh mới cho dân đi.
Tại buổi đối thoại, đa phần các hộ dân sống dọc theo kênh Tân Hiệp cho rằng, kênh Tân Hiệp là con đường độc đạo để tàu thuyền trọng tải vừa và lớn lưu thông. Nhưng khi nhịp chính cầu Tân Hiệp thi công xong, tàu, thuyền trọng tải vừa và lớn sẽ bị chặn đứng.
Sáng 22/3, Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tổ chức họp dân, tìm phương án đảm bảo việc đi lại cho người dân
Là hộ có cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng nằm cạnh kênh Tân Hiệp, ông Võ Văn Đoàn nêu ý kiến: “Chúng tôi đề nghị khi nào tạo được đường lưu thông khác thì mới tiếp tục thi công dự án. Còn chưa có lối đi khác, công trình thi công thì gia đình tôi sẽ tiếp tục phản đối. Vì những tháng qua, việc kinh doanh của tôi gặp rất nhiều khó khăn vì sà lan thi công cầu, cản trở lưu thông”.
Cũng tại buổi đối thoại, nhiều ý kiến người dân cho rằng nên bằng cách nào đó hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và sự phát triển của thị trấn Một Ngàn. Vì cầu Tân Hiệp thuộc tuyến đường trung tâm thị trấn, nối liền giữa trung tâm hành chính và trung tâm thương mại của huyện.
Ông Võ Văn Đoàn cho rằng, nếu cầu tiếp tục thi công mà tàu thuyền của dân không có lối đi khác thì ông và người dân tiếp tục phản đối việc xây cầu Tân Hiệp
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Thọ (ấp Thị Tứ, thị trấn Một Ngàn) cho biết, vào tháng 8/2016, ông cùng các hộ dân khác được mời dự lấy ý kiến triển khai dự án cầu Tân Hiệp. “Sau khi nghe trình bày, thấy được lợi ích chung cho sự phát triển của địa phương nên tôi đã ủng hộ dự án bằng cách kí tên đồng ý. Nhưng phía chính quyền cũng có hứa với bà con sẽ tạo ra hướng đi khác nhưng nay việc xây cầu mà thuyền ghe của dân không có lối đi là không phù hợp…”.
Đại diện ngành chức năng, ông Nguyễn Thanh Son, Phó Giám đốc Ban Quản lí dự án huyện Châu Thành A thông tin, sau khi tiến hành khảo sát cho thấy, nếu mở kênh mới nối giữa kênh Tân Hiệp và kênh Xáng Mới thì tổng kinh phí sẽ là 8,3 tỷ đồng. Nếu dự án được tỉnh phê duyệt và triển khai các thủ tục, quy trình đầu tư thì cuối năm 2019 sẽ tiến hành thi công.
Ông Phan Thạch Em, Bí thư Huyện ủy Châu Thành A mong rằng, những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cầu Tân Hiệp phải hết sức bình tĩnh, vì việc xây dựng cầu là vì lợi ích chung. Tránh để tình trạng cầu không thi công được theo đúng tiến độ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của địa phương.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh, dự án cầu Tân Hiệp được đầu tư xây dựng đúng quy trình, đúng quy chế dân chủ. Xây dựng cầu Tân Hiệp là cần thiết cho sự phát triển của huyện Châu Thành A.
“Riêng việc xây cầu ảnh hưởng đến một số hộ dân kinh doanh dọc theo kênh Tân Hiệp. Tôi đề nghị huyện tập hợp cụ thể danh sách hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Sau đó có văn bản đề nghị Thường trực UBND tỉnh xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan. Đặc biệt, đề xuất giải pháp trên cơ sở đảm bảo việc đi lại của bà con. Còn dự án cầu Tân Hiệp sẽ tiếp tục thi công” – ông Tuấn cho biết.
Người dân cho rằng, việc xây cầu Tân Hiệp tạo mỹ quan đô thị là cần thiết, tuy nhiên trước khi thi công, chủ đầu tư tổ chức đánh giá công trình có tác động, ảnh hưởng đến người dân hay không. Nếu có, tìm phương án giải quyết. Không nên thực hiện theo cách “mất bò mới lo làm chuồng”…
Lo cầu Tân Hiệp xây dựng xong sẽ chặn đứng tàu thuyền lưu thông trên kênh Tân Hiệp nên ngày 8/3 hàng chục hộ dân kéo đến công trình phản đối không cho thi công
Như Dân trí đã thông tin, ngày 8/3 hàng chục hộ dân sống 2 bên bờ kênh Tân Hiệp (thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) bức xúc khi cầu Tân Hiệp được xây dựng có độ thông thuyền quá thấp. Nếu cầu xây xong sẽ chặn đứng tàu thuyền của người dân lưu thông trên tuyến kênh này.
Khi người dân tập trung phản ánh, lãnh đạo huyện Châu Thành A và chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thi công tiến hành dừng dự án để đối thoại cùng người dân, tiến hành nạo vét kênh Ba Bọng để dân lưu thông trên tuyến kênh này thay cho kênh Tân Hiệp. Tuy nhiên, người dân cho rằng, kênh Ba Bọng nạo vét xong, lòng sông vẫn nhỏ, hẹp thuyền ghe tải trọng vừa và lớn không thể lưu thông.
Được biết, cầu Tân Hiệp (thị trấn Một Ngàn) được xây dựng dựa trên quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Hậu Giang (kí ngày 31-10-2016); chủ đầu tư là Ban QLDA ĐT&XD CTGT tỉnh Hậu Giang, với tổng mức đầu tư là 28 tỷ đồng; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương. Đến nay, đã đạt được 50% tiến độ công trình. Mục tiêu đầu tư xây dựng cầu Tân Hiệp là để hoàn thành tuyến đường trục trung tâm thị trấn Một Ngàn và tạo mỹ quan đô thị cho thị trấn.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Tài xế dùng tiền lẻ nhúng nước mua vé tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp
Nhiều tài xế phản đối việc thu phí tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp bằng cách dùng tiền lẻ nhúng nước mua vé và buộc nhân viên phải trả lại 100 đồng tiền thừa.
Chiều tối nay (29.1), nhiều tài xế xe tải đi từ hướng TP.Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang, khi qua trạm thu phí BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đã dùng tiền nhúng nước mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng mua vé và buộc nhân viên phải trả lại 100 đồng tiền thừa.
Tài xế dùng tiền lẻ nhúng nước mua vé tại BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.
Việc làm trên đã khiến nhân viên trạm BOT gặp khó khăn trong kiểm đếm, khiến giao thông ùn tắc nhẹ. Một tài xế nói: "Tiền đi mưa bị ướt, em gỡ từng tờ đếm giùm anh". Theo đó, nhân viên trạm thu phí phải gỡ từng tờ tiền để đếm. Sau khi trả xong tiền, tài xế mới chịu điều khiển phương tiện đi qua trạm.
Một số tài xế cho biết, việc dùng tiền lẻ nhúng nước để mua vé nhằm phản đối việc một số trạm BOT gắn bảng cấm dừng xe quá 5 phút.
Nhân viên trạm thu phí khó khăn trong việc kiểm điếm tiền lẻ.
Trước đó, sáng cùng ngày, trong buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ GTVT, lãnh đạo Sở GTVT TP.Cần Thơ đề xuất Bộ xem xét có chính sách giảm giá theo đề nghị của UBND thành phố, cụ thể, giảm từ 80%-90% cho phương tiện ô tô con dưới 9 chỗ và ô tô tải nhỏ hơn 1 tấn (không kinh doanh) đang cư trú tại phường Ba Láng, phường Lê Bình, phường Thường Thạnh (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ).
Đối với xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), ông Dũng cũng đề nghị giảm 50% cho ô tô từ 10 chỗ và xe tải trên 1 tấn (có kinh doanh) ở địa phương nêu trên, giảm 50% đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hợp đồng vận chuyển (trên 3 tháng) sử dụng quãng đường 3km tính từ vị trí đặt trạm.
Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Hậu Giang kiến nghị giảm thêm cho xã Tân Phú Thạnh gồm: 262 phương tiện giảm 100%, nếu không được thì từ 80%-90%; giảm 100% cho 282 xe chính chủ và dưới 1 tấn, giảm 50% cho 339 phương tiện.
Theo đó, lãnh đạo Bộ GTVT cũng chỉ đạo trong thời gian tới, Tổng Cục đường bộ Việt Nam chủ trì phối hợp cùng Vụ Đối tác công - tư thành lập tổ công tác cùng nhà đầu tư làm việc với địa phương xem xét các đề xuất trên.
Theo Danviet
Giám đốc bị phóng hỏa trong ô tô đã tử vong Công an Hậu Giang vẫn chưa xác định việc giám đốc công ty ở TP.HCM bị phóng hỏa trong ôtô là vụ cướp hay thanh toán do mâu thuẫn. Ngày 11.10, Công an Hậu Giang cho biết, ông Trần Văn Ri (74 tuổi, Giám đốc Công ty thức ăn thủy sản ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) - nạn nhân bị phóng hỏa trong...