Vụ Cát Tường: Vì sao nạn nhân Huyền không “báo mộng”?
“Với những người chết oan khuất thì vong của họ chưa siêu thoát và sẽ có những báo mộng cho người thân thiết”.
Gia đình nạn nhân tìm kiếm vào tối muộn.
Thử tìm kiếm từ khóa “ vụ Cát Tường” thì thấy có hơn 8 triệu kết quả trong 0.32 giây, điều này cho thấy vụ việc được quan tâm nhiều đến mức nào. Trước đó, chị Lê Thị Thanh Huyền đến hút mỡ, nâng ngực ở thẩm mỹ viện Cát Tường (45, Giải Phóng, Hà Nội) rồi tử vong vào ngày 19/10. Theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường thì vị này cùng nhân viên bảo vệ mang xác phi tang ở cầu Thanh Trì (Hà Nội). Tính đến nay là hơn 40 ngày gia đình đi tìm kiếm cùng sự phối kết hợp của cơ quan chức năng nhưng vẫn chưa có kết quả.
Vụ việc khiến dư luận bàng hoàng, người thân của cả nạn nhân và hung thủ đều chết lặng. Nhiều thẩm mỹ viện lập tức rơi vào cảnh lao đao vì ít khách, nhiều người đặt lịch phẫu thuật ngực phải hoãn lại vì… sợ. Từ công sở tới trường học, bệnh viện, các quán cóc… lúc nào người ta cũng bàn tán sôi nổi. Thậm chí, khi vụ việc xảy ra khoảng 10 ngày, câu đầu tiên mọi người hay hỏi nhau buổi sáng là:”Đã tìm thấy xác chưa?”.
Nhiều nghi vấn và hàng loạt giả thiết được đặt ra. Có người cho rằng, Tường đã khai man, đã mổ bụng nạn nhân, buộc đá vào xác, hủy xác một cách dã man hơn hoặc rùng rợn hơn là chặt xác. Gia đình nạn nhân và cả dư luận không ít lần đặt câu hỏi: “Phải chăng cơ quan chức năng nên lấy lại lời khai của Tường?”.
Mới đây, có thông tin: “Gia đình chị Huyền tỏ ra khó hiểu vì đến hiện tại, vẫn chưa có một tờ báo nào thông tin về tình hình Tường ở trong trại tạm giam. Trước kia, ngay cả những sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa… trong thời gian tạm giam đã có rất nhiều thông tin trên cơ quan thông tấn báo chí phản ánh quá trình ăn năn hối cải khi đối mặt với bốn bức tường. Những dấu hiện bất thường này đã đặt ra cho gia đình một câu hỏi, bác sĩ Tường có đang che đậy một âm mưu lớn hơn?”.
Một người dân tự nguyện lặn để giúp tìm thi thể nạn nhân.
Việc cơ quan điều tra có lấy lại lời khai hay không và về hành vi của Tường trong trại tạm giam có lẽ vẫn đang được giữ kín. Cũng có thể nhằm phục vụ cho quá trình điều tra.
Từ khi xảy ra vụ việc, không ngày nào gia đình nạn nhân dừng tìm kiếm. Mỗi lần tìm tới gia đình nạn nhân ở 46 (Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi thấy sự mệt mỏi, đau đớn còn hằn trên gương mặt cả gia đình. Bố chồng nạn nhân lúc nào cũng túc trực bên chiếc điện thoại. Ông bảo, cuộc gọi đến liên hồi từ tối đến sáng. Cả những lời động viên, chia sẻ, cả những nhà ngoại cảm, người làm lĩnh vực tâm linh chỉ vị trí xác.
Thậm chí, đang phải chịu nỗi đau mất người thân nhưng gia đình nạn nhân còn “khổ sở” với một số “nhà ngoại cảm kỳ quái”. Có người gửi cả một bức thư từ trong Nam ra yêu cầu chồng nạn nhân phải mua gấp 4 vé máy bay cho 4 người trong gia đình họ bay ra tìm kiếm, ra đến nơi phải thuê thuyền cho họ.
Video đang HOT
Có khi mệt mỏi quá, người nhà muốn rút điện thoại cố định ra nhưng lại không yên tâm vì lỡ có ai biết vị trí thi thể chị Huyền và chỉ dẫn thì sao?
Gia đình nạn nhân tự mình đi tìm kiếm theo tất cả các lời chỉ dẫn. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao gia đình họ tin vào nhiều nhà ngoại cảm đến vậy? Nếu không tin, không nghe thì gia đình họ biết làm sao? Không lẽ lại ngồi nhà chờ cơ quan chức năng báo kết quả? Sẽ chẳng một thành viên nào trong gia đình nạn nhân ăn ngon ngủ yên khi thi thể chị Huyền còn chưa tìm thấy. Trong khi cơ quan chức năng vẫn không có thêm những kết quả mới.
Về mặt đạo lý, nếu không tìm được xác nạn nhân Huyền thì đó sẽ là nỗi ám ảnh với tất cả người thân. Về phương diện pháp luật, sẽ không định được chính xác tội danh của Tường. Đơn độc, bơ vơ, nhưng gia đình nạn nhân vẫn dốc sức tìm kiếm. Dù có phải nhảy xuống cống tìm kiếm, đi khắp các tỉnh, hoặc đi làm lễ vào ban đêm, vào đúng giờ hoàng đạo như chỉ dẫn, họ đều làm. Nếu bỏ qua một lời chỉ dẫn, gia đình nạn nhân lại áy náy: “Biết đâu có hy vọng”.
Tin nhắn đặc biệt nói về phán đoán của nhà ngoại cảm.
Những nghi vấn quanh vụ việc đã được nhiều ý kiến đề cập đến. Nhưng, cũng có một điều là thắc mắc chung của nhiều người. Tại sao nạn nhân không “báo mộng”? Tại sao không có một sợi dây linh cảm nối với bất cứ một thành viên nào trong gia đình? Thế giới tâm linh có thật sự tồn tại?
Chia sẻ trên báo chí gần đây, thiếu tướng, TS. Nguyễn Chu Phác (Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người) nhận định: “Bằng những cảm nhận đặc biệt của mình, những nhà ngoại cảm cũng đã tìm ra nhiều xác nằm dưới sông. Đó là trường gia đình nhờ các nhà ngoại cảm và xác nhận được vị trí của chiếc đầu đã bị Nguyễn Đức Nghĩa cho trôi sông để phi tang. Hay như nạn nhân ở Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) bị đâm chết cũng tìm thấy xác bằng ngoại cảm.
Trong trường hợp nạn nhân Huyền, người nhà nạn nhân, những người thân thiết hãy biết lắng nghe những cảm nhận của mình. Với những người chết oan khuất (nếu chúng ta coi có thế giới bên kia, có linh hồn) thì vong của họ chưa siêu thoát và sẽ có những báo mộng cho người thân thiết”.
Rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao nhà ngoại cảm “chân chính” không vào cuộc tìm kiếm? Họ từ chối tức là họ là nhà ngoại cảm “rởm”?
Nhiều thông tin hiện nay cho rằng, hiện tượng nhập vong, áp vong chỉ là do rơi vào trạng thái vô thức, thôi miên, tâm thần, hoang tưởng. Nhìn vào thực tế, với những trường hợp sau khi được áp vong thì trở thành người khác hoàn toàn, tự dưng nói được tiếng miền Nam, tiếng Lào, Campuchia, tiếng dân tộc, thậm chí là nói ngoại ngữ vanh vách là do đâu?
Hay như, trong một dịp trò chuyện với thiếu tướng Chu Phác, ông kể: “Tham gia giải vong nhập từ những năm 80 cùng bà Ái Hương, có lần, phát hiện một cô gái bị vong nhập trong số hàng trăm người đang ngồi ở hội trường, tôi và bà Ái Hương dỗ từ 2h đến 4h chiều mà vong chỉ gật, lắc, không nói câu nào. Mãi đến 6 giờ tối, vong mới chịu nói nhưng lại nói hoàn toàn bằng tiếng dân tộc Paco. Trong khi cô gái bị vong nhập hoàn toàn không biết tiếng Paco”.
Ngoại cảm, tâm linh là lĩnh vực nhạy cảm. Suy cho cùng, ranh giới của khoa học ngoại cảm chân chính và mê tín dị đoan chỉ là một đường tiệm cận mong manh.
Theo Xahoi
Cả xã bàng hoàng vì 3 trẻ nhỏ tử vong sau tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng vắc-xin ở trạm y tế xã, 3 cháu bé ở xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) bỗng dưng có biểu hiện sốt, da xanh tái và tử vong. Châu Quang chìm trong nước mắt đau thương, người dân trong bản bàng hoàng vì sự việc quá bất ngờ.
Tang thương Châu Quang
Chúng tôi tìm về xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) sau khi nhận được hung tin 3 cháu trẻ nhỏ ở đây tử vong sau khi tiêm phòng vắc-xin ở trạm y tế xã. Thấy chúng tôi hỏi thăm, người dân xúm lại: "Có phải mấy chú hỏi về vụ mấy cháu bé bị chết sau khi tiêm phòng vắc-xin không? Ôi, khiếp quá! Đau xót quá!".
Ba cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc-xin ở trạm y tế xã Châu Quang là cháu Vi Trung Kiên (gần 3 tháng tuổi), xóm Quang Thịnh Lô Quang Thịnh (3 tháng tuổi), xóm Quang Hương Vi Hoài Nam (3 tháng tuổi), bản Cù, cùng ở xã Châu Quang.
Trong những căn nhà nhỏ xiêu vẹo trước từng đợt gió mùa thổi về thi thoảng nấc lên từng tiếng khóc ai oán cho số phận 3 cháu bé. Chúng tôi có mặt tại gia đình chị Hà Thị Tuyết (21 tuổi) và anh Vi Văn Phượng (23 tuổi), bố mẹ cháu Vi Trung Kiên. Nén nỗi đau mất con vào lòng, chị Tuyết kể lại, chiều ngày 6/12, loa phát thanh xã thông báo sáng 7/12 các gia đình cho các cháu từ 3- 4 tháng tuổi đến trạm y tế xã tiêm phòng.
Đến sáng ngày 7/12 chị Tuyết và bà nội bế cháu Vi Trung Kiên lên trạm y tế xã tiêm. Sau khi tiêm xong chị và bà nội nghe cán bộ trạm y tế xã bảo, sau khi tiêm các cháu sẽ bị sốt nhẹ, đừng ai lo lắng gì. "Chiều đó, con tôi bỗng dưng sốt nhẹ, hễ bú bào là cháu nôn ra hết. Đêm đến cháu quấy khóc, mồ hôi ra nhiều, da xanh tái. Cả ngày hôm sau cháu vẫn nóng, lúc khóc, lúc thì im lặng", chị Tuyết cho biết.
Gia đình cháu Vi Trung Kiên kể lại sự việc đau lòng
Cứ nghĩ trạm y tế xã dặn sau khi tiêm các cháu có sốt nhẹ, không phải lo lắng gì nên cả bố mẹ, ông bà nội cháu Kiên không ai báo cáo lên y tá bản, cũng không cho cháu uống thuốc gì ngoài vò lá diếp cá đắp lên đầu, người cháu để hạ sốt. Thế nhưng sau 8 ngày, (tức là ngày 15/12) thì cháu Kiên tím tái dần rồi tắt thở. "Cháu từ khi sinh ra chưa bị ốm đau khi nào, da dẻ hồng hồng hào, ăn khỏe, chơi ngoan, vậy mà sau khi tiêm phòng ở trạm y tế xong cháu đã bỏ ông, bỏ bà, bỏ bố, mẹ ra đi", chị Tuyết nói đoạn rồi khóc òa.
Rời nhà chị Tuyết, chúng tôi tìm đến nhà anh Lô Văn Hòa và chị Lương Thị Ngọc, là bố mẹ của cháu Lô Quang Thịnh (3 tháng tuổi) ở xóm Quang Hương. Qua lời kể của anh chị, cháu Thịnh rất khỏe mạnh, ăn uống bình thường, hễ người hàng xóm nào đến cũng bế được. Chị Ngọc cho biết: "Sáng ngày 7/12 tôi bế con lên trạm y tế tiêm phòng. Do có đông cháu tiêm nên y tá bản là bà Hà Thị Long đã tiêm cho con tôi".
Đến chiều, cháu Thịnh bỗng bị sốt, ăn cơm nhai, hoặc bú vào là nôn ra hết, người yếu dần. Cả đêm cháu Thịnh gào khóc làm cả gia đình chị Ngọc thức suốt đêm. "Cán bộ trạm y tế xã dặn sau khi tiêm các cháu có biểu hiện sốt nhẹ, không phải lo nên cả nhà không cho cháu uống thuốc gì, chỉ vò lá diếp cá cho cháu rồi chờ đợi mọi việc sẽ qua đi. Nào ngờ đến 4 giờ sáng ngày 10/12 (sau khi tiêm 4 ngày ở trạm xá xã - PV) cháu khóc to, da xanh vàng, tay cào cào mấy cái tìm tay mẹ cầm chặt rồi lịm dần và tắt thở", chị Ngọc đau đớn kể lại.
Tại bản Cù, xã Châu Quang có cháu Vi Hoài Nam (3 tháng tuổi) cũng có biểu hiện như hai cháu nói trên. Hai ngày sau khi tiêm phòng ở trạm y tế xã về nhà thì cháu Nam tử vong. Sự ra đi bất ngờ của 3 trẻ nhỏ khiến người dân Châu Quang bàng hoàng, đau đớn.
Cán bộ tiêm phòng, trạm y tế xã nói gì?
Bà Hà Thị Long, y tá bản Quang Hương, xã Châu Quang xác nhận, ngày 7/12, trạm y tế xã có 2 bàn tiêm, một bàn tiêm cho phụ nữ có thai, một bàn tiêm cho các cháu. Do các cháu đông nên y tá bản tiêm thay cho cán bộ trạm y tế xã. Bà Long nói: "Tôi làm y tá đã hơn 20 năm nay, có chứng nhận qua các khóa học, tiêm hàng trăm lần cho người lớn và trẻ em nhưng chưa xảy ra chuyện gì. Những cháu tử vong đều tiêm ở đùi, tôi nghĩ đây không phải do kỹ thuật tiêm, mà nghi ngờ lô thuốc có vấn đề. Hôm đó tôi tiêm cho 3 cháu, trong đó có cháu Lô Quang Thịnh".
Bà Hà Thị Long - y tế bản Quang Hương, người trực tiếp tiêm cho cháu Lô Quang Thịnh (đã mất) kể lại sự việc và những nghi vấn về thuốc
Được biết, trạm y tế xã Châu Quang cho biết, trạm y tế xã Châu Quang có 9 người, gồm 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 1 dược sỹ còn lại là điều dưỡng. Bà Nguyễn Thị Hồng, trạm trưởng trạm y tế xã Châu Quang cho biết: "Sáng ngày 7/12, chúng tôi lên Trung tâm y tế huyện Qùy Hợp nhận đủ liều lượng và đã kiểm tra kỹ chất lượng thuốc. Hôm 7/12 có tất cả 65 cháu tiêm 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do HIB). Hiện tại sau đợt tiêm cả xã có 3 cháu tử vong, nhưng chưa chắc gì nguyên nhân do tiêm, do thuốc".
Cũng theo bà Hồng thì sáng ngày 7/12 tất cả cán bộ y tế trạm tế xã trực tiếp tiêm cho các cháu, nhưng qua điều tra thì y tá bản cũng tham gia tiêm, như bà Hà Thị Long ở bản Quang Hương.
"Ngay sau khi tiêm, cán bộ trạm y tế đã thông báo cho các bậc cha mẹ, ông bà là các cháu sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, nếu có những biểu hiện khác thường thì thông báo cho y tá bản, hoặc cán bộ trạm y tế để có biện pháp kịp thời. Trước mắt, Trung tâm y tế, Bệnh biện đa khoa huyện Qùy Hợp đã kết hợp xem xét và có kết luận chưa chính thức là các cháu bị sốt xuất huyết. Bây giờ sự việc đau lòng đã xảy ra rồi, các đoàn kiểm tra của huyện, tỉnh cũng đã về xem xét và đang chờ kết luận bằng văn bản", bà Hồng nói.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Trạm trưởng trạm y tế xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) kể lại sự việc
Xã Châu Quang hiện có 25 bản làng, tất cả đều người dân tộc thiểu số nên có nhiều hạn chế, hiểu biết. Ngay biên bản "Các gia đình có con cháu tử vong không khiếu kiện gì" họ cũng không đọc được mà chỉ ký. Chị Hà Thị Tuyết, mẹ cháu Vi Trung Kiên nói: "Khi cháu Kiên mất, có cán bộ đến đây xem qua rồi nói cháu bị xuất huyết". Còn anh Lô Văn Hòa, bố cháu Lô Quang Thịnh cho biết: "Cháu Thịnh mất lúc 4 giờ sáng, chúng tôi chôn cất xong thì có cán bộ đến nói cháu bị sốt xuất huyết, rồi làm cái biên bản gì đó và bảo chúng tôi ký vào".
Người dân tộc Thái ở xã Châu Quang nghèo khổ, hiền lành như cây lúa, củ khoai, trước nỗi đau con cháu bị chết vẫn cho là số phận, cho là con ma nó ác độc đã bắt đi vẫn đang chờ đợi câu trả lời về nguyên nhân tử vong các cháu bé sau khi tiêm vắc-xin ở trạm y tế xã Châu Quang.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Theo Dantri
Rắc vôi bột, thuốc trừ sâu không diệt được sinh vật lạ Sáng 18/12, ông Nguyễn Đức Cường, phó Giám đốc sở Y tế Quảng Bình cho biết, sau khi xuất hiện nhiều "sinh vật lạ", Sở đã thành lập đoàn kiểm tra đến nhà anh Nguyễn Văn Thoan ở Thôn Mới, xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch xem xét. Đoàn kiểm tra gồm cán bộ Trung tâm phòng chống sốt rét - ký sinh...