Vụ Cát Tường: Trưởng phòng Tổ chức BV Bạch Mai trốn trách nhiệm?
Trong vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm của bệnh viện Bạch Mai, cơ quan mà bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường công tác, đến đâu?
Bác sĩ Tường mở thẩm mỹ viện quảng cáo rầm rộ mà bệnh viện Bạch Mai cho rằng không biết
Bệnh viện lờ “vụ Cát Tường” để trốn trách nhiệm?
Theo thông tin từ phía ông Vũ Tiến Dũng, Trưởng phòng tổ chức cán bộ bệnh viện Bạch Mai, Ban lãnh đạo bệnh viện Bạch Mai không hề nhận được thông báo từ bác sĩ Tường về việc mở dịch vụ tư nên không biết phòng khám đó hoạt động thế nào.
Tuy nhiên, theo bác sỹ Lê Sĩ Tiến, nguyên bác sỹ mổ chính, bệnh viện quân đội 103 cho rằng, việc bệnh viện nói không biết là nói dối. Theo quy chế thì bác sỹ làm ở phòng khám ngoài có quy định rõ ràng, làm ở phòng khám nội thì phải là bác sỹ chuyên nội, phòng khám ngoại thì chuyên ngoại, phải có sự đồng ý của thủ trưởng trực tiếp nơi mình đang làm việc thì mới có thể xin giấy phép hành nghề ngoài. Bác sỹ Tường đang công tác ở bệnh viện Bạch Mai, việc mở phòng khám bên ngoài thì cấp trên không thể không biết. “Nếu là thầy cãi của ngành thì họ cãi ra ngay. Chẳng qua là bệnh viện lờ đi để tránh trách nhiệm”, bác sỹ Tiến khẳng định.
Thông thường, với 1 ca mổ ở bệnh viện lớn thì kíp mổ phải có ít nhất 2 bác sỹ, một mổ chính, 1 mổ phụ và 1 phụ tá. Riêng phòng mổ phải có 2 người nữa là bác sỹ gây mê và 1 y tá trung cấp. Ngoài ra phải có 2 nhân viên phục vụ phòng mổ, 1 chuyên đưa dụng cụ và 1 lo chạy những việc khi cần. Như vậy, riêng kíp mổ cần ít nhất là 7 người, trong điều kiện trang thiết bị đầy đủ và sẵn sàng. Sau ca mổ, sẽ đến hồi sức cần ít nhất 1 bác sỹ hồi sức và 1 y tá.
Như vậy, để phục vụ 1 ca mổ cần ít nhất 9 người, đó là chưa kể một đội ngũ y bác sỹ bên ngoài sẵn sàng có mặt khi cần. Do vậy, điều kiện phòng khám tư nhân không thể nào đáp ứng được. Trong ngành y, đều có quy định rõ ràng tất cả các khâu từ khi bác sỹ bắt đầu mổ phải như thế nào, có tình huống xử lý ra sao, thậm chí bệnh nhân tử vong sẽ phải làm thế nào… Nếu đúng theo quy trình làm việc thì sẽ không có những tình huống đáng tiếc như vậy. Riêng việc không đảm bảo được khâu gây mê đã là “đòn chết người” với 1 ca mổ. Bác sỹ gây mê phải có kinh nghiệm lâu năm, biết được liều lượng gây mê như thế nào với từng bệnh nhân. Vì vậy, trong các ca mổ, nếu có rủi ro, người ta sẽ nghĩ đến khâu gây mê đầu tiên. Liệu nhân viên gây mê của bác sỹ Tường đã đủ kinh nghiệm hay chưa? Việc rút 11 ống mỡ từ bụng bệnh nhân rồi tiêm trực tiếp lên ngực cũng có thể là một đòn chí mạng dẫn đến sốc phản vệ ở bệnh nhân do thể trạng không tương xứng. Tất cả những thiếu sót có thể dẫn đến chết người như đã nói ở trên là bài học nằm lòng cho các bác sỹ ngoại khoa, nhất là bác sỹ mổ nên chỉ có thể nói bác sỹ Tường đã lường trước, nhưng vẫn lờ đi.
Video đang HOT
Việc tại sao ngay sau khi bệnh nhân H. đã có biểu hiện sốc, thậm chí chết lâm sàng, bác sỹ Tường không đưa vào bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu nhằm tránh tội, bác sỹ Tiến cho biết, thông thường bệnh nhân khi chết lâm sàng nghĩa là tim ngừng đập, nếu không được cấp cứu kịp thời thì chỉ 5 phút sau sẽ mất não. Bệnh nhân lúc này cầm chắc chết, nếu có được cứu cũng chỉ sống thực vật. Liệu bác sỹ Tường, hay nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường có đủ thời gian để đưa nạn nhân sang bệnh viện Bạch Mai hay không? Bác sỹ Tường đủ kinh nghiệm để phân tích nên hay không nên đưa đi cấp cứu thời điểm đó.
Nhiều bác sỹ quan tâm tới tiền nhiều hơn là trách nhiệm
“Hiện nay, kinh tế phát triển, người dân có nhu cầu làm đẹp nhiều nên cứ nghe có thông tin chỗ nào làm tốt là lập tức ùa đến mà không kiểm nghiệm thông tin, bác sỹ thì một số lại quan tâm tới tiền nhiều hơn là trách nhiệm mới dẫn đến những vụ việc đau lòng như vậy. Trong tình trạng Việt Nam còn thiếu bác sỹ đa khoa như vậy thì ngoài những bác sỹ được đào tạo chuyên ở nước ngoài về, có trường đại học nào có thể đào tạo được bác sỹ thẩm mỹ đủ tiêu chuẩn hay chưa?”, bác sỹ Tiến chia sẻ.
Theo Xahoi
Bác sỹ ném xác: Bế tắc tìm thi thể vì trời lạnh?
Mọi nỗ lực, cố gắng của gia đình nạn nhân vụ TMV Cát Tường đang gặp phải khó khăn khi Hà Nội chịu 1 đợt không khí lạnh làm thay đổi môi trường nước sông Hồng.
Bác Nguyễn Văn Trung là người đã sống ở khu vực ven sông Hồng gần 50 năm.
Hơn 1 tháng kể từ ngày bác sỹ thẩm mỹ viện Cát Tường thực hiện hành vi ném xác bệnh nhân phi tang, đến nay, công cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vẫn đang được người nhà ngày đêm thực hiện.
Mọi nỗ lực, cố gắng của gia đình chị Huyền đang gặp phải khó khăn khi Hà Nội chịu 1 đợt không khí lạnh làm thay đổi môi trường nước sông Hồng.
Trời càng lạnh, xác càng khó nổi
Bác Nguyễn Văn Trung, người dân sông nước ở khu vực chân cầu Thanh Trì cho biết: "Việc tìm xác người chết đuối dưới sông có một nguyên tắc như sau: hè 2, đông 4. Nói thế có nghĩa là nếu thời tiết nóng, ấm áp thì xác người chết đuối sẽ nổi sau 2 đến 3 ngày, còn nếu trời trở lạnh, rét buốt thì thời gian xác nổi sẽ lâu gấp đôi".
"Cơ thể con người cũng giống như quả bóng bàn. Nếu quả bóng không bị hở, còn nguyên vẹn thì dù bị bóp méo mấy, khi cho vào nước nóng vẫn căng ra và nổi lên. Còn nếu cho vào nước lạnh thì sẽ không nở ra và chìm xuống".
"Những ngày vừa qua, tôi thấy cơ quan công an tìm kiếm tích cực ở chỗ chân cầu Thanh Trì lắm. Chắc họ cũng biết nếu trong thời gian này không tìm thấy xác cô Huyền thì một khi trời trở lạnh công cuộc tìm kiếm sẽ khó khăn hơn rất nhiều", bác Trung cho biết thêm.
Anh Hồng, người dân chài sống ở sông Hồng, tham gia lặn tìm kiếm thi thể nạn nhân Huyền từ những ngày đầu chia sẻ: "Chưa bao giờ tôi thấy một xác chết nào bị ném xuống sông lâu nổi như xác chị Huyền. Tôi hay được thuê lặn tìm xác người chết đuối nên tôi biết thời gian bao lâu để 1 xác chết nguyên vẹn nổi. Cùng lắm là chục ngày, vậy mà đến giờ hơn 30 ngày rồi, bên công an cho cả thợ lặn xuống đáy sông để mò rồi cũng không thấy".
"Tôi theo dõi việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Huyền từ những ngày đầu mà thấy sốt ruột. Bản thân tôi là dân sông nước nên tôi nắm rất rõ, xác chết đuối khi bị rơi xuống nước sẽ rất lâu phân hủy. Bắt đầu bước vào mùa đông rồi, trời rét thế này thì cả tháng nữa cũng không sợ xác bị phân hủy. Chỉ lo xác bị vướng vào cành cây, khúc gỗ nào xong bị sóng đánh cho thì cơ thể mới không còn nguyên vẹn thôi".
"Ngày nào tôi cũng tắm sông nên tôi biết. Thật ra nhiệt độ trên cạn với dưới sông không chênh nhau là bao. Dưới nước còn ấm hơn 2-3 độ. Nhưng thời tiết như thế này thì không đủ điều kiện để xác dễ nổi. Nghe đài báo là sắp tới có đợt không khí lạnh tăng cường, trời càng lạnh thì việc hy vọng xác chị Huyền nổi ở đâu đó dọc sông Hồng là rất khó", anh Hồng khẳng định.
Suốt hơn 1 tháng qua chưa một ngày nào bàn thờ nạn nhân Huyền ở chân cầu Thanh Trì không cháy nhang
Công an ngừng tìm kiếm chân cầu Thanh Trì
Trong khi đó, theo cô Tình, người dân chài ở khu vực chân cầu Thanh Trì, khoảng 2 tuần lễ nay, công an rất tích cực tìm kiếm ở khu vực chân cầu Thanh Trì.
"Họ cho cả 1 thuyền chở toàn thợ lặn ra tìm hàng ngày. Hôm nào mấy chú công an cũng nhờ tôi chở ra chỗ chân cầu ở giữa sông để xem công tác tìm kiếm. Nhưng mà 3, 4 ngày hôm nay không thấy họ tìm ở đây nữa, chắc là có tình tiết gì mới nên họ chuyển địa điểm rồi", cô Tình nói.
Ông Vũ Văn Ngọc, Đội phó Đội 3 đội Quản lý đường sông cho biết: "Hằng ngày, chúng tôi vẫn đi dọc sông Hồng để tìm kiếm. Nhưng chúng tôi chỉ tìm kiếm trên mặt sông, còn đơn vị phụ trách việc tìm kiếm trực tiếp là phòng PC 45 công an TP Hà Nội.
Chúng tôi vẫn đang nỗ lực, cố gắng, không bỏ qua bất cứ một chi tiết, vật lạ gì trôi nổi trên sông. Mong sớm tìm thấy thi thể nạn nhân Huyền để gia đình nhà nạn nhân đỡ khổ, cơ quan công an sớm đưa bác sỹ Tường ra công lý".
Công an đường sông vẫn duy trì việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Cát Tường hằng ngày.
Theo Xahoi
BS ném xác: GĐ nạn nhân sẽ gửi tâm tư tới CA Gia đình nạn nhân L.T.T.H đã bàn bạc và thống nhất sẽ gửi "tâm thư" tới cơ quan điều tra CA Hà Nội, đề nghị làm rõ bác sĩ Tường có thực sự ném xác xuống sông Hồng hay không, cũng như được giúp đỡ để có thể tìm thấy xác người thân. Hơn một tháng trôi qua, sau những nỗ lực không...