Vụ Cát Tường: Thôi miên giúp tìm xác nạn nhân?
Chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nghi ngờ rằng, thông tin bác sĩ Cát Tường đưa ra chưa đủ chi tiết, nên chưa tìm thấy xác nạn nhân.Trong trạng thái thôi miên, sẽ giúp lấy được thông tin từ trong tiềm thức con người.
Sau gần 2 tháng, chị Lê Thị Thanh Huyền bị chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường làm chết, ném xác xuống sông Hồng, đến nay việc tìm kiếm chưa có kết quả. Đã có rất nhiều phương án tìm kiếm được áp dụng như ngoại cảm, thuê thợ lặn, dùng máy bức xạ từ của GS Vũ Bằng… tất cả đều chưa cho thấy tác dụng. Nay có thể thêm một phương pháp, đó là áp dụng thôi miên vào điều tra vụ việc.
Áp dụng thôi miên vào điều tra hình sự
Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân – Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên VN, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế… cho biết, ở các nước châu Âu như Đức, các cơ quan điều tra đều có chuyên gia thôi miên hỗ trợ.
Cụ thể, thôi miên sử dụng trong điều tra sẽ tạo điều kiện cho nhân chứng nhớ lại cụ thể, chính xác hơn vụ việc. Thực tế có nhiều người muốn làm chứng nhưng không nhớ được chi tiết… khiến các nhà điều tra không thể dựng lại vụ án.
Nếu đưa nhân chứng vào trạng thái thôi miên, họ có thể nhìn lại đúng như khi chứng kiến sự việc. Cụ thể, chi tiết đã quên thì giờ đây nhớ lại hết. Thậm chí, có thứ vụt qua, chẳng hạn như có một chiếc xe chạy qua, nhân chứng không để ý biển số xe, vào “trạng thái” sẽ thấy biển số xe.
Ông Quân giải thích, nhân chứng không để ý biển số, nhưng thực tế là có nhìn, chẳng qua không lưu trong bộ não. Đưa nhân chứng vào trạng thái thôi miên, có thể soi lại, như thước phim quay chậm, sẽ nhìn ra biển số xe.
Nhà thôi miên Nguyễn Mạnh Quân
Cũng như vậy, một ví dụ khác, tại thời điểm này, người trưởng thành rất khó nhớ được ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Nhưng vào trạng thái thôi miên, có thể kể rõ ngày đó ai đưa đi, mặc quần gì, áo gì, khóc thế nào…
Chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân lý giải, tần số não trong trạng thái bình thường không giúp con người lấy được thông tin dạng tiềm thức. Nói cách khác, ở tần số não bình thường, con người không thể nhớ những việc “không để ý” đến.
Nhưng trong trạng thái thôi miên, tần số não hạ xuống, sẽ giúp lấy được thông tin từ trong tiềm thức con người.
Còn đối với tội phạm, nếu họ muốn kể lại sự việc nhưng quên một vài chi tiết, thôi miên sẽ giúp nhớ lại.
Ông khẳng định: “Thôi miên không thể bắt ép hay điều khiển hung thủ khai ra toàn bộ vụ án, nếu họ không muốn. Vì vào trạng thái thôi miên, con người trở nên tỉnh táo, thông minh hơn”.
Video đang HOT
Do vậy, đối với tội phạm, nhà thôi miên chỉ có thể sử dụng các câu hỏi và làm cho tội phạm tự nguyện kể vụ án.
“Sẽ làm “đau” bác sĩ Tường”
Nói về sự bế tắc trong tìm xác nạn nhân vụ TMV Cát Tường, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nghi ngờ rằng, thông tin bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường đưa ra “chưa đủ chi tiết”.
Bởi nếu chị Huyền đã bị ném xuống sông như lời nghi can, đến nay đã có thể tìm thấy xác. Ông đưa ra các lý giải như: khả năng xác bị cát vùi thấp, vì dòng chảy yếu; nếu có buộc đá nặng theo xác sẽ càng dễ tìm vì xác không trôi đi…
Đối tượng Nguyễn Mạnh Tường bị áp giải lên cầu Thanh Trì để thực nghiệm lại quá trình vứt xác bệnh nhân phi tang
Theo thạc sĩ Quân, chỉ có một trường hợp ngoại lệ, đó là khi: Người ta vừa lấy cát xong, tạo thành một hố sâu. Xác chị Huyền được ném xuống trúng chỗ đó rồi bị lớp cát dày hàng chục mét phủ lên. Nhưng trường hợp này khó xảy ra.
Theo suy luận của thạc sĩ Quân, có thể bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường hiểu rằng, sẽ không thể có án tử cho mình nếu không khai hết. Bởi không có cách gì chứng minh Tường giết người. Giả thiết thứ hai, có thể Tường nghĩ rằng, nếu không tìm thấy xác nạn nhân, tội của mình sẽ nhẹ hơn.
Theo ông Quân, thời gian qua, dư luận đã lên án bác sĩ Tường quá nhiều. Chính vì thế, đối với anh ta, tất cả đã mất. Nếu tiếp tục quy tội, Tường sẽ bắt buộc phải giữ “bí mật” cần phải giữ. Muốn Tường kết hợp, phải đứng cùng chiến tuyến, cảm thông với Tường. Việc Tường đúng hay sai hãy để tòa án kết tội.
Chuyên gia thôi miên cho rằng, trong trường hợp này, nhà thôi miên có thể dùng lời nói, câu hỏi của mình là cho bác sĩ Tường “đau”. Nhà thôi miên sẽ khiến Tường đang nghĩ rằng mình mất tất cả, tài sản, danh vọng, sự nghiệp… Nỗi đau của Tường đều có nguyên nhân từ cái chết của chị Huyền – cái chết ngoài dự định của Tường.
“Có thể nhận định, nỗi đau nhất của Tường là cái chết của chị Huyền”, ông Quân phân tích.
Nếu vào cuộc, nhà thôi miên sẽ đưa bác sĩ Tường vào trạng thái thôi miên bằng lời nói, câu hỏi làm cho Tường biết, anh ta đang đau cái gì? muốn gì?
Ông Quân nói: “Tôi khẳng định Tường muốn đổi tất cả để chị Huyền sống lại. Nhưng anh ta biết, không thể làm được nữa rồi. Vậy anh ta sẽ cố gắng làm phần còn lại, để chạy trốn nỗi đau. Hãy cho anh ta biết, không tìm được xác, anh ta sẽ đau hơn”.
Bên cạnh đánh vào “nỗi đau”, chuyên gia thôi miên Nguyễn Mạnh Quân sẽ đánh vào sự mê tín của người Việt. Ông cho biết, nếu gặp Tường, ông sẽ đặt những câu hỏi về mê tín như “bàn thờ tổ tiên đặt ở đâu? thờ những ai? Bố mẹ mất ngày nào?…”. Điều này cũng sẽ động vào lòng trắc ẩn của Tường.
Theo Khampha
Nghi án CSGT "ra gậy", thai phụ nguy kịch nhập viện
Đang phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng chấn thương sọ não, nguy cơ hỏng thai, chị Tống Thị Sen (SN 1990) kêu cứu việc chị bị một chiến sĩ CSGT huyện Yên Dũng dùng gậy vụt thẳng vào đầu do không đội mũ bảo hiểm.
Phản ánh sự việc đến báo điện tử Dân trí, anh Nguyễn Văn Tài (SN 1989, trú tại thôn Yên Tập - Yên Lư - Yên Dũng, Bắc Giang), chồng chưa cưới và là người trực tiếp chở chị Tống Thị Sen (SN 1990, trú tại thôn Chằm Mới - Tiên Hưng - Lục Nam, Bắc Giang) kể lại: Khoảng 9h30' ngày 28/12/2012, nhận được điện thoại của chị Sen ra đón đi đăng ký kết hôn, anh Tài đi xe máy ra đón chị Sen tại ngã tư Quốc lộ 1A giao cắt với tỉnh lộ 398 thuộc xã Song Khê - Yên Dũng (Bắc Giang). Do đi vội, anh Tài quên mang mũ bảo hiểm cho chị Sen.
2 vợ chồng chị Tống Thị Sen đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong khi gia đình vẫn "nén lòng" tổ chức đám cưới ở nhà.
Anh Tài cho biết, khi đón vợ quay ngược trở lại tỉnh lộ 298 khoảng 500 mét thấy một đội CSGT làm nhiệm vụ bên tay trái đường, biết vợ không có mũ, anh đã đi ép sát bên tay phải đường với ý định tránh lực lượng CSGT.
"Khi tôi đi đến gần qua đội CSGT, một chiến sĩ chạy từ bên trái đường sang không ra bất cứ hiệu lệnh gì mà vung gậy vụt thẳng vào sau gáy vợ tôi. Cú vụt khiến vợ tôi choáng váng. Tôi hoảng sợ vòng một tay ra phía sau giữ vợ. Nhưng vợ tôi ngất lịm, toàn thân mềm oặt ngã sấp mặt xuống đường. Còn tôi mất đà cũng ngã xe luôn", anh Tài nói.
Vừa đứng được dậy, dù tay xây xát chảy máu, anh Tài vội vã chạy lên chỗ vợ thấy chị Sen bị thương tích khắp vùng đầu mặt, ngất lịm. "Vợ tôi như vậy, nhiều người đi đường dừng lại bất bình. Nhóm CSGT có cả người ra gậy vụt vợ tôi cũng chạy lại xem rồi quay lại xe ngay như không hề liên quan đến sự việc. Họ có xe ô tô ở đó nhưng cũng không đưa vợ tôi đi cấp cứu dù tôi đã khẩn nài. Đến khi có mấy anh cán bộ điện lực tỉnh Bắc Giang đi xe qua mới đưa giúp vợ tôi vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang". Anh Tài cho biết.
Vết thương tại vùng sau gáy chị Sen được gia đình khẳng định là do dùi cui đập vào là một vết dài sưng to khá rõ.
Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, các bác sĩ đã hội chẩn quyết định chuyển chị Tống Thị Sen xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vào lúc 14h20' cùng ngày do chấn thương sọ não trong khi đó chị Sen đang mang thai 11 tuần tuổi.
Anh Tài cho biết: sau nhiều ngày chị Sen hôn mê bất tỉnh tại bệnh viện Việt Đức, các bác sĩ cho biết chị bị đọng máu màng não không thể mổ được do chị đang mang thai nên phải điều trị bằng thuốc. Tuy vậy, thai nhi cũng chỉ có khoảng 30% là có thể giữ lại được. "Trong khi đó, từ khi sự việc xảy ra, người CSGT trực tiếp gây nên sự việc không hề có động thái thăm hỏi hay hỗ trợ gì trong việc cấp cứu cua chị Sen. Chỉ có ngày 29/12, 3 người mặc thường phục tự xưng là lãnh đạo công an huyện Yên Dũng xuống phòng vợ tôi nằm bệnh viện Việt Đức.
Chỉ có mình tôi ở đó nên tôi mời họ ngồi để mình đi gọi người thân đến tiếp chuyện. Nhưng tôi vừa ra ngoài, họ đã đi mất mà cũng không hỏi han gì, chỉ để lại túi hoa quả và 500 nghìn đồng. Tôi rất bức xúc về cách hành xử như vậy nếu thực sự họ là đại diện Công an huyện Yên Dũng đến vì liên quan đến sự việc", anh Tài bức xúc.
Tình tạng nguy kịch của chị Tống Thị Sen bị chấn thương sọ não và nguy cơ xảy thai nhi ghi trong bệnh án tại BV Việt Đức (Hà Nội).
Điều "oái oăm" là ngày 2/1/2013 là ngày cưới chính thức của đôi vợ chồng trẻ. Đám cưới đã được chuẩn bị, thiếp mời đã phát hết nên gia đình hai bên vẫn phải nén lòng tổ chức đám cưới trong khi đôi vợ chồng trẻ còn đang phải chăm sóc nhau tại bệnh viện và chưa biết diễn tiến sức khỏe của chị Sen đi theo chiều hướng nào. Để được gần gia đình hơn trong ngày cưới, gia đình đã xin chuyển chị Sen về lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang điều trị.
Tiếp xúc với chị Nguyễn Thị Sen tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang vào chiều 1/1, PV Dân trí ghi nhận được tình trạng sức khỏe của chị Sen vẫn hết sức nguy cấp. Vùng mặt nạn nhân do bị ngã sấp nên sưng tím, phù nền. Đặc biệt, vết thương tại vùng sau gáy được gia đình khẳng định là do dùi cui đập vào là một vết dài sưng to khá rõ.
Chị Sen cho biết khi ngồi sau chồng chị qua trạm CSGT, chị chỉ thấy người công an chạy sang rồi bị đập mạnh vào thẳng gáy. Sau đó, chị ngất lịm và không biết gì nữa. "Đến giờ, dù đã tỉnh nhưng đầu em vẫn bị buốt thấu óc như lúc nào cũng có người dùng búa đinh gõ vào. Nhưng điều em đau đớn nhất là đứa con không biết có giữ được hay không.", chị Sen nức nở.
Theo anh Tài, sau khi sự việc xảy ra, ngày 28/12/2012, gia đình anh đã làm đơn trình báo sự việc có người làm chứng ghi rõ họ tên, gửi Công an tỉnh Bắc Giang và Công an huyện Yên Dũng đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ người đã "ra gậy", trả lại sự công bằng cho vợ anh. Tuy nhiên, đến chiều ngày 1/1, anh Tài cho biết, gia đình chưa nhận được hồi âm chính thức nào từ phía cơ quan công an.
Chị Sen thẫn thờ lo cho số phận đứa con và mong muốn các cơ quan chức năng làm rõ sự việc để trả lại sự công bằng cho chị.
Cho biết về diễn tiến sự việc, ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) khẳng định: Công an huyện Yên Dũng đã tiếp nhận được đơn trình báo của gia đình anh Nguyễn Văn Tài. Hôm đó, tổ CSGT huyện Yên Dũng gồm 3 đồng chí làm nhiệm vụ. Hiện sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho biết rằng qua xác định bước đầu không có chuyện CSGT dùng gậy vụt người đi đường như đơn phản ánh của phía gia đình anh Tài mà do 2 vợ chồng anh Nguyễn Văn Tài và chị Tống Thị Sen thấy lực lượng CSGT làm nhiệm vụ, hoảng hốt nên... tự ngã.
Trước thông tin về việc 3 cán bộ công an huyện Yên Dũng đã trực tiếp "thân chinh" xuống tận Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đê thăm thai phụ Tống Thị Sen, ông Sơn cho rằng, vụ tai nạn xảy ra khi tổ công tác làm nhiệm vụ nên cơ quan cử người xuống thăm nạn nhân chỉ là vấn đề cá nhân.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Dantr
Xác định được vị trí 14 thuyền viên chìm cùng tàu cá Tin từ Hải đội 2, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình sáng ngày 2/1/2013, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã xác định được vị trí tàu cá chở 14 người bị sóng biển đánh chìm vào rạng sáng 30/12/2012. Theo đó, đội tàu lặn chuyên dụng đã xác định vị trí tàu cá mang số hiệu QB 93714 TS do ngư...