Vụ Cát Tường: Nạn nhân chỉ quanh quẩn ở cầu Thanh Trì
Sau một ngày tìm kiếm bằng phương pháp mới, các nhà khoa học và thợ lẵn vẫn chưa tìm thấy thi thể nạn nhân.
Giáo sư Vũ Văn Bằng cho biết: “Máy đo bức xạ quay tít nhưng không tìm thấy gì, rất có thể nạn nahan đã từn ở đó rồi trôi mất”.
Đến 16h20 ngày 3/12, việc tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền với sự tham gia của Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam chưa có kết quả gì.
Trao đổi nhanh với PV, GS Vũ Văn Bằng, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết: “Đội tìm kiếm đã xác định 5 nơi nghi vấn, có điểm máy đo bức xạ quay tít nghi có thi thể người dưới sông nhưng thợ lặn xuống gần 10 mét vẫn không thấy gì. Rất có thể nạn nhân đã từng ở đó nhưng sau đó đã trôi mất”.
GS Vũ Văn Bằng cũng cho hay, ngày mai đội tìm kiếm sẽ kết hợp cùng với gia đình tìm ở những điểm khả nghi tiếp.
Video đang HOT
Đội thợ lặn chuyển đồ lên bờ, ngày mai tiếp tục tìm kiếm.
Một người trong đội thợ lặn trường trung cấp nghề Giao thông Vận tải chia sẻ: “Nước sông Hồng hôm nay rất lạnh, tuy nhiên điều đó không làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thi thể nạn nhân. Những điểm nghi vấn chúng tôi đều tìm rất kỹ càng nhưng không có phát hiện gì mới”.
Cũng trong chiều nay các nhà khoa học cho biết việc tìm kiếm thi thể chị Huyền dưới sông Hồng được vạch lên bản đồ rõ ràng. “Chúng tôi dựa vào xương cốt, tia từ tồn lại tàn dư, xác định vị trí ném trên cầu dựa vào lời khai, xác định vị trí trôi để tìm kiếm xác chị Huyền”, một vị giáo sư cho biết.
“Chúng tôi về sẽ vẽ và xem xét lại những điểm khả nghi để mong sao sớm tìm được thi thể nạn nhân. Chúng tôi nghi xác nạn nhân chỉ quanh quẩn quanh cầu Thanh Trì trong vòng bán kính khoảng hơn 10 km từ cầu Thanh Trì đến bến đò Văn Đức (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)”, một nhà khoa học cho hay.
Theo gia đình chị Huyền chi biết, sáng ngày hôm nay, ngày 4/12, gia đình sẽ thuê thuyền hút bùn ra cầu Thanh Trì sục sâu xuống lòng sông để tìm kiếm.
“Biết đâu xác cháu nó bị bùn, cát vùi lấp dưới sông. Gia đình chúng tôi nhiều ngày qua vẫn từng ngày mong ngóng sớm tìm được thi thể cháu để lo mai táng khi 49 ngày đang tới gần”, ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng chị Huyền) chia sẻ.
Theo Xahoi
Kết luận vụ "xe ben đụng vỡ... đập thủy điện"
Đơn vị tư vấn đã có kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 là do thi công sai thiết kế. Lõi đập đã thay đổi từ bê tông mác 150 thành đá, cát sỏi.
Sau sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 (thuộc địa phận xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, Kon Tum) vào ngày 22/11, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Nam Việt (đơn vị tư vấn) đã tổ chức khảo sát thực địa công trình.
Qua khảo sát hiện trường sau khi sự cố vỡ đập xảy ra, đơn vị tư vấn đã phát hiện: Hiện trường công trình đã thi công có nhiều thay đổi so với hồ sơ thiết kế.
Đây là vụ sập bờ đập thủy điện đầu tiên ở nước ta khi thủy điện chưa tích nước
Cụ thể, lõi đập chỉ có đá, cát sỏi chứ không như thiết kế là bê tông mác 150. Cống lấy nước theo thiết kế là đặt cửa ống phía ngoài thân đập, nhưng thực tế được bố trí ngay trên thân đập. Cống xả cát tại vị trí cống lấy nước cũng được đặt sai vị trí so với thiết kế. Hành lang kiểm tra thân đập không thấy cửa vào, cửa ra.
Phần đập không tràn, theo thiết kế là bê tông trọng lực, võ bọc phía ngoài là bê tông chống thấm mác 250, lõi là bê tông mác 150, nhưng hiện trạng thi công không đúng thiết kế. Tuyến kênh dẫn, mái kênh có một số đoạn thi công sai thiết kế.
Ngoài ra, việc bố trí cốt thép, cường độ bê tông, vật liệu sử dụng cần kiểm tra sự phù hợp với thiết kế.
Trên cơ sở đó, đơn vị tư vấn đã có kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 là do thi công sai thiết kế. Lõi đập đã thay đổi từ bê tông mác 150 thành đá, cát sỏi. Vì vậy đã thay đổi từ kết cấu đập bê tông trọng lực sang kết cấu đập bản chống.
Trong quá trình thi công, do áp lực ngang của đá, cát sỏi cùng với việc xe tải chạy trên mặt đập đã tạo ra áp lực ngang cực lớn, đẩy toàn bộ bờ tường phía thượng lưu đổ sập.
Công trình thủy điện Đăk Mek 3 có công suất 7,5 MW. Công trình do Công ty Cổ phần Hồng Phát Đăk Mek làm chủ đầu tư.
Sự cố sập bờ đập thủy điện Đăk Mek 3 xảy ra vào khoảng 18 giờ ngày 22/11 làm chết một công nhân. Sau khi sư cố xảy ra, chủ đầu tư đã ém thông tin, không báo cáo với các cơ quan chức năng.
Ngày 29/11, UBND tỉnh Kon Tum đã đình chỉ toàn bộ việc thi công công trình để làm rõ nguyên nhân gây vỡ đập.
Theo 24h
HN: 30 tấn gas "chờ nổ" giữa khu dân cư Nhiều bình gas loại nhỏ được đấu nối trực tiếp vào 2 téc gas với khối lượng 30 tấn... "âm thầm" hoạt động giữa khu dân cư Mỹ Đình gây hoang mang tới người dân. Nguy cơ tiềm ẩn từ việc đấu nối gas tại công ty gas Sông Hồng Đã từ nhiều năm, công ty Gas Sông Hồng đã kinh doanh, phân...