Vụ Cát Tường: Chị Huyền bị rạch bụng sau khi chết để làm gì?
Một luật sư tham gia vụ án này vừa hé lộ: sau khi chị Huyền chết, BS Nguyễn Quang Thành – nhân chứng vụ án đã rạch hai vết trên bụng nạn nhân. Vậy, rạch bụng để làm gì?
Nỗi đau không nguôi của gia đình nạn nhân vụ TMV Cát Tường
Thêm chứng cứ chị Huyền bị rạch bụng, nhiều khả năng cơ quan điều tra sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân chết của chị Huyền sau khi lời khai của nhân chứng Nguyễn Thị Ngọc Thư cho thấy cuộc phẫu thuật có vấn đề nghiêm trọng ngay từ đầu. Nếu kết quả điều tra đúng như vậy thì có thể Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị thay đổi tội danh.
Nạn nhân bất thường sau gây tê?
Phiên tòa xét xử vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường hôm 14/4 vừa qua bị hoãn do xuất hiện tình tiết mới: lời khai của Thư mâu thuẫn với Tường. Từ tình tiết mới này có thể điều tra làm rõ nguyên nhân chết của chị Lê Thị Thanh Huyền, dù chưa tìm thấy xác. Vậy, lời khai của nhân chứng Thư có thể làm thay đổi bản chất vụ án không? Được biết, trong lời khai tại cơ quan điều tra, Thư khai không giống tại phiên tòa, lý do của việc thay đổi lời khai này hiện chưa rõ, sẽ được cơ quan điều tra làm rõ.
Những người theo dõi phiên tòa này, nếu tinh ý sẽ nhận thấy không chỉ Thư mà một nhân viên khác cũng khai chị Huyền có biểu hiện bất thường ngay từ khi tiêm thuốc gây tê nhưng Tường vẫn tiến hành phẫu thuật, thậm chí còn cố làm nhanh hơn.
Một luật sư tham gia phiên tòa cho biết: “Lẽ ra HĐXX phải truy đến cùng, làm rõ những mâu thuẫn giữa lời khai của Tường và nhân chứng Thư để tìm ra sự thật thì HĐXX lại cho ngồi xuống, không hỏi gì nữa. Rất có thể khi đó nhân chứng ấp úng vì đang đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật”.
Điều tra bổ sung theo hướng nào?
Nếu đúng như lời nhân chứng Thư thì rất có thể chị Huyền đã sốc phản vệ sau khi Tường tiêm hỗn hợp các loại thuốc và Tường đã bỏ mặc chị Huyền, không đưa đi cấp cứu ngay khi đó. Chị Huyền có thể chết vì thứ thuốc hỗn hợp đó.
Giả thuyết này càng được củng cố khi trong hồ sơ vụ án, cơ quan chuyên môn về y tế đã kết luận quy trình pha thuốc hỗn hợp của Tường là không được phép, có thể gây phản ứng. Điều này ngược hoàn toàn với lời khai của Tường rằng chị Huyền phẫu thuật xong xuôi rồi mới có biểu hiện bất thường.
Video đang HOT
Để làm rõ nguyên nhân chết, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài bao lâu, kết thúc lúc mấy giờ vì lời khai của Thư hé lộ Tường đã thực hiện ca phẫu thuật nhanh hơn những ca khác vì nạn nhân bất thường ngay từ đầu.
Từ lời khai của Thư, có thể có những giả thuyết: Phải chăng chị Huyền đã rơi vào tình trạng nguy kịch rồi nên không phẫu thuật tiếp nữa, kết thúc lúc 2 giờ chiều? Sau đó, Tường đi lễ chùa cũng vì vấn đề tâm linh trong chuyện này? Để làm rõ thời gian, cũng cần điều tra người đã được Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường nhờ “dò la” tình hình trước cổng nhà chị Huyền từ lúc mấy giờ?
Theo một luật sư nhận định: Nếu Tường có hành vi không cấp cứu chị Huyền ngay sau thời điểm tiêm thuốc thì đó là hành vi cố ý gián tiếp. Lẽ ra, Tường là một bác sỹ phải biết được tình trạng bất thường của chị Huyền, phải cấp cứu tại chỗ hoặc đưa đi cấp cứu, vào Bệnh viện Bạch Mai ngay gần đó. Có thể kết quả điều tra sẽ thay đổi tội danh của Tường, lỗi cố ý thì chắc chắn tội nặng hơn.
Khi đó, chắc chắn những người là nhân chứng hiện nay sẽ “dính” tội theo”.Cùng với bị cáo Đào Quang Khánh, đến nay có thêm nhân chứng là bác sĩ Nguyễn Quang Thành- bạn của Tường tại Bệnh viện Bạch Mai, cũng là người giúp Tường tham gia sơ cứu nạn nhân đã khẳng định: Nạn nhân Huyền đã bị rạch bụng sau khi chết?
Nạn nhân bị rạch bụng sau khi chết?
Một luật sư tham gia vụ án này vừa hé lộ: sau khi chị Huyền chết, đã được thay quần áo, bác sỹ Nguyễn Quang Thành – nhân chứng trong vụ án này đã rạch hai vết trên bụng nạn nhân. Vậy, rạch bụng để làm gì?
Luật sư này cho biết, tại bản lấy lời khai trong hồ sơ vụ án thể hiện, sau khi chị Huyền chết, nhân viên thay quần áo của chị Huyền vào người chị Huyền, sau đó bác sỹ Thành đã rạch hai vết từ vết chích hút mỡ trên bụng ban đầu. “Trong hồ sơ thể hiện Thành rạch thêm hai nhát, mỗi nhát dài 3cm. Các nhân viên khai rạch ra để bóp dịch, nhưng lúc đó ép không có nhiều dịch, không đủ thấm. Sau khi bóp dịch xong, Thành khâu hai bên, mỗi bên hai mũi”.
Điều này trùng khớp với lời khai của Đào Quang Khánh rằng vì gió thổi tốc áo chị Huyền nên Khánh nhìn thấy vết rạch trên bụng chị Huyền khi nâng xác vứt xuống sông.
Tuy nhiên, chiều dài vết rạch lại mâu thuẫn với Cáo trạng. Cáo trạng chỉ nêu: Tường dùng dao mổ chích vào hai bên thành bụng dưới, mỗi bên 1 mũi, có kích thước khoảng 0,2cm. Còn Khánh khai với luật sư, vết rạch mình nhìn thấy áng chừng 10cm. Và điều mà chưa được làm rõ trong hồ sơ vụ án là vì sao bác sỹ Thành rạch bụng nạn nhân sau khi đã chết? Nếu để hút dịch ra thì đó là dịch gì, hút ra để làm gì? Việc rạch bụng có liên quan gì đến kế hoạch vứt xác không?
Bởi vậy, luật sư tiếp cận vụ án này cho biết, cần phải làm rõ chi tiết trên để làm rõ vai trò của nhân chứng Thành trong vụ án gây rúng động này. Hôm 14/4, Nguyễn Quang Thành được triệu tập với vai trò nhân chứng nhưng chưa được hỏi gì thì phiên tòa đã bị tạm hoãn.
Theo Xahoi
Lời khai mâu thuẫn, BS Tường có thể bị thay đổi tội danh
Tường khai 4 tiếng phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực cho chị Huyền diễn ra bình thường, nạn nhân không có biểu hiện lạ. Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với lời khai của 2 nhân viên của Tường là y tá Nguyễn Ngọc Thư, Lê Thị Ngọc Vân.
Lời khai của bị cáo Tường mâu thuẫn với các nhân viên y tá
Lời khai tại tòa có nhiều mâu thuẫn. Cụ thể, Nguyễn Mạnh Tường khẳng định thực hiện phẫu thuật nâng ngực cho chị Huyền trong 4 giờ nhưng y tá tham gia ca phẫu thuật xác nhận, ca phẫu thuật chỉ được thực hiện trong 2 giờ. Về điều này, luật sư Phạm Hương Giang (Đoàn luật sư Hà Nội, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình chị Huyền) phân tích: "Ở góc độ chuyên môn, chúng tôi đã tìm hiểu và xin ý kiến các chuyên gia, họ đều cho rằng, nếu làm phẫu thuật với nội dung hút mỡ bụng rồi bơm lên ngực, các y bác sỹ ít nhất phải dành hơn 4 giờ, mới đảm bảo được an toàn. Như vậy, nếu bác sỹ chỉ mất hơn 2 giờ, chắc chắn sẽ không thể thực hiện đầy đủ quy trình".
Trả lời Chủ tọa phiên sơ thẩm, y tá Hoa nói: "Trong suốt quá trình phẫu thuật, chị Huyền lên cơn đau và tôi được nói đi mua thuốc động kinh nhưng không mua được". Vẫn theo lời Hoa thì y tá này là người chuyên phụ mổ cho bác sĩ Tường.
Còn y tá Vân trả lời tòa: "Không lâu sau khi thực hiện việc phẫu thuật, chị Huyền đã có biểu hiện của những cơn đau. Khi đó bác sĩ Tường nói tôi đi mua thuốc động kinh, nhưng không mua được. Khi quay về phòng phẫu thuật thì thấy bác sĩ Tường đã hút xong mỡ bụng và đang bơm lên ngực. Khi đó tôi cũng nhìn thấy chị Huyền co giật, sùi bọt mép".
Tương tự, trả lời Chủ tọa Lê Thị Hợp, y tá Thư nói: "Không lâu sau khi tiêm thuốc gây tê, chị Huyền có biểu hiện. Cụ thể là giật mí mắt, sùi bọt mép, chân tay co giật. Bác sĩ Tường có nói vài người đi mua thuốc nhưng không mua được, song vẫn tiến hành phẫu thuật".
Trả lời về quá trình làm đẹp cho chị Huyền, bị cáo Tường cho biết khách hàng này không có biểu hiện bất thường, vẫn tỉnh táo và nói được. Chủ tọa hỏi: Đến lúc nào chị Huyền có biểu hiện co giật? "Khi ra phòng hậu phẫu thì miệng sùi bọt mép, mắt nhắm". Bị cáo Tường trả lời.
Như vậy theo các nhân viên y tá thì chị Huyền có biểu hiện co giật, sùi bọt mép trong quá trình tiến hành phẫu thuật, còn theo lời khai của bị cáo Tường thì trong quá trình phẫu thuật nạn nhân vẫn bình thường chỉ sau khi ra phòng hậu phẫu mới có biểu hiện sùi bọt mép.
Trong khi y Tá Thư nói: "Chị Huyền có biểu hiện sùi bọt mép sau khi tiêm thuốc gây tê nhưng bác sĩ Tường vẫn tiến hành phẫu thuật" thì bị cáo Tường lại khai: "Ca phẫu thuật đó chị Thư không làm và cũng không đứng ở đó nên chị Thư không biết, chỉ khi chị Huyền ra tới phòng nghỉ thì chị Thư mới tiếp xúc".
Y tá Thư khẳng định trước tòa rằng: "Toàn bộ lời khai của tôi trước tòa là đúng. Thông thường mỗi ca phẫu thuật kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ. Nhưng do chị Huyền có biểu hiện của những cơn đau ngay sau khi tiêm thuốc gây tê nên bác sĩ Tường phẫu thuật nhanh hơn, chỉ khoảng 2 giờ đồng hồ là xong. Do vậy tới khoảng hơn 2 giờ chiều hôm đó một chút là chị Huyền được phẫu thuật xong rồi".
Xét xử sơ thẩm vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường ngày 14/4.
Bị cáo Tường hoàn toàn có thể bị thay đổi tội danh
Sau khi HĐXX quyết định dừng phiên tòa, trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, luật sư Vũ Gia Trưởng (bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại) chia sẻ, lời khai của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và những nhân chứng có mặt tại thời điểm xảy ra vụ việc đang có mâu thuẫn. Vì lẽ đó, tòa hoàn toàn có lý do trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.
Cũng theo Luật sư Trưởng, bị cáo Tường hoàn toàn có thể bị thay đổi tội danh xét xử khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Huyền. "Tội danh này, còn tùy thuộc vào kết quả điều tra mới có thể kết luận bởi hiện tại các chứng cứ trong hồ sơ vụ án đang có nhiều điểm mâu thuẫn, chưa phù hợp", Luật sư Trưởng nói.
Theo luật sư này, khi chị Huyền có biểu hiện co giật, đáng lẽ ra phải đưa đi cấp cứu nhưng anh ta vẫn cố phẫu thuật khiến xảy ra sự việc đau lòng.
Tán thành việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Lê Văn Viễn, bố đẻ chị Huyền, cũng chia sẻ sẽ cùng với luật sư có những kiến nghị để làm rõ bản chất của sự việc. Ông cho rằng dù bị cáo Đào Quang Khánh (bảo vệ tại Cát Tường) chưa được thẩm vấn, song những lời khai tại cơ quan điều tra cho thấy Khánh không thể là "chủ mưu" như cáo buộc của VKS mà phải là Tường.Trong khi đó, bà Chu Thị Trang Vân, luật sư bào chữa cho bị cáo Tường, cho rằng nguyên nhân khiến tòa yêu cầu điều tra bổ sung có thể do yếu tố mới là quy trình sử dụng thuốc tại Cát Tường. Trái ý kiến của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị hại, luật sư Vân cho rằng tòa trả hồ sơ chưa thuyết phục bởi lời khai của Tường và các nhân viên không có gì mới.
Trong buổi thẩm vấn sáng nay tại toà, bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) khai trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, chị Lê Thị Thanh Huyền được tiêm thuốc gây mê theo cách Tường học khi tu nghiệp ở nước ngoài. Trong thành phần thuốc gây mê có gentamycin. Theo VKS, đây là thuốc Bộ Y tế quy định không được phép sử dụng vì gây phản ứng phụ. Hơn nữa, việc Tường khai giao cho nhân viên pha chế được VKS cho là "sai quy trình, quy định".
Trao đổi về tội danh của bị cáo Tường, Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng cho rằng cơ quan tố tụng phải truy tố Tường về hai tội danh sau mới đúng: Kinh doanh trái phép và Giết người.
Luật sư Dũng phân tích rằng: Trung tâm Cát Tường không được cấp phép thực hiện dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng, nâng ngực, do vậy, phải truy tố với tội kinh doanh trái phép theo quy định tại điều 159 của BLHS.
Về tội danh theo quy định tại điều 93 BLHS: Thứ nhất, Bác sỹ Tường không được thực hiện các hành vi trái quy định pháp luật nhưng bác sỹ Tường vẫn cố ý thực hiện và gây ra hậu quả chết người là đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người. Thứ hai, bị can không đưa nạn nhân đi cấp cứu làm nạn nhân Huyền chết là hành vi tước đoạt mạng sống của chị cũng là yếu tố cấu thành tội giết người.
Theo Người đưa tin
Luật sư ủng hộ điều tra lại vụ Cát Tường Luật sư bảo vệ gia đình nạn nhân cũng như người thân của chị đều bày tỏ sự tán thành điều tra, nhằm làm rõ hơn tội danh đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường. Ngay sau phiên xử sáng nay, ông Vũ Gia Trưởng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh...