Vụ “cát tặc” đe dọa Phó phòng TN&MT: Người trong cuộc lên tiếng
Theo ông Anh, nguyên nhân ông bị nhắn đe dọa có lẽ là vì các đối tượng “cát tặc” cay cú khi bị truy quét.
Ngày 16/1, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện ông vẫn đang đi làm bình thường và đang tham dự một cuộc họp quan trọng.
Nói về sự việc đang xảy ra, vị Phó Trưởng phòng TN&MT thị xã Điện Bàn nhận định, nguyên nhân có thể do thời gian gần đây, ông có tham gia vào đoàn kiểm tra liên ngành của thị xã Điện Bàn ra quân, truy quét, xử lý rất quyết liệt tình trạng “cát tặc” trên sông Thu Bồn nên một số đối tượng cay cú, sử dụng số điện thoại lạ nhắn tin đe dọa vào máy ông.
Lực lượng chức năng Quảng Nam trong 1 lần truy quét, xử lý “cát tặc”
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông đã báo cáo lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn cũng như gửi đơn trình báo đến cơ quan Công an thị xã Điện Bàn. Việc bị nhắn đe dọa, khủng bố gây tâm lý hoang mang cho ông Anh.
Trong khi đó, một lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn nhìn nhận, ông Anh là một cán bộ rất cương trực, thẳng thắn và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có lẽ chính sự cứng rắn trong xử lý “cát tặc” của ông Anh đã khiến các đối tượng này bực tức. UBND thị xã Điện Bàn sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm làm rõ vụ việc, bảo vệ cán bộ của mình theo đúng quy định pháp luật.
Video đang HOT
Sông Thu Bồn thời gian luôn “ nóng” bởi tình trạng khai thác trái phép cát sỏi, vận chuyển gỗ lậu.
Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, Thượng tá Hà Thế Xuyên, Phó Trưởng Công an thị xã Điện Bàn xác nhận, Cơ quan điều tra Công an thị xã Điện Bàn đã tiếp nhận trình báo của ông Phạm Ngọc Anh, Phó Trưởng phòng TN&MT thị xã về việc bị các đối tượng “cát tặc” nhắn tin đe dọa. Hiện, Công an thị xã Điện Bàn đang điều tra, xác minh người nhắn tin đe dọa ông Anh để có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật.
Lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn cũng nói rằng, trong gần 1 tháng qua, lực lượng công an phối hợp với phòng TN&MT đã tổ chức tuần tra, truy quét, ngăn chặn khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Thu Bồn. Chỉ trong đợt cao điểm xử lý tình trạng khai thác cát trái phép vừa qua, đoàn liên ngành của thị xã Điện Bàn đã phát hiện, xử lý 26 trường hợp “cát tặc”. Lực lượng chức năng đã lập các chốt chặn tại các điểm nóng 24/24, buộc các bến bãi tập kết cát sỏi không phép, chưa đủ thủ tục phải dừng hoạt động.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Theo nguoiduatin
Cao tốc 34.500 tỉ đồng tiếp tục "bầy hầy"
Sau "ổ gà"; thấm dột cầu, cống chui; nay đến lượt nhiều vị trí trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị lún.
Theo kế hoạch, hôm qua (27-11), các nhà thầu tiến hành sửa chữa những vị trí bị lún, hư hỏng mặt đường tại một số cây cầu, cống trên tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tuy nhiên, tại tỉnh Quảng Nam có mưa nhỏ nên việc sửa chữa phải đình lại.
Nhiều chỗ lún, nứt đầu cầu
Theo ghi nhận của chúng tôi trong ngày 27-11, tại hàng loạt cây cầu, cống trên tuyến cao tốc có vốn đầu tư hơn 34.500 tỉ đồng này có hiện tượng hằn lún ở phần đầu cầu, cống (chủ yếu ở các gói thầu số 2, 3A, 3B - đưa vào khai thác tháng 8-2017). Do bị lún nên tại các vị trí tiếp giáp giữa phần đường và mố của nhiều cây cầu, cống có hiện tượng đứt gãy, nứt lớp nhựa đường. Trong đó, một số vị trí có vết nứt lớn và kéo dài, có thể dễ dàng đưa ngón tay vào bên trong. Ở những vị trí này, do có sự chênh lệch lớn trên mặt đường nên mỗi lần phương tiện lưu thông đi qua sẽ phát ra tiếng động lớn.
Tại một số cây cầu, mặt đường bê-tông nhựa có dấu hiệu hư hỏng. Điển hình như cầu Bàu Tây - VD07 tại Km19 (gói thầu 3B, do liên danh Cienco 6 và Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 xây dựng) bị hằn lún, xuất hiện vết nứt ở đầu cầu. Ở giữa cầu, một đoạn bê-tông nhựa dài có biểu hiện kém chất lượng, bị dồn ứ, tạo thành từng mảng nhô lên mặt đường trông khá loang lổ.
Xuất hiện nhiều vết nứt lớn ở đầu các cây cầu bị lún
Riêng mặt cầu Kỳ Lam (bắc qua sông Thu Bồn nối thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên của tỉnh Quảng Nam), khi lưu thông có cảm giác mặt đường không êm thuận ở một số vị trí. Một số điểm bê-tông nhựa có dấu hiệu bị bong tróc, ùn ứ; bắt đầu có hiện tượng lượn sóng. Cầu này thuộc gói thầu 3A do liên danh Cienco 4 và Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long thi công, hoàn thành năm 2016. Nhiều người nhận định nếu không sớm khắc phục, chỉ vài ngày sau, mặt đường ở cây cầu này sẽ hư hỏng nặng, nhất là khi trời mưa.
Nhà thầu vẫn còn chịu trách nhiệm!
Nói về hiện tượng hằn lún ở đầu các cầu, cống trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, một lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - chủ đầu tư dự án - nói rằng thông thường, điểm tiếp giáp giữa kết cấu cứng (phần cầu) và kết cấu mềm (nền đất) bao giờ cũng có sự lún lệch. "Trong quá trình khai thác bất kể dự án nào cũng thế thôi, hay có sự lún lệch đầu cầu. Tôi đã đích thân đi rà soát và phát hiện các điểm có hiện tượng lún lệch để yêu cầu nhà thầu khắc phục. Theo tiêu chuẩn, nền đường thông thường được lún trong khoảng 30 cm; đầu cầu, cống được lún từ 10-20 cm trong quá trình đưa vào khai thác. Thực tế, đầu cầu về mặt kỹ thuật thấy nhiều tuyến xảy ra hiện tượng này, có nhiều nguyên nhân. Như mình làm nhà, bao giờ làm xong thì cũng có độ lún nhất định. Những cây cầu nằm gần lưu vực sông, địa chất phức tạp dễ xảy ra hiện tượng lún" - vị này cho hay.
Về bề mặt cầu Kỳ Lam có dấu hiệu bong tróc nhựa đường, lượn sóng, vị lãnh đạo VEC nói rằng cầu này đã được làm xong hơn 2 năm, qua kiểm tra thì chỉ có một vị trí mặt đường bị hư hỏng nặng. Phương án khắc phục là bóc dỡ lớp nhựa đường hiện tại với một diện tích đủ lớn để thảm lại nhằm bảo đảm tính thẩm mỹ và độ bằng phẳng của mặt cầu.
Khi được hỏi rằng dù mới đưa vào khai thác hơn 1 năm (tháng 8-2017) nhưng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bộc lộ rất nhiều bất cập, đầu tiên là xuất hiện "ổ gà" tràn lan; sau đó là thấm dột ở các cầu, cống chui; nay đến lượt lún ở đầu cầu, cống, phải chăng do chất lượng thi công không bảo đảm, vị lãnh đạo VEC nói rằng chưa có cơ sở khẳng định điều đó. Theo vị này, chất lượng công trình có bộ tiêu chí, bộ tiêu chuẩn để đánh giá.
"Trong quá trình thực hiện có hệ thống quản lý chất lượng, nếu đạt được hệ thống đó thì công trình đạt chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác vẫn xảy ra những khiếm khuyết mà trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu thi công chưa phát hiện ra. Vì vậy mới có 2 năm bảo hành là như thế. Yêu cầu 2 năm bảo hành là vì trong quá trình kiểm tra nghiệm thu có những cái mình không lường trước được, khi khai thác mình phát hiện ra thì yêu cầu nhà thầu phải sửa chữa bảo hành" - lãnh đạo VEC lý giải.
Cũng theo vị này, cầu Kỳ Lam đã hết hạn bảo hành nhưng chủ đầu tư chưa nghiệm thu hết bảo hành thì nhà thầu chưa hết trách nhiệm, họ vẫn có trách nhiệm sửa chữa.
Theo Trần Thường (Người lao động)
Hai xe máy đâm nhau "tan nát", 3 thanh niên chết thảm Trong đêm tối, hai chiếc xe máy đối đầu cực mạnh trên đường. Hậu quả, hai thanh niên tử vong tại chỗ, một thanh niên khác tử vong trên đường đi cấp cứu. Sáng 14/11, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h45 ngày 13/11, trên tuyến đường ĐH, đoạn qua...