Vụ cặp đôi người Việt bị đâm chết ở Mỹ: Bi kịch gia đình mất cả 2 con trai
Nhà có 2 người con, nhưng hơn 10 năm trước người anh trai không may gặp tai nạn giao thông qua đời và giờ đây chàng trai hướng dẫn viên cũng nằm lại nơi xứ người khiến đôi vợ chồng già như rơi vào tuyệt vọng
Sáng ngày 5/6, người thân của nam hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Lê Bá Khương (30 tuổi) đã đến đến Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM để tiến hành thủ tục đi Mỹ đón anh về với quê nhà.
Anh Khương và bà Nghĩa Bội Sang (39 tuổi, giám đốc công ty nơi anh Khương làm việc) là 2 nạn nhân bị đâm chết tại một khách sạn ở Las Vegas Strip (Mỹ), được nhà chức trách địa phương phát hiện vào rạng sáng ngày 2/6 (giờ Mỹ) vừa qua.
Bà Thơm (mẹ anh Khương) chuẩn bị sang Mỹ để đưa con trai về quê nhà.
Chia sẻ với chúng tôi bà Thơm (mẹ anh Khương) cho biết, hiện tại động lực duy nhất còn lại của người mẹ nghèo là cố hết sức để tìm cách sang Mỹ nhìn mặt con trai lần cuối, rồi sau đó đưa tro cốt của con về nằm cạnh người anh trai của mình.
Sau khi biết tin anh Khương mất bên Mỹ, suốt 2 ngày qua, rất đông những người thân, hàng xóm đến nhà ở thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An để chia buồn, động viên vợ chồng bà Thơm vượt qua nỗi đau quá lớn khi mất con.
“Vợ chồng tôi có 2 người con trai là Khương và người anh lớn là Nguyễn Lê Bá Phước (SN 1985). Hơn 10 năm trước, Phước không may gặp tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, Khương là chỗ dựa còn lại cho vợ chồng tôi khi tuổi về chiều, vậy mà giờ nằm lại nơi xứ người, sao mà đau xót quá”, bà Thơm tâm sự trong nước mắt.
Video đang HOT
Bàn thờ có di ảnh của nam hướng dẫn viên (trái) được lập cạnh anh trai đã mất cách đây 10 năm.
Theo người mẹ, Khương là người con hiếu thảo. Khi thấy gia đình nghèo khó, ba bệnh tật, mẹ chịu cực sớm khuya nên từ nhỏ Khương đã làm đủ thứ việc để kiếm tiền ăn học.
Đến khi tốt nghiệp một trường du lịch, Khương trở thành hướng dẫn viên du lịch, từ đó cuộc sống của gia đình anh đỡ vất vả hơn. Tích góp được chút tiền từ công việc đang làm, Khương phụ gia đình làm lại căn nhà dột nát của ba mẹ.
Khương còn bảo với ba mẹ sẽ cố gắng vài năm nữa khi công việc thật sự ổn định, lúc đó sẽ không để ba mẹ cực khổ nữa. Trước đó, Khương cũng hứa sẽ đưa ba mẹ đi du lịch nước ngoài nhưng lời hứa còn dang dở, chàng trai trẻ đã tử vong với nhiều vết đạt trên người tại đất Mỹ.
“Người của Công ty du lịch nơi con trai tôi làm việc đang cố gắng hoàn tất mọi thủ tục cũng như toàn bộ chi phí để tôi được sang Mỹ lo hậu sự cho con của mình. Sáng nay (5/6), tôi đến Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM để tiến hành thủ tục và có thể đi Mỹ ngay trong ngày”, bà Thơm chia sẻ.
Trước đó, ngày 30/5, bà Nghĩa Bội Sang và anh Nguyễn Lê Bá Khương đi theo đoàn khách của Công ty Du lịch Triều Hảo (do bà Sang là giám đốc) đi qua Mỹ.
Đến khoảng 2h ngày 2/6 theo giờ địa phương (chiều 2/6 theo giờ Việt Nam) thi thể hai người được phát hiện tử vong với nhiều vết thương nghi do dao đâm tại phòng khách sạn Circus Circus Casino (Las Vegas, Mỹ).
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã có thư gửi Sở Cảnh sát Las Vegas đề nghị cung cấp thông tin về kết quả điều tra, nguyên nhân tử vong và phối hợp xử lý vụ việc.
Hiện cảnh sát địa phương vẫn đang tiến hành điều tra và chưa có kết luận về vụ việc.
Theo Tứ Quý (Thời đại)
"Người Việt nhất quả đất"
"Không những cần cù, chịu khó, mà còn rất kiên cường - Người Việt nhất quả đất"- thạc sĩ, bác sĩ Davkharbayar đã nói với tôi như thế khi chúng tôi ngồi cùng nhau ở thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ và ôn lại những kỷ niệm về Việt Nam.
Hơn 10 năm học tập tại Việt Nam, Davkharbayar đã có nhiều trải nghiệm với cuộc sống người Việt. Trở về Mông Cổ, chứng kiến cuộc sống mưu sinh của người Việt tại đây càng làm anh thêm cảm phục. Đến những nơi người Việt làm việc để kiểm chứng nhận xét của Davkharbayar, tôi thấy nhận xét của anh hoàn toàn có lý.
Những "Pavel Korchagin Việt Nam"
Tôi đã đi nhiều nước, tận mắt chứng kiến cuộc sống mưu sinh của người Việt, nhưng ít có nơi nào người Việt lại phải làm việc trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt như Mông Cổ. Năm nào cũng thế, bắt đầu từ cuối tháng 9 cho đến cuối tháng 4 năm sau, nhiệt độ chỉ dao động từ âm 20 đến âm 30 độ; thậm chí có khi xuống tới âm 40 độ. Các dòng sông đều bị đóng băng, cả đất nước Mông Cổ "ngập chìm" trong tuyết. Trong khi người Mông Cổ chọn thời điểm này để đi du lịch trốn lạnh, thì tại các xưởng sửa chữa ôtô của người Việt, tôi đều thấy công nhân người Việt miệt mài làm việc trong cái lạnh thấu xương.
Có mặt tại xưởng của anh Nguyễn Văn Vịnh khi nhiệt độ ngoài trời âm 27 độ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh mà hai bàn tay tê cứng như hóa đá, buốt đến tận óc. Mở tấm rèm cửa bám đầy tuyết, bước vào căn tầng hầm (nơi làm xưởng), cái lạnh vẫn không buông tha. Tôi hỏi anh Nguyễn Bá Thắng (quê Thanh Hóa), công nhân làm việc ở đây: "Sao lạnh thế?". Chỉ vào tường, Thắng nói "Chú nhìn đây này". Lúc ấy tôi mới biết, xung quanh bốn bức tường bám đầy tuyết đã thành đá. "Thế cháu không lạnh à?" - tôi hỏi. Nở nụ cười hiền khô, Thắng bảo làm việc ở đây lâu rồi nên cũng quen. Tôi hỏi về chỗ ăn ngủ, Thắng chỉ vào một ngách trong xưởng, bảo: "Ở ngay đây thôi". Quan sát nơi ở của Thắng, tôi thấy cũng khả dĩ hơn chút ít, bởi có 1 cái lò sưởi than, nên cũng đỡ lạnh.
Trần Văn Thắng - một trong những người sơn, sửa tượng Bác từ chối nhận tiền vì mong muốn "chút lòng thành dâng lên Bác". Ảnh: LÊ CHIÊN
Thắng đã sang làm việc ở Mông Cổ 6 năm, hàng ngày thường làm việc từ 10 tiếng, lúc nhiều việc có khi làm đến 2 giờ sáng. "Vất vả, nhưng thu nhập cũng ổn, nên phải cố thôi chú ạ" - Thắng tâm sự. "Ổn là bao nhiêu?". "Trừ chi phí thì bình quân cũng được khoảng 15 triệu đồng/tháng" - Thắng nói. "Thế định lấy vợ, sinh cơ lập nghiệp ở Mông Cổ à?". Nở nụ cười bẽn lẽn, Thắng cho hay: "Cháu chỉ kiếm lưng vốn, đủ xây cái nhà cái cửa rồi về Việt Nam thôi. Quê hương là chùm khế ngọt mà chú".
Tôi ghé xưởng của anh Trương Văn Ngọc (quê ở Anh Sơn, Nghệ An), có hệ thống sưởi nên khá ấm. Tuy nhiên trong căn tầng hầm kín mít thì bụi sơn bốc ra mù mịt như sương. Dù đã đeo khẩu trang, nhưng tôi thấy như tắc thở. Tôi hỏi: "Không có biện pháp nào cho đỡ mùi sao?". Ngọc nói: "Tầng hầm này thì khí thoát đi đâu được hả chú, mở cửa ra thì lạnh. Bọn cháu làm lâu nên buộc phải quen thôi".
Hỏi chuyện ăn nghỉ, Ngọc cho hay mỗi tuần họ đi chợ một lần mua đồ ăn và cho vào tủ lạnh để dùng dần. Chỉ vào tấm đệm trong căn phòng ở ngách xưởng, Ngọc nói: "Trải tấm đệm xuống nền là ngủ quên trời quên đất luôn". Còn chuyện giải trí, Ngọc cho hay hết giờ là vào mạng đọc báo, lên "phây" (Facebook), xem phim... "Bố mẹ cháu già rồi nên cháu cũng lo và nhớ lắm, ngày nào cháu cũng điện nói chuyện với mẹ..." - nói đến đó, giọng Ngọc chùng xuống: "Biết thế nhưng vì cuộc sống mà chú".
Đi một vòng, vào các xưởng sửa chữa ôtô của người Việt ở thủ đô Ulan Btor, chứng kiến họ (phần lớn họ là con em nông dân, đến từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc) làm việc, tôi thấy khâm phục nghị lực phi thường của họ. Nhìn họ làm việc, tôi bỗng hình dung ra hình ảnh của Pavel Korchagin trong tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy" dầm mình trong tuyết trên công trường xây dựng đường sắt. Và tôi nghĩ, những người Việt ở Mông Cổ thực sự là những "Pavel Korchagin Việt Nam".
Thơm thảo những tấm lòng
Tại Mông Cổ có khoảng 500 người Việt, chủ yếu làm nghề sửa chữa ôtô ở Ulan Bator, bởi thế trên các đường phố có rất nhiều biển hiệu "BbETHAM ABTO 3ACBAP " (Việt Nam, sửa chữa ô tô). Trong cái lạnh thấu xương âm từ 20 đến âm 30 độ, người Mông Cổ chọn đây là thời điểm đi du lịch để trốn rét thì người Việt vẫn cần mẫn làm việc, mưu sinh.
Đầu tháng 10.2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ xây dựng lại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại ngôi trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator. Bức tượng Bác bằng đồng nặng gần 100kg cần phải sơn sửa lại. Đây là công việc cần có chuyên môn kỹ thuật của nghệ nhân, hơn nữa việc vận chuyển cũng rất khó khăn, vừa phải an toàn, vừa đảm bảo sự thành kính, tôn nghiêm. Nhưng mời nghệ nhân trong nước sang thì khó đủ đường. Thế là mấy anh cộng đồng người Việt xúm vào bàn bạc; mang ôtô chở tượng Bác về nhà mình để sơn sửa.
Anh Trần Văn Thắng (quê ở Yên Định, Thanh Hóa) kể, khó nhất là sơn thế nào để thể hiện được thần thái của Bác, lại vừa đảm bảo không vị bong tróc dưới trời lạnh, tuyết rơi. Hàng tuần liền, mấy anh em thức đến 2-3 giờ sáng mỗi ngày để tu sửa tượng Bác. Làm chưa ưng ý thì làm lại... "Có lẽ Bác linh thiêng phù hộ nên bọn cháu làm thấy mỹ mãn lắm rồi" - anh Thắng đã nói như thế khi đoàn của Đại sứ quán Việt Namđến nghiệm thu. Đoàn đặt vấn đề thanh toán tiền công thì cả mấy anh đều dứt khoát từ chối. Thắng nói: "Bác Hồ là của chung người Việt Nam, tượng Bác đặt ở Ulan Bator là người Việt mình tự hào lắm. Chúng cháu chỉ có chút lòng thành dâng lên Bác, làm vì nước mình, lấy tiền sao được". Nghe Thắng nói vậy, lòng tôi ngẹn lại...
Năm 2017, năm đầu tiên tôi ở Mông Cổ, thấy mỗi lần Đại sứ quán ta tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước bị thiệt hại do thiên tai, cộng đồng người Việt ở Mông Cổ, người ít người nhiều đều hưởng ứng tham gia. "Ai chẳng có bố mẹ, người thân ở Việt Nam. Mình ủng hộ là giúp người thân, đồng bào của mình thôi" - chị Chuốt (người Việt ở Ulan Bator) nói vậy.
Biết rằng cuộc sống của người Việt ở Mông Cổ còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng tấm lòng của họ thật rộng lớn, bao la.
Theo Danviet
Người Việt trên... đỉnh Phú Sĩ Đại sư trụ trì một ngôi chùa ở Tokyo từng nhận xét: "Ngô Hùng Lâm là một minh chứng sống cho việc có thể thành công khi kinh doanh với tâm từ bi, dốc lòng dốc sức vì hạnh phúc, vì an lạc của khách hàng và cộng đồng." Gặp phóng viên NTNN/Dân Việt những ngày đầu xuân trên nước Nhật, câu chuyện...