Vụ cạo trọc đồi 41ha ở Lâm Đồng: Huyện đề xuất tiếp tục thực hiện dự án
UBND huyện Bảo Lâm mới đây có báo cáo gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về các nội dung liên quan đến loạt bài “ Cạo sạch màu xanh, phù phép đưa “rừng” bê tông lên đồi 41ha ở Lâm Đồng” mà báo chí phản ánh trong thời gian qua.
Đề xuất tiếp tục cho tách thửa
Báo cáo của huyện Bảo Lâm ghi rõ, khu đất VTC News phản ánh có tên là khu nghỉ dưỡng Sun Valley, thuộc một phần diện tích xã Đam Bri (TP Bảo Lộc) và một phần xã Lộc Quảng (huyện Bảo Lâm). Trong đó, diện tích thuộc huyện Bảo Lâm là 27,9ha; gồm 42 thửa thuộc 3 tờ bản đồ địa chính của 15 hộ gia đình.
Diện tích các chủ đất tự nguyện hiến làm đường giao thông là hơn 5ha (50.189,3m2). Số hộ chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn là 15 hộ, với diện tích hơn 16ha (164.154,9m2).
Hiện khu đất đã xây dựng 32 căn nhà, diện tích trung bình 150m2/căn, trong đó có 6 căn có diện tích 300m2/căn. Tất cả đều thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 30 Điều 1, Luật xây dựng 2020.
Dựa trên các dữ liệu trên, UBND huyện Bảo Lâm khẳng định rằng, tất cả được mọi quy trình đều được đơn vị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Với lý do này, UBND huyện Bảo Lâm đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng cho các chủ sở hữu quả đồi 41ha được tiếp tục thực hiện tách thửa đất như thời gian qua.
“Đề xuất của UBND huyện: Cho các hộ gia đình tại khu vực đất nêu trên được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, báo cáo của UBND huyện Bảo Lâm ghi rõ.
Trước đó, trong văn bản phúc đáp VTC News, UBND huyện Bảo Lâm cho rằng, việc tăng diện tích đất ở, các điểm dân cư trên địa bàn huyện là phù hợp, nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Video đang HOT
“Để thu hút các nhà đầu tư vào Bảo Lâm thì việc tăng diện tích đất ở, các điểm dân cư trên địa bàn huyện là phù hợp, nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”, UBND huyện Bảo Lâm nhận định.
Đồi 41ha bị cạo trọc.
Coi thường pháp luật?
Trả lời VTC News về đề xuất của UBND huyện Bảo Lâm, GS. Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, huyện Bảo Lâm đang có dấu hiệu “giẫm” lên luật pháp để bao che sai phạm cho doanh nghiệp.
“Hoàn toàn sai, làm gì có pháp luật nào cho phép việc xẻ cả quả đồi để phân lô mà anh còn nói là đúng quy trình. Nếu huyện đề xuất như vậy thì rõ ràng huyện đang coi thường pháp luật. Rõ ràng là cán bộ yếu kém mới thế”, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ nói.
Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, để có một dự án phân lô bán nền, chủ đầu tư phải lập dự án phù hợp quy hoạch, định giá đất phải nộp cho nhà nước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả những hành vi tự vẽ ra hạ tầng, tiện ích công cộng đều là trái pháp luật.
GS. Đặng Hùng Võ cũng thẳng thắn lật chiều bài đang được các cá nhân, doanh nghiệp phân lô bán nền tại Lâm Đồng áp dụng: Ban đầu người ta sẽ xin hiến đất để mở đường, các cấp chính quyền cũng sẽ duyệt hồ sơ là hiến đất mở đường mới theo nhu cầu người dân. Khi được duyệt chủ trương hiến đất làm đường rồi thì khoảng một vài tháng sau người ta lại làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Sau khi được chuyển đổi mục đích sử dụng đất lại làm hồ sơ xin tách thửa vì đã có đường giao nối… Cứ theo quy trình đó, khu đất được tách ra hàng chục, hàng trăm lô.
“Nếu mà làm như quy trình này thì rõ ràng là chính quyền sai chứ không thể nói là đúng quy trình. Lách luật thì vẫn là đúng luật nhưng lách qua khe hở, còn đây là trái luật. Từ một quả đồi trồng cà phê, chè, anh cạo hết cây và vẽ ra làm những đường nhựa rất lớn có cả vỉa hè luôn thì như thế là không được rồi. Nếu huyện chấp thuận cho việc mở đường, tách thửa từ quả đồi đất nông nghiệp thì tỉnh phải vào cuộc để xử lý huyện”, GS. Đặng Hùng Võ phân tích.
Về trách nhiệm, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, đó là trách nhiệm của địa phương. Nếu đã trình lên cấp huyện, cấp huyện đồng ý thì cấp huyện sai, tỉnh phải vào cuộc. Nếu hộ gia đình, cá nhân làm thì cấp huyện phải chịu trách nhiệm, còn nếu một doanh nghiệp làm thì cấp tỉnh chịu trách nhiệm và đó phải là dự án.
“Cần phải mạnh tay xử lý, thậm chí có thể thu hồi lại toàn bộ đất. TP.HCM đã xử lý Alibaba theo khung hình sự. Công an tỉnh Lâm Đồng cũng cần học tập kinh nghiệm này để điều tra, xử lý tình trạng sai phạm tại thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm”, GS. Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Du khách đổ về Đà Lạt cuối tuần, chốt đèo Chuối kẹt cứng
Chốt kiểm dịch đèo Chuối, cửa ngõ Lâm Đồng, nằm trên quốc lộ 20 (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) kẹt cứng do đông du khách đi Đà Lạt.
Xe ùn ứ tại chốt kiểm dịch số 1 đèo Chuối tối 17-12 - Ảnh: PHÚC QUÂN
Trong 2 ngày 16 và 17-12, tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, người dân, du khách từ TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ ùn ùn đổ về Đà Lạt và các địa phương tại tỉnh Lâm Đồng khiến chốt kiểm soát, phòng chống dịch COVID-19 số 1 tại đèo Chuối (huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) ùn ứ, quá tải.
Theo các lực lượng làm nhiệm vụ, từ 10h ngày 17-12, lượng phương tiện chủ yếu là xe con cá nhân, xe khách và xe máy trên quốc lộ 20 qua chốt vào Lâm Đồng luôn nối đuôi nhau.
Khi qua chốt, chỉ riêng những người dân, du khách đến từ vùng đỏ (thuộc cấp độ 4) phải có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính đảm bảo thời hạn quy định mới được qua chốt. Tất cả người dân, du khách còn lại chỉ mất từ 3 - 5 phút khai báo y tế qua phần mềm PC-COVID để qua chốt.
Thế nhưng, do lượng người và xe quá đông, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt đèo Chuối luôn phải làm việc hết công suất và nhiều thời điểm bị quá tải.
Khu vực làm thủ tục luôn trong tình trạng quá tải - Ảnh: PHÚC QUÂN
Trung tá Phạm Văn Chi - trưởng chốt số 1 đèo Chuối - cho biết thời gian qua, trung bình những ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ năm) có từ 3.500 - 3.700 xe các loại, với khoảng 5.500 - 5.700 người dân, du khách từ ngoài tỉnh qua chốt vào Lâm Đồng.
Nhưng từ ngày 16-12, số lượng người dân, du khách từ TP.HCM và các tỉnh vào Lâm Đồng tăng đột biến, với hơn 6.000 xe các loại và trên 9.500 người.
Riêng hôm nay 17-12, tính đến 19h cùng ngày, thống kê sơ bộ đã có hơn 6.050 xe qua chốt, với hơn 10.000 người.
Trong hôm nay, lượng xe con cá nhân, xe máy và xe khách du lịch qua chốt luôn đông đúc ở hầu hết các khung giờ. Đặc biệt, từ 15h cùng ngày, các lực lượng làm nhiệm vụ đã rất cố gắng nhưng chốt vẫn luôn trong tình trạng quá tải, xe cộ ùn ứ nối đuôi nhau.
Theo ghi nhận của chốt số 1, phần lớn người dân, du khách qua chốt vào Lâm Đồng những ngày cuối tuần chủ yếu khai báo điểm đến tại TP Đà Lạt.
Giá cà phê Robusta cao nhất là 41.100 đồng/kg, thanh niên Lâm Đồng phải rủ nhau hái cà "vần công", vì sao vậy? Giá cà phê nhân tại Lâm Đồng đạt 40.500 đồng/kg, chưa thể vượt qua mức cao nhất từ đầu vụ đến nay là hơn 41.000 đồng/kg. Hàng trăm đoàn viên, thanh niên tại huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng) đã giúp nhau hái cà phê theo hình thức "vần công", nhà ai chín trước sẽ được thu hoạch trước. Giúp nhau đổi công...