Vụ cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Đề nghị đánh giá lại kết quả giám định
Tại tòa sơ thẩm, phần lớn các bị cáo đều thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố là đúng.
Một số bị cáo đề nghị cần có cơ quan chuyên ngành để đánh giá lại kết quả giám định.
Ngày 24/11, phiên xử sơ thẩm vụ án liên quan tới Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (Dự án) tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi phạm tội và nguyên nhân của hành vi đó.
Các bị cáo tại tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).
Theo cáo buộc, tại một số phân đoạn của Dự án, nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan không thực hiện nghiệm thu, chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đất nền K98 để đánh giá chất lượng các lớp vật liệu đã thi công như quy định (gói thầu số 1, 2, 7).
Đối với gói số 1, 2, 3B và số 4, việc chuẩn bị tổ chức thực hiện thi công, nghiệm thu lớp bê-tông nhựa tạo nhám theo công nghệ VTO đã được đơn vị thiết kế kỹ thuật, chủ đầu tư dự án xây dựng, phê duyệt.
Cơ quan tố tụng cáo buộc bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC, Chủ tịch hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án) đã để một số nhà thầu tự chuyển từ công nghệ thi công VTO sang Novachip đối với lớp bê-tông nhựa tạo nhám, trong khi VEC và các đơn vị liên quan chưa nghiên cứu, thử nghiệm hiệu quả của công nghệ này.
Đổ lỗi
Tại tòa, một số bị cáo thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố nhưng đều đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi, bởi họ cho rằng chỉ làm công ăn lương. Hơn nữa, theo các bị cáo, một số dấu hiệu kém chất lượng của vật liệu thi công đã họ được cảnh báo lên cấp trên nhưng không có động thái, khiến họ rơi vào cảnh bị động, phải thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Video đang HOT
Bị cáo Lương Chung Dũng thừa nhận tội danh như cáo trạng truy tố và không có ý kiến gì về nội dung cáo trạng. Tuy nhiên, để làm rõ bản chất vấn đề, bị cáo này đề nghị HĐXX xem xét về hành vi phạm tội bởi bị cáo chỉ làm công ăn lương.
Ông Dũng bị cáo buộc trong thời gian giữ chức vụ Chỉ huy trưởng công trường, đại diện Công ty Thành Phát thi công tại gói thầu số 5, đã trực tiếp ký các tài liệu để tổ chức thi công, nghiệm thu: Ký 919 biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong các lớp vật liệu tại các phân đoạn do Công ty Thành Phát thi công; ký hơn 2.400 biên bản các loại sau khi thi công các lớp vật liệu do Công ty Phương Thành thi công và đại diện nhà thầu thi công…
Bị cáo Dũng bị cáo buộc đã cùng đồng phạm gây thiệt hại số tiền gần 26 tỷ đồng.
Trình bày trước tòa, bị cáo Nguyễn Thành An – Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh, gói thầu số 7, kiêm Giám đốc Ban điều hành Cienco 1 – thừa nhận có sơ suất gây thiệt hại cho toàn bộ công trình, nhưng lại đổ trách nhiệm giám sát chất lượng công trình cho cán bộ kỹ thuật và giám sát.
Theo cáo buộc, ông An đã trực tiếp ký nhiều tài liệu để tổ chức thi công, nghiệm thu, nhưng tại phân đoạn Km61 300 – Km62 020 (Cienco 1 thi công) không có biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đất nền K98; phân đoạn Km61 300 – Km61 960 (Cienco 1 thi công) cũng không có biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn sau khi thi công xong lớp đá dăm gia cố nhựa ATB, đá dăm gia cố xi măng CTB giữa nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn giám sát và Ban QLDA.
Cơ quan tố tụng cáo buộc, bị cáo Nguyễn Thành An phải liên đới chịu trách nhiệm đối với số tiền gây thiệt hại hơn 73 tỷ đồng.
Đề nghị đánh giá lại kết quả giám định
Trả lời HĐXX, bị cáo Hoàng Trung Hậu (kỹ sư vật liệu gói thầu số 1, số 2) thừa nhận nội dung bị cáo buộc và khẳng định, sau khi có cảnh báo chất lượng vật liệu lên cấp trên nhưng không có hồi âm hay chỉ đạo nên bị cáo thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bị cáo Hậu bị cáo buộc đã trực tiếp xác nhận các tài liệu liên quan đến chất lượng vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng phạm với các bị cáo khác gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 125 tỷ đồng.
“Bị cáo không có ý kiến gì với tội danh cáo trạng đã truy tố, bị cáo chỉ xác nhận rằng trong quá trình làm việc, bị cáo có áp lực về công việc, khối lượng công việc lớn nên quá trình làm việc có thiếu sót, mong HĐXX xem xét!” – bị cáo Hậu trình bày.
Các bị cáo sau đó đều thừa nhận nội dung như cáo trạng truy tố là đúng. Một số bị cáo đề nghị cần có cách tính giá trị thiệt hại của kết quả giám định và cần có cơ quan chuyên ngành để đánh giá lại kết quả giám định.
Trong vụ án này, thiệt hại được xác định là giá trị các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng tại các gói thầu nhưng đã được Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan nghiệm thu, thanh toán với số tiền đặc biệt lớn là hơn 811 tỷ đồng cho các nhà thầu thi công. Đây được xác định là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của vụ án.
Quá trình hỏi đại diện đơn vị giám định, HĐXX đề nghị làm rõ các vấn đề khách quan, độc lập. Về việc này, đại diện đơn vị giám định khẳng định đã làm khách quan, độc lập; quá trình thực hiện đã nghiên cứu kỹ các văn bản để áp dụng cho đúng.
“Cơ quan giám định dựa vào chỉ dẫn kỹ thuật dự án, các tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án” – đại diện giám định nói và cho biết, tất cả các ý kiến của bị cáo bên giám định sẽ có trách nhiệm làm rõ và rất tường minh.
Xét xử vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi trong... một tháng
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến sẽ diễn ra liên tục trong một tháng.
Tin từ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho hay, ngày 23/11, cơ quan này sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 36 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tháng, cả vào các ngày thứ bảy, chủ nhật.
Một số bị cáo trong vụ án (Ảnh: Bộ Công an).
Hội đồng xét xử gồm 5 người (2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân) do Thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa. Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa.
36 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
HĐXX triệu tập gần 50 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được triệu tập đến tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự.
Ngoài ra, HĐXX còn triệu tập đại diện Bộ Giao thông Vận tải, đại diện Hội đồng Kiểm tra công tác nghiệm thu nhà nước, những người giám định, người phiên dịch, người làm chứng và một số cá nhân khác có liên quan tại VEC.
Tại phiên tòa, có 61 luật sư đăng ký bào chữa cho 36 bị cáo, 2 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Đường tiền tỷ vừa làm xong đã hỏng
Theo cáo trạng, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư có tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 139 km, từ TP Đà Nẵng đến TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi). Giai đoạn một của dự án dài 65 km, từ thành phố Đà Nẵng đến TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), gồm 8 gói thầu xây lắp chính, trong đó có 7 gói thầu thi công đường và một gói thầu chủ yếu thi công cầu.
Dự án được khởi công ngày 19/5/2013, đến ngày 1/8/2017 hoàn thành thông xe, được đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn một; ngày 2/9/2018 hoàn thành thông xe, được đưa vào khai thác sử dụng giai đoạn hai - 74,2 km từ TP Tam Kỳ - TP Quảng Ngãi.
Dù mới được đưa vào khai thác nhưng đoạn đường 65 km đã có rất nhiều điểm hỏng biểu hiện trên mặt đường bê-tông nhựa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông.
Kết luận giám định cho thấy, chất lượng công trình xây dựng hoàn thành đối với tất cả 7 gói thầu (phần đường) thuộc giai đoạn một của dự án không đảm bảo đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án, như chiều dày lớp bêtông nhựa VTO/Novachip không đảm bảo quy định, độ rỗng dư, hàm lượng nhựa, hệ số thấm không đạt yêu cầu quy định; lớp bêtông nhựa hạt mịn thiếu chiều dày bình quân, độ rộng dư dao động rất lớn; các lớp bêtông nhựa và đá dăm gia cố nhựa có hiện tượng bong tróc cốt liệu...
Trong quá trình thi công, nghiệm thu, các bên liên quan đã không thực hiện đo nghiệm thu cường độ mặt đường trên các lớp vật liệu hoàn thành, không đo hệ số thấm của lớp bê-tông nhựa tạo nhám để đánh giá chất lượng công trình xây dựng sau khi thi công, dẫn đến không kiểm soát được chất lượng hạng mục công trình xây dựng nhưng đã ký nghiệm thu, đề nghị đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Cáo trạng kết luận, VEC, Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan không có phương án, biện pháp chỉ đạo cụ thể để rà soát, kiểm tra, loại bỏ vật liệu không đảm bảo chất lượng, dẫn đến cả 7 gói thầu đều sử dụng đá tại các mỏ này làm vật liệu sản xuất các lớp cấp phối đá dăm và bê-tông nhựa các loại.
Mặc dù các hạng mục công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng nhưng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đã nghiệm thu, thanh toán hơn 811 tỷ đồng cho các đơn vị thi công dự án.
"Nổ" là sếp Phòng Giáo dục để lừa tình, tiền của sinh viên, cô giáo Thất nghiệp, Nguyễn Vẫn lên mạng xã hội tự nhận mình là cán bộ ngành giáo dục để lừa đảo một số nữ sinh viên Đại học Sư phạm cả tình lẫn tiền bằng chiêu hứa hẹn xin việc làm. Chiều 29/9, Cơ quan Công an TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã bàn giao đối tượng Nguyễn Vẫn (38 tuổi, trú...