Vụ cán bộ xã thu lại 8/10 triệu đồng khi hỗ trợ người dân: Văn bản của tỉnh Kon Tum nêu gì?
UBND huyện Đăk Glei ( Kon Tum) phải chấn chỉnh, kiểm điểm đối với tổ chức, cá nhân liên quan vụ việc “ Người dân vừa nhận 10 triệu đồng hỗ trợ, cán bộ xã liền thu lại 8 triệu đồng”.
Ngày 11-7, UBND tỉnh Kon Tum cho biết ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh này đã ký văn bản yêu cầu UBND huyện Đăk Glei tiếp tục chỉ đạo xử lý thông tin Báo Người Lao Động phản ánh về việc người dân bị thu lại 8/10 triệu đồng tiền hỗ trợ.
Bài viết thông tin UBND huyện Đăk Glei giao Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện thực hiện Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, 71 hộ dân thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong thực hiện “tái định cư tại chỗ” và được cấp 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.
71 hộ dân thôn Đăk Bối được hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng sau đó bị thu lại 8 triệu
Video đang HOT
Tuy nhiên, Đảng ủy, HĐND và UBND xã Mường Hoong thống nhất chọn phương án làm khu “tái định cư tập trung” và thuê đơn vị san lấp mặt bằng. Ngay sau khi người dân nhận 10 triệu đồng tiền hỗ trợ thì bị cán bộ xã thu lại mỗi hộ 7 triệu đồng và nộp lại cho UBND xã, với lý do để trả tiền san ủi mặt bằng khu “tái định cư tập trung” đã san ủi trước đó. Bên cạnh đó, phải dùng 1 triệu đồng để hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư. Cuối cùng, người dân chỉ còn nhận 2 triệu đồng.
Sau khi bài viết được đăng tải, UBND tỉnh Kon Tum đã yêu cầu UBND huyện Đăk Glei xác minh, làm rõ các thông tin liên quan. Sau khi rà soát, UBND huyện Đăk Glei đã có báo cáo cụ thể vụ việc gửi UBND tỉnh Kon Tum.
Qua đó, ông Nguyễn Hữu Tháp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, đã yêu cầu UBND huyện Đăk Glei chấn chỉnh, kiểm điểm nghiêm túc đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu tiền hỗ trợ nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai khác của người dân để sử dụng vào mục đích thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, chưa có ý kiến đồng thuận của người dân.
Xử lý tổ chức, cá nhân chậm hoàn trả lại khoản tiền đã thu chưa đúng quy định, gây mất lòng tin trong nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, UBND huyện Đăk Glei phải thường xuyên theo dõi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành gắn trách nhiệm của người đứng đầu của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tương tự như báo chí phản ánh trong thời gian qua.
10 trận động đất xảy ra trong 1 buổi sáng tại tỉnh Kon Tum
Từ rạng sáng đến trưa 7/7, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra liên tiếp 10 trận động đất với cường độ khác nhau và 1 trận động đất xảy ra tại khu vực huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Trận động đất đầu tiên xảy ra vào lúc 1h17, có độ lớn 3.1 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.799 độ vĩ Bắc, 108.618 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Tiếp đó lúc 9h31, trận động đất có độ lớn 3.9 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.783 độ vĩ Bắc, 108.331 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trận động đất thứ 10 xảy ra vào lúc 11h9 có độ lớn 2.9 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.887 độ vĩ Bắc, 108.245 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Chỉ trong 1 buổi, tại tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi xảy ra liên tiếp 11 trận động đất.
Các trận động đất này đang được Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu tiếp tục theo dõi.
Ông Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết, từ tháng 6/2021, đơn vị đã cử cán bộ đến khu vực này để thiết lập thêm các trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn và cảnh báo kịp thời các hiện tượng địa chất nguy hiểm xảy ra.
Đầu tháng 9/2022, tỉnh Kon Tum đã hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt mới 3 trạm quan trắc cảnh báo động đất tại thủy điện Thượng Kon Tum, nâng tổng số trạm quan trắc thuộc khu vực hoạt động của thủy điện này lên 6 trạm.
Số liệu động đất ghi nhận được tại khu vực huyện Kon Plông cho thấy, động đất xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian gần đây và có xu hướng tăng lên về độ lớn. Khu vực tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng thuộc đới đứt gãy nhỏ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các trận động đất tại khu vực này có độ lớn không quá 5.0.
Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo người dân và chính quyền khu vực này cần quan tâm đến các yếu tố kháng chấn trong xây dựng; các cấp chính quyền cần thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra động đất mạnh. Đặc biệt, khi có động đất xảy ra, chính quyền và người dân tại khu vực bị ảnh hưởng cần thực hiện nghiêm theo các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phòng, chống động đất, sóng thần.
Theo đó, khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn. UBND các cấp phải bằng mọi hình thức thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực.
Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, chính quyền các cấp phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra.
Gốc gỗ nổi tiếng bậc nhất Kon Tum được xác lập sở hữu toàn dân Sau hơn 1 năm được người dân tìm thấy dưới lòng đất, gốc gỗ nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Kon Tum đã được xác lập sở hữu toàn dân. Ngày 22-6, UBND tỉnh Kon Tum cho biết ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó chủ tịch UBND tỉnh này, vừa ký quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản...