Vụ cá chết trắng xoá trên sông Đồng Nai: Chi 26 tỷ đồng hỗ trợ
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân nuôi cá bị thiệt hại do ngập lụt gây ra từ ngày 8/8 đến 12/8/2019 trên địa bàn huyện Định Quán.
Cơn mưa lốc xảy ra từ ngày 8/8 đến 12/8/2019 đã gây ngập lụt cục bộ, làm thiệt hại trên 326,7 ngàn m3 bè, dèo của 146 hộ nuôi cá bè trên sông Đồng Nai.
Theo đó, cơn mưa lốc xảy ra từ ngày 8/8 đến 12/8/2019 đã gây ngập lụt cục bộ, làm thiệt hại trên 326,7 ngàn m3 bè, dèo của 146 hộ nuôi cá bè trên sông Đồng Nai và nhiều ao nuôi cá của các hộ dân trên địa bàn các xã: Thanh Sơn, Ngọc Định và Phú Vinh (huyện Định Quán).
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân nuôi cá bị thiệt hại do ngập lụt gây ra.
Trong đó, xã Phú Vinh có 28 hộ thiệt hại được hỗ trợ trên 5 tỷ đồng; xã Thanh Sơn có 39 hộ được nhận hỗ trợ gần 10 tỷ đồng và xã Ngọc Định có 91 hộ được nhận hỗ trợ trên 11 tỷ đồng.
Video đang HOT
Toàn bộ số tiền hỗ trợ gần 26 tỷ đồng nói trên được trích từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, UBND huyện Định Quán đang phối hợp với UBND các xã liên quan thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để các hộ dân biết; đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tiến hành hỗ trợ trong thời gian sớm nhất để các hộ vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh kịp thời khôi phục sản xuất.
Nuôi lươn không bùn ở bể, sờ đâu cũng thấy trơn nhớt, toàn con to
Cát Tiên, với dòng sông Đồng Nai chảy qua là vùng đất phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Và nhiều mô hình nuôi cá cũng như thủy sản khác cho hiệu quả kinh tế cao đang được triển khai, cung cấp thêm cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao. Nuôi cá lóc, nuôi lươn không bùn trong bể sạch đang là một hướng đi của nông dân vùng đất xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng).
Dịp tết 2020, gia đình anh Ninh Chí Hùng, thôn Vân Minh, xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) xuất bán hàng yến lươn thương phẩm với giá sàn 200 ngàn đồng/kg. Từ một thú vui ngoài giờ làm việc, gia đình anh Hùng đã có thêm một công việc cho thu nhập tốt.
Là người công tác trong ngành giáo dục, anh Ninh Chí Hùng thi thoảng cũng giải trí bằng việc câu cá, câu lươn ngoài suối, mương. Nhiều lần đi câu, anh Hùng nhận thấy lươn, cá lóc sống trong môi trường bùn lầy, không sạch sẽ. Vậy là anh nảy ra ý định nuôi thử nghiệm cá lóc, lươn trong bể nước sạch.
Bể nuôi lươn tại nhà ông Đinh Chí Chức, thôn Tân Xuân, xã Gia Viễn.
Về bàn với gia đình, vợ anh, chị Nguyễn Thị Loan vốn là một kỹ sư thủy sản đồng ý và hai vợ chồng hì hục xây bể xi măng nhỏ, lót gạch men nuôi thử nghiệm một ít lươn, cá lóc nhỏ. Qua đó, anh chị vừa thỏa mãn niềm ham thích, vừa theo dõi sự phát triển của hai đối tượng vật nuôi trong một môi trường mới.
Anh Hùng thả vào bể nước ban đầu trên 400 cá lóc và lươn nhỏ. Đây là những con anh bắt được ngoài suối, ngoài ruộng cũng như mua từ vựa lươn giống. Thời gian đầu, cả bầy lươn, cá lóc đều biếng ăn do đã quen với môi trường bùn lầy tự nhiên, tự lùng sục kiếm ăn.
Sau một thời gian chăm sóc thuần hóa, chúng quen dần môi trường mới và nguồn thức ăn mới. Từ những con cá lóc, lươn chỉ bằng đầu cây bút hay bằng ngón tay út, sau 6 tháng nuôi dưỡng, anh Hùng đã có hàng xuất bán với trọng lượng xấp xỉ 250-300 gam/con, một trọng lượng không tệ với con lươn.
Cá lóc cũng lớn khá nhanh nhưng anh Hùng vẫn để lại nuôi tiếp vì cá càng lớn, giá trên thị trường sẽ càng cao.
Từ thành công ban đầu của gia đình anh Ninh Chí Hùng, một số hộ trong thôn cũng bắt tay vào nuôi lươn trong bể nước sạch.
Như hộ ông Đinh Chí Chức, thôn Tân Xuân, xã Gia Viễn cũng làm bể thả nuôi hàng ngàn lươn giống. Ông Chức làm bể xi măng, dưới lót đá hoa sạch sẽ, có hệ thống nước ra, vào phục vụ thay, dọn bể.
Lươn cũng không đòi hỏi mực nước quá sâu, huyện Cát Tiên lại là vùng khí hậu nóng nên khá thoải mái khi nuôi trong bể xi măng.
Điều quan trọng là phải giữ vệ sinh bể lươn thật sạch sẽ. Thức ăn chủ yếu cho lươn là cá tạp, được để nguyên hay băm nhỏ tùy mức độ phát triển của lươn.
Dù là loài sống trong bùn nhưng lươn yêu cầu môi trường không ô nhiễm, nước phải trong, sạch. Vì vậy, gia đình thay nước thường xuyên, nhất là sau khi cho ăn, không để thức ăn thừa gây ô nhiễm. Nếu giữ nước sạch, cho ăn vừa phải, lươn sẽ khỏe.
Ông Chức cũng cho biết, thay vì xây bể xi măng, lót đá hoa nuôi lươn, có thể làm bể từ bạt nilon. Người nuôi chỉ cần làm khung bằng tre, gỗ, gia cố thêm sắt cho vững rồi trải bạt nilon là có thể thả lươn. Chi phí ban đầu không cao, trong khi lươn rất dễ bán, thị trường có nhu cầu lươn sạch với giá ổn định.
Ông Đỗ Danh Thăng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) nhận xét, mô hình nuôi lươn trong bể sạch - nuôi lươn không bùn mới được phát triển tại địa phương nhưng cho kết quả khá tốt. Thời gian ban đầu mới nuôi, chưa quen kỹ thuật nên có một số lươn chết. Nhưng hiện tại, bà con đã quen với nuôi lươn sạch và lươn phát triển ổn định, nhanh lớn. Nguồn lươn giống chủ yếu lấy từ vựa lươn miền Tây.
"Không chỉ cho ăn thức ăn chuyên dụng, cá tạp, nhiều nông hộ còn nuôi trùn quế làm thực phẩm cho lươn. Con cá, con lươn được nuôi trong môi trường sạch, thức ăn nguồn gốc rõ ràng, không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Vì vậy, thị trường có thêm nguồn cá lóc, nguồn lươn thương phẩm chất lượng cao, người nuôi cũng có thu nhập ổn định từ vật nuôi. Nuôi lươn không bùn đang được bà con đánh giá cao, mở một hướng đi mới cho nông dân Gia Viễn...", ông Đỗ Danh Thăng.
Diệp Quỳnh
Ra hồ thủy điện Trị An săn loài cá lìm kìm, bắt được vài chục ký Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú...