Vụ cá chết hàng loạt: Bắt đầu bồi thường trong tháng 8-2016
Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh miền Trung gửi tới các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
40-60% rạn san hô bị phá hủy
Thay mặt Chính phủ, tại báo cáo này, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà báo cáo đầy đủ diễn tiến, quá trình xử lý vụ Formosa Hà Tĩnh gây ra sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt.
Kết quả, các cơ quan đã buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính, trong đó có những hành vi như tự ý thay đổi trái phép công nghệ luyện cốc từ công nghệ dập cố khô (dùng khí trơ) sáng công nghệ dập cốc ướt (dùng nước), không xây lắp bể lọc của Trạm xử lý nước thải sinh hoạt theo cam kết trong Báo cáo tác đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Phần hậu quả của sự cố, ngoài những con số cập nhật về số lượng thuỷ hải sản chết, số tàu thuyền, ngư dân bị thiệt hại do mất việc, nguồn thu từ du lịch sụt giảm… “Có đến 450 ha rạn san hô bị tác động trực tiếp; 40-60% rạn san hô bị phá hủy”- báo cáo nhấn mạnh.
Về việc quan trắc chất lượng môi trường nước biển, đánh giá về tồn lưu ô nhiễm và các giải pháp khắc phục, Chính phủ cho biết, việc quan trắc hàng ngày tại các bãi tắm từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế vẫn được duy trì đến thời điểm hiện nay. Đến nay, môi trường nước biển đã dần được hồi phục, hầu hết các thông số đã đạt ngưỡng cho phép đảm bảo an toàn. Thợ lặn đã triển khai ghi hình, quay video hệ sinh thái dưới đáy biển ở các khu vực này. Kết quả quan trắc thể hiện mức độ ô nhiễm môi trường nước có xu hướng giảm dần theo thời gian, chất lượng nước biển đảm bảo an toàn cho mục đích tắm biển, du lịch. Dù vậy, việc xử lý ô nhiễm tồn lưu toàn khu vực được dự kiến thực hiện trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017.
Theo Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà những thiệt hại môi trường sẽ được điều tra, đánh giá toàn diện và công bố vào đầu tháng 8.
Hiện tượng cá chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người dân miền Trung
Bắt đầu bồi thường trong tháng 8-2016
Về thiệt hại gây cho xã hội, Chính phủ nhìn nhận, sự cố gây tâm lý bức xúc, bất an trong dân, làm giảm lòng tin của người dân. “Người dân nghi vấn về sự đúng đắn, đầy đủ của quá trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy ở Hà Tĩnh, giảm lòng tin vào khả năng của các cơ quan trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi trường. Sự cố để lại hệ quả bất an trong xã hội, người dân lo lắng về việc mất sinh kết, thất nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm hải sản. Nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội cũng tiềm ẩn…” – báo cáo nêu rõ.
Chính phủ xác định các hoạt động bồi thường sẽ tiếp tục triển khai trong thời gian tới, trước hết là xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, phấn đấu trong tháng 8-2016 việc bồi thường thiệt hại trực tiếp đến được với người dân.
Bài học sâu sắc
Video đang HOT
Đánh giá chung, Chính phủ cũng nhìn nhận, sự cố môi trường này là bài học để nhìn nhận, xem xét đầy đủ, toàn diện hơn về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian vừa qua, nhất là với các dự án có nguồn xả thải lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra sự cố.
Chính phủ cho biết, sẽ xác lập hệ thống các tiêu chí giúp sàng lọc, lựa chọn, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, bảo đảm đúng định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước.
Chính phủ khẳng định, việc tăng cường giám sát doanh nghiệp FDI từ góc độ bảo vệ môi trường là rất cấp bách, tránh tái diễn tình trạng thu được lợi nhuận nhưng tàn phá môi trường của Việt Nam và để lại hệ quả nặng nề cho người dân như sự cố vừa qua. Sự cố này cũng cho thấy kẽ hở trong pháp luật về đầu tư, xây dựng, môi trường, thiếu quy chuẩn cho việc triển khai các hạng mục công trình xử lý chất thải.
Về phần kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo của Chính phủ nhìn nhận, cần đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về những thách thức và vấn đề môi trường đặt ra trong chính sách phát triển hiện nay. “Chính phủ xin nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội” – báo cáo nêu.
Chính phủ cũng khẳng định sẽ rà soát, xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý, đầu tư, xây dựng dự án Khu liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương tại Formosa Hà Tĩnh. Trường hợp có vi phạm, Chính phủ nêu rõ quan điểm xử lý ngay và nghiêm theo quy định, không bao che cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào.
Theo_An ninh thủ đô
Bộ ảnh đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường
Để ghi nhận hiện trạng đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường cá chết hàng loạt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức những đợt lặn xuống vùng biển nguy hiểm này. Kết quả cho thấy, nhiều khu vực của bốn tỉnh, hệ sinh thái bị hủy diệt.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát tại đáy biển ở cả 4 tỉnh Bắc trung bộ xảy ra sự cố. Cùng Tiền phong xem bộ ảnh đáy biển miền Trung bị hủy diệt. Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 06/05/2016). Ở Mũi Ròn Mạ, san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng. Ở Hòn Sơn Dương San hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%. cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.
Quảng Bình, khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) - Vũng Chùa ngày 07/05/2016. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước tập đoạn nhỏ. Độ phủ thấp, dưới 10%. Có hiện tượng san hô chết rải rác trên cạn. Vắng bóng các đối tượng các kinh tế và các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô. Tương tự Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.
Quảng Trị, địa điểm khảo sát là Cửa Tùng. Ở đây các nhà khoa học bắt gặp phát hiện thấy hầu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra còn khá nhiều vỏ hầu nằm rải rác trên nền đáy.
Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn.
San hô bị chết trắng tại Hòn Sơn Chà
San hô bị chết trắng tại rạn san hô Bãi Chuối
Trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màng màu vàng - nâu sậm
Ghẹ bị chết trong hốc san hô tại Bãi Chuối
Cá Vẩu (Caranx ignobilis) chết trôi tại rạn san hô Bãi Chuối
Các nhà khoa học thu mẫu cá Vẩu để lấy mẫu dịch màng bám ngoài da.
Theo Nguyễn Hoài
Tiền Phong
Tiền lương của đại biểu Hội đồng nhân dân từ ngày 1/7/2016 Từ ngày 01/7/2016, Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu có hiệu lực. Theo đó đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được áp dụng theo cách tính mới. Theo đó, tiền lương của đại biểu hội đồng nhân dân (HĐND) thực hiện như sau, đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ...