Vụ C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì: Lỗi là của URC
Tại buổi làm việc với Tổ Công tác của Thủ tướng, giải thích về lô hàng C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì, ông Nguyễn Thanh Phong cho hay đó “lỗi” của doanh nghiệp.
Vụ C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì: Lỗi là của URC
Mới đây, Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về một số vấn đề đến Bộ Y tế.
Đáng chú ý, bên cạnh những nội dung chính, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Bộ trưởng Dũng nhắc đến đầu tiên trong số 8 vấn đề cần lưu ý thêm.
Lỗi là của URC
Cụ thể, tại buổi làm việc, Bộ trưởng Dũng đề cập đến việc dư luận vẫn bức xúc với việc sử dụng chất cấm, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm trong đó có trách nhiệm của Cục Quản lý dược – cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép nhập khẩu Salbutamol đã sở hở để 6/9 tấn chất này nhập về bị lưu hành trôi nổi trên thị trường, bị sử dụng cho mục đích chăn nuôi nhằm tạo nạc cho gia súc.
Ngoài ra, vụ lô hàng nước C2 và Rồng Đỏ của Công ty URC nhiễm chì cho đến giờ vẫn chưa thể thu hồi hết đã khiến dư luận bức xúc vừa qua cũng được nhắc đến.
Giải thích việc “lọt” của những lô nguyên liệu được URC nhập về để sản xuất những lô hàng nước bị nhiễm chì, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong (Bộ Y tế) cho biết:
“Lỗi” trong sự việc này nằm ở phía doanh nghiệp bởi khi mang lô sản phẩm đi kiểm nghiệm thì đảm bảo nhưng khi đưa vào sản xuất thì lô nước C2, Rồng Đỏ lại để vượt quá hàm lượng cho phép.
Trước đó, liên quan đến việc này, Bộ Y tế cũng đã từng phạt URC 5,8 tỷ đồng – số tiền lớn nhất từ trước tới nay cho một vụ việc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Vẫn chưa có phương án đền bù
Điều đáng nói, với một lượng lớn số chai nước C2 và Rồng Đỏ bị nhiễm chì chưa thể thu hồi được, vấn đề về việc bồi thường cho người tiêu dùng rất được dư luận quan tâm.
Trả lời báo chí trong một lần gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết phương án đền bù người tiêu dùng sẽ được công bố cụ thể vào một buổi họp báo trong thời gian tới, hiện tại chưa thể cung cấp.
Trước đó, đã có ít nhất 2 buổi làm việc giữa đại diện Công ty URC và Vinastas để đưa ra phương án đền bù thiệt hại tài sản diễn ra. Trong số đó, đã có một phương án đền bù được hai bên đề cập đến. Đó là khoản tài chính để đền bù được đề cập đến chỉ là đền bù thiệt hại tài sản (không bao gồm sức khoẻ).
Khoản tiền này được tính toán dựa trên dữ liệu về hai lô sản phẩm bị kết luận nhiễm chì phải thu hồi; số lượng sản phẩm đã thu hồi được; số lượng chưa thu hồi được (được hiểu là người tiêu dùng đã mua hoặc sử dụng), có kiểm chứng của Thanh tra Bộ Y tế, giá bán sản phẩm của công ty.
Tại thời điểm URC bị phạt 5,8 tỉ đồng hồi cuối tháng 5.2016, cơ quan chức năng xác định công ty đã bán hai lô sản phẩm nhiễm chì với tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 3,9 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, một phương án đền bù cho những người tiêu dùng đã mua hoặc sử dụng những chai nước C2 và Rồng Đỏ nhiễm chì (không thể thu hồi được) vẫn chưa được quyết định chính thức.
Nhưng khi nói về số tiền dùng để đền bù có thể được dựa trên giá bán chai nước của nhà sản xuất và số lượng chai không thể được thu hồi, nhiều ý kiến cho là không thoả đáng.
Trả lời báo chí, nguyên ĐBQH Bùi Thị An nói: “Tại sao lại nghĩ đến phương án đơn giản như vậy? Tôi thấy nó hơi lạ bởi vì sản phẩm đó đã gây ra sự nhiễm độc. Việc tính chính xác là khó nhưng tính bằng giá trị số lượng chai nước không thu hồi được thì chả có ý nghĩa gì. Đó chỉ là sự đền bù nước uống hoàn toàn bình thường. Phương án dựa theo phương thức tính như vậy là không ổn”.
Cũng chia sẻ với báo giới về vụ việc này, TS Đinh Xuân Thảo – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội – cho rằng căn cứ vào vỏ chai để tính toán đền bù là chuyện rất khó, vì người dùng ít khi giữ lại vỏ chai sau khi uống hết.
Theo ông Thảo, trong vấn đề này, đây là trách nhiệm dân sự: Nếu ai gây ra thiệt hại cho người khác thì phải đền bù theo trách nhiệm dân sự. Trong quy định về trách nhiệm bồi thường dân sự có quy định là phải xác định rõ thiệt hại cụ thể chứ không thể chỉ dựa trên phán đoán, suy diễn giữa người có lỗi và hậu quả xảy ra đối với người bị thiệt hại.
Vị nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp này cũng bày tỏ sự không đồng tình với phương án tính số tiền đền bù thiệt hại tài sản đối với người dân theo số lượng chai nước không thu hồi được và giá bán của nhà sản xuất bởi những chai nước đó đã bị nhiễm độc chứ không phải là những chai nước bình thường.
Theo VFPPress
Kiểm tra dây chuyền của Cty TNHH URC Hà Nội
Mới đây đoàn thanh tra liên ngành về VSATTP thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra Cty URC Hà Nội đóng tại Lô CN 22, KCN Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội). Tuy nhiên, nội dung cuộc thanh kiểm tra này đã khiến dư luận nghi ngại khi cuộc thanh kiểm tra của cơ quan hữu trách diễn ra một cách chóng vánh.
Khách hàng bức xúc vì sản phẩm lỗi
Trước đó, tháng 3/2015, anh Thạch Ngọc Tuấn, trú khu tập thể phố Hồ Xuân Hương, phường Tân Sơn, TP.Thanh Hóa cũng phát hiện bên trong chai nước do URC sản xuất có những vật lạ màu đen nổi lên. Quan sát kỹ, anh Tuấn thấy bên trong chai nước có 5 con ruồi. Tuy nhiên, sự việc này sau đó cũng rơi vào im lặng khi đại diện URC cử nhân viên đến gặp khách hàng.
Không riêng gì miền Bắc, nhiều khách hàng ở miền Nam cũng trở thành "khổ chủ" của những sản phẩm bất đắc dĩ được cho có nguồn gốc từ URC. Theo đó, ngày 14/4/2015, anh Phan Quốc Phúc (ấp 3, xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai) khi lấy chai trà xanh C2 Ô Long chanh loại 500ml được ghi do Công ty TNHH URC Việt Nam (Công ty URC - địa chỉ nhà máy đặt tại KCN Việt Nam - Singapore, Bình Dương sản xuất) để bán cho khách thì phát hiện có một chai đã chuyển sang màu đục, đóng cặn ở đáy chai, có nhiều hạt và mảng chất lạ màu trắng đục nổi lềnh bềnh bên trong chai.
Sản phẩm được sản xuất ngày 14/9/2014 và hạn sử dụng đến ngày 14/9/2015. Theo quan sát, nắp chai vẫn còn nguyên và đóng chặt, vỏ chai hoàn toàn bình thường như những chai Trà xanh C2 Ô Long chanh 500ml khác.
Anh Thạch Ngọc Tuấn, trú khu tập thể phố Hồ Xuân Hương, phường Tân Sơn, TP.Thanh Hóa cũng phát hiện bên trong chai nước do URC sản xuất có những vật lạ màu đen nổi lên
Trả lời khách hàng về những sự cố trên, đại diện Công ty URC Việt Nam đều đưa ra một nguyên nhân là do quá trình vận chuyển, sản phẩm bị va đập nên vi khuẩn lọt vào gây ra các... hiện tượng lạ.
"Ém thông tin"?
Ngay sau những thông tin liên tiếp về sản phẩm của Công ty URC Việt Nam bị khách hàng tố là có lỗi thì người tiêu dùng lại được một phen xôn xao về cuộc thanh kiểm tra của đoàn thanh tra liên ngành về VSATTP do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội chủ trì đối với Cty TNHH URC Hà Nội vào ngày 15/9/2015. Theo đó, nhiều người đã cho rằng cuộc thanh kiểm tra trên là chớp nhoáng, qua loa, thần tốc, thiếu khách quan và coi thường sức khỏe của người tiêu dùng.
Tìm hiểu về cuộc thanh kiểm tra này, chúng tôi đã nhiều lần đến trụ sở của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội. Tuy nhiên, rất nhiều lần đơn vị này khước từ trả lời báo chí với nhiều lý do khác nhau.
Phải rất vất vả các phóng viên mới gặp được ông Trần Ngọc Tụ, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm Hà Nội. Thế nhưng, vị này cho biết, bởi mình là trưởng đoàn, trả lời báo chí sẽ không khách quan nên nhường việc đó cho cấp phó của mình là bà Hoàng Thị Minh Thu. Những tưởng phóng viên sẽ có được câu trả lời thẳng thắn về những hồ nghi của người tiêu dùng liên quan đến cuộc thanh kiểm tra trên nhưng bà Thu cũng chỉ đồng ý trả lời qua... thư điện tử.
Theo trả lời qua thư điện tử của bà Thu thì đoàn thanh tra liên ngành VSATTP thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh kiểm tra Cty URC - Lô CN 22, KCN Thạch Thất - Quốc Oai vào ngày 15/9/2015.
Nội dung thanh kiểm tra là: Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước về ATTP cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ Tết Trung thu 2015, bao gồm: Các giấy tờ thủ tục pháp lý về ATTP; Kiểm tra các điều kiện ATTP thực tế; Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo qui định. Cụ thể, đoàn sẽ tiến hành kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan đến sản xuất thực phẩm như Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của sản phẩm Trà xanh hương chanh C2, Trà xanh hương táo C2; Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP và bản công bố cho sản phẩm nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ.
Tiếp đến, đoàn sẽ kiểm tra nguồn giấy tờ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của các loại nguyên liệu và bao gói dùng cho sản xuất nước giải khát, giấy khám sức khỏe định kỳ và giấy xác nhận kiến thức ATTP của người lao động. Sau đó, đoàn tiếp tục kiểm tra phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP của 3 loại sản phẩm nước giải khát mà đơn vị này sản xuất và kiểm tra phiếu kiểm nghiệm nước định kỳ dùng cho sản xuất thực phẩm.
Cũng theo trả lời của bà Thu, đoàn thanh tra liên ngành cũng thanh kiểm tra những điều kiện vệ sinh thực tế của công ty này. Theo đó, đoàn đã kiểm tra dây truyền sản xuất, kiểm tra kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, kiểm tra thiết bị chai, ly nhựa chứa đựng thực phẩm, kiểm nhãn, mác sản phẩm có đúng quy định hay không... Và, cũng trong đợt thanh kiểm tra này, đoàn đã lấy 02 mẫu nước giải khát kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sau công bố sản phẩm gồm: Nước tăng lực hương dâu hiệu rồng đỏ; Trà xanh hương chanh C2.
Với tất cả các phần việc trên, theo nhìn nhận của nhiều người thì đoàn thanh tra liên ngành phải làm việc cật lực với một quãng thời gian tương đối dài mới đảm bảo được tính khách quan, trung thực. Thế nhưng, theo trả lời của bà Thu, đoàn liên ngành chỉ làm việc trong thời gian vỏn vẹn... hơn 1 tiếng rưỡi, cụ thể là từ 10h10 đến 11h45 phút ngày 15/9.
Được biết, Công ty TNHH URC Hà Nội có cả trăm công nhân, chỉ tính riêng phần việc kiểm tra giấy khám sức khỏe định kỳ và giấy xác nhận kiến thức ATTP của người lao động nếu làm nghiêm túc cũng chiếm lượng lớn thời gian của đoàn.
Theo bà Thu, trong đợt thanh kiểm tra này, đoàn thanh tra liên ngành đã lấy 02 mẫu nước giải khát kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sau công bố sản phẩm gồm: Nước tăng lực hương dâu hiệu Rồng Đỏ; Trà xanh hương chanh C2. Hiện những mẫu này đang được tiến hành kiểm nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm chất lượng không đúng theo quy định thì sẽ xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Theo Vietnamnet
Chi cục ATVSTP Hà Nội phản hồi vụ kiểm tra 'thần tốc' Công ty URC Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã có phản hồi sau bài viết "Bí ẩn cuộc thanh tra "thần tốc" nhà máy C2" mà báo ANTT.VN đăng tải... Thanh/kiểm tra trong vòng 1 tiếng 35 phút Trong một văn bản (qua email) gửi ANTT.VN, bà Hoàng Thị Thu - Phó chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội cho...