Vụ BV Hòa Bình “đòi” hóa đơn đám ma: Bộ Y tế lên tiếng
“Tôi thấy BV Hòa Bình đã hết sức cầu thị khi tìm cách hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân. BV đã giải quyết trên cơ sở tình cảm khi đề xuất các mức hỗ trợ cho gia đình nạn nhân chứ không phải trên cơ sở kết luận của tòa án”, ông Quang nói.
Nơi xảy ra sự cố y khoa tại Hòa Bình
Liên quan đến việc bồi thường cho các nạn nhân vụ tai biến chạy thận tại BV Đa khoa Hòa Bình, chiều ngày 15/11, trao đổi với PV, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bệnh viện Hòa Bình đã giải quyết sự việc trên cơ sở tình cảm khi đề xuất các mức hỗ trợ cho gia đình nạn nhân.
Ông Quang cho biết, đối với việc bồi thường thì phải căn cứ theo kết luận của tòa án trong khi đó, để tòa án phán quyết mức độ bồi thường như thế nào lại căn cứ vào kết luận điều tra của cơ quan công an.
Trong sự việc này, nếu chờ đợi tòa án xét xử thời gian sẽ rất lâu. Bởi đối với vụ việc xảy ra tại BV Đa khoa Hòa Bình, cơ quan CSĐT đã khỏi tố vụ án và bị can. Khi có kết luận điều tra sẽ chuyển sang Viện kiểm sát để truy tố.
Video đang HOT
“Tôi thấy BV Hòa Bình đã hết sức cầu thị khi tìm cách hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân. BV đã giải quyết trên cơ sở tình cảm khi đề xuất các mức hỗ trợ cho gia đình nạn nhân chứ không phải trên cơ sở kết luận của tòa án”, ông Quang nói.
Ông Quang cho biết, BV đã nhiều lần thương lượng, thỏa thuận để bồi thường cho gia đình nạn nhân. BV đã tính toán đưa ra mức từ 163 đến 242 triệu đồng/nạn nhân. Dù vậy, các gia đình nạn nhân không đồng ý với mức BV đưa ra.
Các gia đình nạn nhân mong muốn nhận số tiền bồi thường là 250 triệu đồng/trường hợp nhưng BV không đồng ý.
BV cho rằng mức bồi thường phải khác nhau do căn cứ trên từng trường hợp cụ thể. Mức đền bù còn phải phụ thuộc vào bệnh nhân nặng, bệnh nhân nhẹ; bệnh nhân còn sức lao động hay người đang nuôi con nhỏ,… Chứ không thể đòi mức giá chung cho tất cả các bệnh nhân là 250 triệu đồng/trường hợp.
Cũng theo ông Quang, trường hợp các bên không tìm được tiếng nói chung thì phải chờ phán quyết của tòa án. Khi đó, tòa sẽ tuyên án vụ việc là do lỗi của BV; khoa hay bác sĩ thì; ai sẽ là người bồi thường và số tiền là bao nhiêu.
Lãnh đạo BV Đa khoa Hòa Bình cho biết, đối với những gia đình có bệnh nhân tử vong, ngoài việc thăm viếng theo tục lệ, BV đã hỗ trợ bước đầu để lo mai táng cho gia đình có bệnh nhân tử vong 20 triệu/gia đình. Tổng cộng 160.000.000 đồng.
Với trách nhiệm của đơn vị nơi xảy ra sự cố, BV Hòa Bình đã thực hiện việc thỏa thuận bồi thường giữa hai bên để thống nhất mức bồi thường theo quy định pháp luật.
Bệnh viện đề nghị các gia đình trong lúc chờ hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về thủ tục thanh quyết toán chi phí mai táng. Bệnh viện tạm ứng tiếp mỗi gia đình 50.000.000 đồng để giải quyết công việc trước mắt.
Hiện tại, Bệnh viện đang chờ hướng dẫn bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bồi thường đối với 8 gia đình và kết luận của cơ quan điều tra.
Trong trường hợp không nhận được hướng dẫn bằng văn bản, Bệnh viện sẽ phải nhờ Tòa án giải quyết theo luật định.
Theo Danviet
BV Hòa Bình: Chờ hướng dẫn đền bù 8 người chết do tai biến chạy thận
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết đang chờ hướng dẫn về việc bồi thường cho 8 gia đình, nếu không sẽ nhờ tòa án.
Thông báo trên trang web của mình chiều 14.11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết quá trình thương thảo mức bồi thường với gia đình 8 bệnh nhân tử vong trong tai biến chạy thận hồi tháng 5 xuất hiện nhiều khó khăn. Vì thế, bệnh viện đã báo cáo sự việc lên Sở Y tế tỉnh và đang chờ hướng dẫn bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền về thủ tục thanh quyết toán chi phí mai táng cũng như kết luận của cơ quan điều tra. Trường hợp không nhận được hướng dẫn bằng văn bản, bệnh viện sẽ nhờ tòa án giải quyết theo luật định. Trong khi chờ đợi, bệnh viện sẽ tạm ứng tiếp mỗi gia đình 50 triệu đồng.
Bệnh viện đã ba lần thương thảo cùng 8 gia đình về mức bồi thường, song vẫn chưa thống nhất. Bệnh viện cho rằng các gia đình có mức bồi thường khác nhau, chi phí mai táng rất khác nhau, đặc biệt là cơ sở để quyết toán tài chính không rõ ràng. Bệnh viện đưa ra các mức đền bù khác nhau, thấp nhất trên 140 triệu đồng, cao nhất 242 triệu đồng. Trong khi đó 8 gia đình đề nghị được đền bù một mức như nhau gồm hỗ trợ tổn thất tinh thần, chi phí mai táng, tổng cộng 250 triệu đồng; gia đình có con dưới 18 tuổi sẽ tính khoản riêng.
Tai biến chạy thận xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình ngày 29.5 là sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng. 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong; 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị sức khỏe đã hồi phục. Cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân sự cố là do nguồn nước cung cấp cho việc lọc thận, chạy thận nhân tạo; các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương bị cách chức từ ngày 9/8. Bệnh viện đa khoa tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ khôi phục lại đơn nguyên thận để tiếp nhận người bệnh.
Ngày 16.8, các gia đình gửi đơn tới Bộ Công An, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Y tế, lãnh đạo chính quyền, ngành y tế và công an tỉnh Hòa Bình kiến nghị xử lý trách nhiệm các bên liên quan vụ tai biến. Đây là lần đầu tiên các gia đình lên tiếng về vụ việc. Trong đơn các gia đình này cho biết đau xót trước cái chết oan uổng của người thân song họ vẫn kiềm chế, không có bất cứ hành động nào gây mất trật tự tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Từ cuối tháng 9, các gia đình bắt đầu thỏa thuận với bệnh viện về mức đền bù. Sau tai biến, lãnh đạo bệnh viện đã thăm hỏi và chia sẻ với gia đình các nạn nhân, hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong 20 triệu đồng.
Theo Nam Phương (VNE)
Thông tin mới nhất vụ BV Hòa Bình "đòi" hóa đơn đỏ tổ chức đám ma Bệnh viện Hòa Bình cho biết, bệnh viện sẽ tạm ứng tiếp mỗi gia đình có người tử vong sau sự cố chạy thận 50.000.000 đồng để giải quyết công việc trước mắt. Nơi xảy ra sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong ở Hòa Bình Ông Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình tạm thời kiêm...