Vụ buôn lậu thực phẩm, rượu từ Đài Loan về Việt Nam ở Công ty Trang Bách: Đề nghị truy tố 2 bị can
Công an TP.HCM cũng ra quyết định truy nã đối với bị can Lin Yung Hsiang về tội ‘buôn lậu’. Lin Yung Hsiang là chủ Công ty Trang Bách có hành vi xuất nhập khẩu thực phẩm, rượu… từ Đài Loan về Việt Nam nhưng không khai báo.
Ngày 12.7, Cơ quan CSĐT (PC03), Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Ngô Tấn Phi (40 tuổi, quê Tiền Giang), Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Giang Đô (viết tắt Công ty Đại Giang Đô) và Tsằn Quân (38 tuổi, quê Đồng Nai), nhân viên Công ty Giang Đô, cùng về tội “Buôn lậu”. Cả hai bị can có hành vi buôn lậu thông qua sử dụng pháp nhân Công ty Trang Bách (trụ sở TX.Tân Uyên, Bình Dương).
Hứa “xin Hải quan không ghi nhận hàng hóa ngoài khai báo”
KLĐT thể hiện, Lin Yung Hsiang (63 tuổi, người Đài Loan) là người điều hành mọi hoạt động của Công ty Trang Bách. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sửa chữa, lắp ráp, bảo trì các loại máy phát điện, máy chế biến gỗ, cho thuê xe nâng.
Để tạo thuận lợi cho việc kinh doanh, Lin Yung Hsiang thuê L.V.C làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc Công ty Trang Bách. Do đó, L.V.C phụ trách ký tên trên hồ sơ, chứng từ với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.
Trước khi thành lập Công ty Trang Bách tại Việt Nam, Lin Yung Hsiang có lập Công ty C. tại Đài Loan và để vợ đứng tên làm giám đốc. Công ty C. chuyên thu mua hàng hóa tại Đài Loan sau đó xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Trong vụ án này, CQĐT xác định, đầu năm 2016, Lin Yung Hsiang thu gom hàng hóa tại Đài Loan sau đó nhờ Công ty C. làm đại diện pháp nhân xuất khẩu lô hàng đến Việt Nam và lập hợp đồng mua bán với Công ty Trang Bách.
Lin Yung Hsiang mở tờ khai hải quan hàng hóa là xe lu, động cơ máy xúc lật, lọc dầu máy phát điện (đã qua sử dụng) và tủ điều khiển máy phát điện mới 100% xuất xứ Đài Loan. Tuy nhiên, Lin Yung Hsiang đã nhập khẩu thêm hàng hóa là thực phẩm, quần áo và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Do Công ty Trang Bách không đủ điều kiện nhập khẩu đối với hàng hóa là thực phẩm nên khoảng tháng 3.2016, Lin Yung Hsiang thuê bị can Tsằn Quân làm thủ tục mở tờ khai nhập khẩu hàng hóa lô hàng trên, nhưng không khai báo hải quan đối với hàng hóa là thực phẩm.
Video đang HOT
Qua trao đổi, Tsằn Quân đồng ý và báo cho bị can Ngô Tấn Phi biết. Sau đó, Quân và Phi cùng thống nhất với Lin Yung Hsiang “Sẽ xin hải quan không ghi nhận hàng hóa ngoài khai báo nếu bị phát hiện”.
Sau đó, Lin Yung Hsiang cung cấp cho Tsằn Quân danh sách hàng hóa là thực phẩm trước khi mở tờ khai hải quan.
Công an TP.HCM truy nã Lin Yung Hsiang
Tài liệu hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 4.4.2016, Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực I có phiếu đề xuất thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, chuyển luồng đỏ đối với lô hàng của Công ty Trang Bách.
Qua kiểm tra, cơ quan hải quan phát hiện hàng hóa Công ty Trang Bách có hành vi nhập khẩu hàng hóa không khai báo đối với hàng hóa là thực phẩm, rượu và khai báo sai tên hàng đối với hàng hóa là tấm lọc bụi của máy điều hòa. Cơ quan hải quan chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an TP.HCM điều tra theo thẩm quyền.
Qua điều tra, Công an TP.HCM xác định, đối với các tài sản, như: cháo ăn liền, miếng gói, bánh kẹo, rượu bình sứ loại 1 lít, rượu loại 58 độ và loại 38 độ do trên thị trường không có thông tin giao dịch nên Hội đồng định giá từ chối định giá.
Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự TP.HCM thống nhất sử dụng kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn để ước tính giá các tài sản còn lại trong vụ án theo giá thị trường tính tại thời điểm tháng 4.2016 là hơn 619 triệu đồng.
Từ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 1.6, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lin Yung Hsiang. Do Lin Yung Hsiang đã bỏ trốn, xuất cảnh đi nước ngoài, ngày 16.6, Công an TP.HCM đã ra quyết định truy nã đối với Lin Yung Hsiang.
Tại CQĐT, Tsằn Quân khai nhận thường xuyên làm dịch vụ hải quan nên biết quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu hàng hóa trước khi mở tờ khai hải quan để khai báo được chính xác. Tuy nhiên, Quân đã không thực hiện mà có ý định xin Hải quan bỏ qua vi phạm nếu bị phát hiện.
Trong vụ án này, CQĐT xác định, Tsằn Quân và Ngô Tấn Phi đã có hành vi giúp sức cho Lin Yung Hsiang sử dụng pháp nhân Công ty Trang Bách mở tờ khai hải quan, làm thủ tục buôn lậu hàng hóa từ Đài Loan về Việt Nam. Hành vi của Quân và Phi đủ yếu tố cấu thành tội “Buôn lậu” theo Khoản 3, Điều 188 Bộ luật Hình sự.
Vợ cựu thiếu tướng cảnh sát biển bị truy tố vì giúp chồng nhận hối lộ
Cùng với chồng là cựu tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 Lê Xuân Thanh, bà Phan Thị Xuân cũng bị truy tố về tội nhận hối lộ với vai trò giúp sức cho chồng.
Bà Xuân bị cáo buộc có 11 lần nhận tổng số tiền 1,8 tỉ đồng từ 'trùm buôn lậu' xăng.
Hai cựu thiếu tướng cảnh sát biển Lê Xuân Thanh (trái) và Lê Văn Minh (phải) khi còn đương chức - Ảnh: Đ.X.
Viện kiểm sát quân sự trung ương đã ban hành cáo trạng truy tố 14 bị can, trong đó có nhiều cựu sĩ quan cảnh sát biển liên quan đường dây buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng dầu từ Singapore về Việt Nam do 'trùm buôn lậu' Phan Thanh Hữu (sinh năm 1957, giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cầm đầu.
11 lần nhận tổng số tiền 1,8 tỉ đồng
Trong vụ án trên, ngoài hành vi nhận hối lộ của các ông Lê Văn Minh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4) và Lê Xuân Thanh (cựu thiếu tướng, cựu tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3), cáo trạng của viện kiểm sát còn nêu rõ vợ của hai cựu sĩ quan cấp tướng này trực tiếp nhận tiền từ người buôn lậu.
Cáo trạng nêu rõ, khi tiếp nhận xăng nhập lậu từ Singapore đưa về vùng biển Việt Nam, Phan Thanh Hữu đều liên lạc, gọi điện, nhắn tin báo cho cựu tư lệnh Lê Văn Minh biết để giúp đỡ, bảo kê, không bị kiểm tra bắt giữ.
Hằng tháng, Hữu chi tiền để hối lộ cho Lê Văn Minh trực tiếp hoặc thông qua vợ, con của Minh với tổng số tiền là 6,9 tỉ đồng.
Tương tự, thông qua sự giới thiệu của Lê Văn Minh, Phan Thanh Hữu tiếp cận cựu thiếu tướng Lê Xuân Thanh để đặt vấn đề bảo kê đường dây buôn lậu xăng dầu của Hữu và đồng phạm.
Từ tháng 3-2020, Phan Thanh Hữu đã chỉ đạo con trai hằng tháng hối lộ cho ông Thanh bằng cách mang tiền đến Bà Rịa - Vũng Tàu để đưa cho bà Phan Thị Xuân là vợ ông Thanh. Tổng số tiền Hữu khai hối lộ cho ông Thanh là 1,8 tỉ đồng.
Đáng chú ý, cùng với cựu tư lệnh Lê Xuân Thanh, vợ ông là bà Phan Thị Xuân cũng bị truy tố về tội nhận hối lộ với vai trò giúp sức cho chồng. Bà Xuân bị cáo buộc có 11 lần nhận tổng số tiền 1,8 tỉ đồng từ Phan Thanh Hữu thông qua Hoàng Anh.
2 cựu thiếu tướng đã khắc phục xong thiệt hại
Đối với bà Trần Thị Liên (vợ cựu thiếu tướng Lê Văn Minh) và con gái Lê Diệu Linh, cáo trạng cho rằng 2 phụ nữ này nhận tiền nhưng không biết đó là khoản mà Phan Thanh Hữu đưa hối lộ cho ông Lê Văn Minh.
Quá trình điều tra, bà Liên nhận thức được đó là tiền bất chính nên đã nộp lại 1,25 tỉ đồng. Ông Minh cũng nộp lại 450 triệu đồng mà vợ đã nhận để khắc phục.
Cáo trạng nêu rõ, hành vi của Trần Thị Liên có dấu hiệu tội nhận hối lộ hoặc lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn trục lợi. Nhưng xét ý thức, động cơ, tính chất mức độ hành vi thấy không cần thiết phải xử lý hình sự.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ tổng số tiền hơn 34 tỉ đồng. Trong đó, 2 cựu thiếu tướng Lê Văn Minh và Lê Xuân Thanh được ghi nhận đã khắc phục xong toàn bộ thiệt hại bị cáo buộc gây ra.
Ngoài 2 cựu thiếu tướng cảnh sát biển, 4 bị can khác bị truy tố cùng tội nhận hối lộ theo điểm a, khoản 4, điều 354 Bộ luật hình sự gồm: Nguyễn Văn An; Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, cựu thượng tá, đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh); Phạm Văn Trên (53 tuổi, cựu đại tá, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh); Nguyễn Thanh Lâm (50 tuổi, cựu trung tá, hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng).
Viện kiểm sát quân sự trung ương cũng truy tố 4 bị can khác cùng về tội nhận hối lộ quy định tại điểm c, đ, khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự (nhận hối lộ từ 100 - 500 triệu đồng, gây thiệt hại từ 1 - 3 tỉ đồng), gồm:
Sơn Hoàng Ngự (41 tuổi, cựu thượng úy, nhân viên Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh); Lưu Thế Đức (41 tuổi, cựu thiếu tá, phó đoàn trưởng Đoàn trinh sát số 2, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển); Lê Văn Phương (58 tuổi, cựu thượng tá, phó Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Trà Vinh); Phạm Hồ Hải (53 tuổi, trú TP Cần Thơ).
Ngoài ra, bị can Cao Phước Hoài (26 tuổi, trú tại Bình Định, anh họ của vợ Nguyễn Văn An đồng thời là nhân viên tại cây xăng Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, TP.HCM do Nguyễn Văn An quản lý) bị truy tố tội không tố giác tội phạm.
Phiên tòa xét xử 2 cựu tư lệnh vùng cảnh sát biển và 12 bị cáo liên quan dự kiến diễn ra trong 3 ngày (từ 12-7 đến 14-7) tại Tòa án quân sự thủ đô Hà Nội do thẩm phán, thượng tá Nguyễn Hồng Phong làm chủ tọa.
Hoãn phiên xử 'trùm cuối' trong đường dây buôn lậu 136 triệu lít xăng dầu Trong vụ án này, đã bốn lần tòa lên lịch xét xử sơ thẩm nhưng cả bốn phải tạm hoãn phiên tòa do nhiều lý do. Ngày 11-7, theo lịch xét xử, TAND tỉnh Bình Thuận sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Luyện Xuân Tràng, "trùm cuối" đường dây buôn lậu hơn 136 triệu lít xăng, dầu tổng trị...