Vụ buôn lậu 92kg vàng: Từ buôn lậu thành kinh doanh trái phép!
Bị khởi tố về hành vi buôn lậu 92 kg vàng, nhờ thay đổi lời khai, các bị cáo chỉ bị truy tố tội “kinh doanh trái phép”.
Sáng 20-1, TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã xét xử vụ án “kinh doanh trái phép” đối với 7 bị cáo: Nguyễn Ngọc Luân (SN 1958), Nguyễn Thị Tuyết Vân (SN 1966), Lê Văn Don (SN 1959), Hồng Đức Sanh (SN 1950), Nguyễn Văn Lợi (SN 1979) cùng ngụ tỉnh An Giang và Phạm Tùng Nguyên (SN 1958), Tiêu Khai Phến (SN 1969) – cùng ngụ TP HCM. Các bị cáo này trước đây bị khởi tố về tội buôn lậu. Tuy nhiên, sau khi được tại ngoại điều tra, nhờ thay đổi lời khai, các bị cáo chỉ bị truy tố tội “kinh doanh trái phép”.
Mua bán hơn 300 kg vàng
Theo cáo trạng, lúc 0h ngày 4-2-2010, Công an huyện Châu Thành phối hợp với Công an tỉnh Tiền Giang kiểm tra một ô tô và phát hiện 92 kg vàng. Don, Sanh, Lợi đi trên ô tô nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc và khai số vàng này là của Luân, Vân.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 20-1
Luân và Vân khai nhận với cơ quan điều tra là đã mua 92 kg vàng của bà Tăng Ly Sun ở Campuchia để bán cho Nguyên và Phến. Sau khi bị cơ quan công an bắt giữ, Nguyên và Phến khai nhận Vân, Luân mua vàng từ Campuchia của bà Tăng Ly Sun và con là Phong Khi Yen để bán cho mình.
Trước đó, khi biết 92 kg vàng đã bị cơ quan công an thu giữ, Nguyên và Phến vẫn yêu cầu Luân và Vân giao vàng như đã thỏa thuận. Để giữ uy tín, Vân và Luân vẫn tiếp tục mua vàng từ bà Sun để giao cho Phến và Nguyên.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, Vân và Luân đã khai quy trình mua vàng lậu từ Campuchia đưa về Việt Nam tiêu thụ. Theo đó, khoảng giữa năm 2009, bà Sun đến Việt Nam tìm Vân và đặt vấn đề bán vàng trái phép qua biên giới. Sau đó, Vân tìm mối tiêu thụ ở TP HCM để hưởng chênh lệch. Theo thỏa thuận giữa Vân và bà Sun, trong quá trình vận chuyển vàng từ Campuchia về Việt Nam, nếu bị bắt giữ thì bà ta chịu trách nhiệm. Khi vận chuyển từ An Giang đến TP HCM, nếu bị cơ quan chức năng bắt giữ thì Vân chịu trách nhiệm.
Vân, Nguyên, Phến khai nhận ngoài số vàng bị thu giữ, Vân đã mua của bà Sun 76 kg vàng và bán trót lọt cho Phến và Nguyên. Luân còn mua của bà Sun 86 kg vàng rồi bán cho Nguyên, Phến. Ngoài số vàng bán cho Nguyên và Phến, Vân và Luân còn mua tổng cộng 124 kg vàng bán cho 3 tiệm ở TP HCM. Vân và Luân cho biết đã buôn bán trót lọt tổng cộng hơn 300 kg vàng từ Campuchia về Việt Nam.
Sau khi bị điều tra về hành vi buôn lậu, Luân và Vân được tại ngoại chờ hầu tòa. Trong thời gian này, bất ngờ Luân và Vân thay đổi lời khai, cho rằng số vàng bị thu giữ không phải mua của mẹ con bà Sun mà của 2 phụ nữ tên Mũi, Hai ở huyện Tịnh Biên và khu vực núi Sam, tỉnh An Giang. Nhờ vậy, tất cả bị can trong vụ án được cơ quan chức năng thay đổi tội danh từ “buôn lậu” thành “kinh doanh trái phép” và được tại ngoại.
Lời khai bất nhất
Tại phiên xử ngày 20-1, khi bị chủ tọa phiên tòa hỏi “mua bán vàng bằng cách thức nào”, bị cáo Luân khai nhận: “Mũi đến chào hàng và được giá thì mua, chứ không biết ở đâu và cũng không có số điện thoại của Mũi. Chỉ biết Mũi ở chợ Tịnh Biên”. Chủ tọa hỏi tiếp: Chỗ bị cáo đến chợ Tịnh Biên chỉ hơn 25 km, trong khi mua bán vàng với số lượng lớn mà không biết là sao?”. Bị cáo Luân im lặng.
Về việc tại cơ quan điều tra, Luân khai mua vàng của Sun, sau đó lại nói mua của Mũi, bị cáo này giải thích: “Lúc bị bắt khai đại”! Chủ tọa hỏi: “Mỗi lần bị cáo mua của Mũi bao nhiêu vàng?”. Luân đáp: “Ít lắm, chỉ vài cây thôi”. Chủ tọa tiếp tục truy: “Bị cáo mua của Mũi bao nhiêu vàng?”, Luân đáp: “Không nhớ”.
Tuy nhiên, sau đó, chủ tọa hỏi: “Bị cáo bán và thu lợi bất chính bao nhiêu?”, Luân trả lời ngay: “Hơn 210 kg vàng và thu lợi bất chính 88,8 triệu đồng”. Chủ tọa hỏi tiếp: “Không nhớ mua của Mũi bao nhiêu thì làm sao biết số bán ra và thu lợi bất chính”. Luân đáp gọn: “Do cơ quan điều tra tính giùm”!
Hôm nay, 21-1, tòa tiếp tục xét xử.
Theo Minh Sơn (Người Lao Động)
Vụ "kiện hòn đá": Tòa cho tự thỏa thuận
Sau gần 1 ngày xét xử, chiều 17/12, TAND tỉnh Gia Lai đã "gợi ý" và đồng ý cho phía chính quyền UBND huyện Chư Sê được thỏa thuận với bà Trần Thị Sắc về việc giải quyết cục đá.
Ngày 17/12, TAND tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa phúc thẩm, xét xử vụ "hòn đá bị giam" mà nguyên đơn là bà Trần Thị Sắc (trú xã H'Bông, Chư Sê, Gia Lai) người đã phát hiện ra cục đá trong lúc đào ao ở vườn nhà mình. Còn bị đơn là ông Nguyễn Hồng Linh- Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, người đã kí quyết định tịch thu cục đá của bà Sắc.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, ngày 14/3/2012, sau khi đào ao nhà mình, gia đình bà Sắc phát hiện tảng đá lớn có hình dáng đẹp. Bà Sắc đã thuê xe cẩu hòn đá lên và mang về nhà người quen chùi rửa để chơi cảnh trong gia đình. Tuy nhiên, khi hòn đá vừa được "tắm rửa" sạch sẽ thì ngày 28/3/2012, bỗng dưng một đoàn cán bộ liên ngành huyện Chư Sê lên đến vài chục người đã kéo đến lập biên bản, tịch thu cục đá của bà Sắc để mang về UBND huyện chờ xử lý (?!).
Không chỉ vậy, bà Sắc còn bị chính quyền huyện phạt hành chính 2 triệu đồng vì vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc.
Quá bức xúc trước sự việc trái khoáy trên, bà Sắc đã làm đơn kiện Chủ tịch huyện để đòi lại công bằng cho gia đình mình.
Hòn đá của bà Sắc được trưng bày ở Quảng trường cho mọi người chiêm ngưỡng
Kết quả phiên tòa sơ thẩm của TAND huyện Chư Sê, bà Sắc đã bị tòa bác yêu cầu khởi kiện và giữ nguyên quyết định xử phạt của ông Chủ tịch huyện.
Tại phiên phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng việc chính quyền huyện tịch thu hòn đá của người dân là "trái với pháp luật và đạo lý". Hội đồng xét xử cũng nhận xét, biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành tịch thu hòn đá cũng không khách quan. Ngay từ đầu Đoàn kiểm tra của huyện cũng không xác định được hòn đá trong vụ án là loại đá gì.
Còn phía bị đơn là chính quyền vẫn một mực giữ ý kiến cho rằng "việc tịch thu hòn đá là đúng".
Không chỉ việc tịch thu hòn đá một cách không rõ ràng, mà trong lúc vụ việc vẫn chưa ngã ngũ thì chính quyền tỉnh Gia Lai đã mang hòn đá trên ra trưng bày gần Quảng trường Đại đoàn kết của tỉnh.
Chính vì vậy, tại phiên tòa, Chủ tọa cho rằng, việc bà Sắc yêu cầu UBND huyện trả lại cục đá là rất khó. Vì cục đá đang đặt tại Quảng trường Đại đoàn kết để cho nhiều người chiêm ngưỡng...
Cuối phiên xét xử, Hội đồng xét xử chưa tuyên án mà đã cho phiên tòa tạm hoãn trong vòng 15 ngày để 2 bên tự thỏa thuận. Nếu 2 bên không thỏa thuận được, Hội đồng xét xử sẽ tiếp tục mở phiên tòa và tuyên án.
Thiên Thư
Theo Dantri
Nữ thẩm phán trẻ luôn làm chủ tình hình Vẫn còn sớm khi đề cập đến bản lĩnh và "tài nghệ" điều khiển phiên tòa ở vụ "đại án" Vinalines của nữ thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Ngô Thị Ánh (SN 1974). Nhưng hai ngày xét xử liên tục vừa qua, điều mà các phóng viên và hầu hết người có mặt tại tòa đều ghi nhận là bà Ánh tuy...