Vụ BOT Cai Lậy: Làm sao giải quyết được gốc rễ vấn đề?
Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, việc tăng thêm một lượng tiền lớn mệnh giá 100 đồng để trả lại cho lái xe chỉ là giải pháp tình thế. Để chấm dứt tình trạng căng thẳng phải giải quyết được gốc rễ vấn đề.
Lực lượng cảnh sát ở khu vực trạm thu phí BOT Cai Lậy để giữ gìn an ninh trật tự. Ảnh: VNE
Theo ĐB Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc lái xe dùng tiền mệnh giá nhỏ, lúc dùng tiền mệnh giá to để trả tiền phí khi qua trạm thu phí Cai Lậy là kiểu phản ứng chính sách.
“Nếu không giải quyết được vấn đề, làm không khéo dễ dẫn tới bức xúc, cứ nghĩ kế đối phó nhau sẽ không hay”, ông Phong nói.
Theo ĐB Nguyễn Thanh Hồng, cần phải công khai minh bạch dự án để người dân biết. Khi đảm bảo công khai minh bạch, người dân thấy việc đặt trạm thu phí như vậy là đúng thì họ sẽ đồng thuận.
Trong vụ việc căng thẳng ở trạm thu phí Cai Lây, người dân nghi ngờ và đặt câu hỏi đường được đầu tư một nơi, việc đặt trạm thu phí một nơi theo kiểu “lùa” dân vào. Quốc lộ 1A vốn là tuyến đường của Nhà nước làm từ nguồn kinh phí do người dân đóng phí đường bộ, phí đó là để đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường.
“Giữa chính quyền địa phương, nhà đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải phải có cách để xử lý triệt để vấn đề này, không nên để co kéo giữa người dân với nhà đầu tư, việc co kéo dài sẽ dẫn đến mất an ninh trật tự. Chính quyền cũng như lực lượng công an không thể luôn túc trực để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, vấn đề bức xúc giữa lái xe và phía thu phí”, ĐB Hồng nói.
Trạm thu phí Cai Lậy ngay từ khi hoạt động đã có sự bất hợp lý khi xác định mức phí, người dân phản ứng, phía cơ quan chức năng lại giảm mức thu. “Qua đó, người dân càng đặt vấn đề ở đây hợp đồng ký kết không đảm bảo lợi ích giữa các bên, họ cho rằng lợi ích nghiêng về phía nhà đầu tư”, ĐB Hồng cho biết.
ĐB Hồng cho rằng, để giải quyết tận gốc vấn đề, có thể Nhà nước dùng khoản tiền (phí đường bộ người dân đã đóng) để trả lại chi phí cho nhà đầu tư đã nâng cấp, sửa chữa một số đoạn của quốc lộ 1A, sau đó chuyển trạm thu phí về vị trí khác. Nhà nước phải tính toán để nhà đầu tư không bị thiệt hại.
“Để xảy ra vụ việc như vậy cần phải xem xét nguyên nhân do đâu, do quy định của pháp luật hay do làm việc tắc trách của cơ quan quản lý nhà nước. Qua đây cũng là bài học kinh nghiệm để khi triển khai các dự án, việc tham vấn lấy ý kiến nhân dân để đánh giá tác động thế nào, làm thế nào để tạo sự đồng thuận của người dân”, ĐB Hồng bày tỏ.
Theo ĐB Đặng Thuần Phong, Quốc hội đã khẳng định BOT là chính sách đúng, cần phải phát huy, nhưng cần phải có cách làm hợp lý mới phát huy được tính đúng đắn của chính sách.
“Chủ trương làm BOT là tốt, nhưng cách làm là quan trọng. Nếu nói chưa có văn bản pháp luật thì Chính phủ sớm trình, còn quy định giao cho Bộ làm dễ dẫn tới lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, rồi vấn đề không minh bạch dễ gây ra những bức xúc khó lường. Khi xảy ra vụ việc căng thẳng như ở trạm thu phía Cai Lậy cần có biện pháp khắc phục ngay. Nếu như không có biện pháp khắc phục triệt để những hệ lụy cũ thì rất khó triển khai được dự án BOT mới, nhất là sắp tới triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông (dự kiến hơn một nửa kinh phí không dùng ngân sách)”, ĐB Phong nói
Clip: Tài xế phản ứng vì BOT Cai Lậy bất ngờ thu phí trở lại.
Sáng 30.11, trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) đã hoạt động trở lại sau 3 tháng rưỡi tạm ngừng hoạt động (từ 15.8). An ninh tại khu vực này đã được thắt chặt. Tuy nhiên sau vài giờ hoạt động, trạm thu phí này đã phải xả cửa.Cụ thể, đến 12h45, sau hơn 3 tiếng hoạt động trở lại, trạm BOT Cai Lậy đã phải xả trạm do nhiều tài xế trả tiền lẻ gây kẹt xe kéo dài. Đến 13h35, trạm này tiếp tục thu phí trở lại. Tới 16h50, trạm này buộc phải xả trạm lần hai.Vào lúc 1h30 ngày 1.12, hướng lưu thông từ TP.HCM đi Cần Thơ tê liệt hoàn toàn tại trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang khi một nhóm tài xế trả tiền lẻ 25.100 đồng và yêu cầu phải trả lại tiền thừa. Trạm thu phí tiếp tục phải xả trạm lần thứ ba.Trong quá trình giằng co ở trạm thu phí có 2 tài xế bị đưa về trụ sở công an làm việc, sau đó 2 tài xế rời trụ sở công an.Trong ngày 1.12, trạm thu phí Cai Lậy lại tạm ngưng hoạt động, đến đêm cùng ngày trạm thu phí hoạt động trở lại.
Theo Danviet
CHÍNH THỨC: BOT Cai Lậy đã chốt ngày giờ thu phí trở lại
Sau hơn 3 tháng tạm dừng hoạt động do bị các tài xế phản đối bằng cách dùng tiền lẻ, BOT Cai Lậy chuẩn bị hoạt động trở lại.
Liên quan tới vụ việc trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) tạm dừng hoạt động nhiều tháng qua, trao đổi với PV tối 27/11, ông Nguyễn Phú Hiệp - Giám đốc Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 (đơn vị quản lý trạm thu phí BOT Cai Lậy) cho biết, trạm thu phí này sẽ chính thức hoạt động trở lại từ 9h sáng 30/11.
Ông Hiệp cũng cho biết thêm, ở lần thu phí trở lại này, công ty đã chuẩn bị kỹ lưỡng các kế hoạch nhằm giúp việc thu phí được thông suốt và không để xảy ra ùn ứ giao thông khi qua trạm. Theo đó, sẽ có một vùng đất rộng khoảng 800 mét vuông dành riêng cho việc kiểm đếm và bán vé cho các lái xe dùng tiền lẻ.
Trước đó, vào các ngày 13 và 14/8, nhiều tài xế đã lên tiếng phản đối việc trạm thu phí nói trên được đặt ở Quốc lộ 1, không đúng với bản chất của nó là trạm thu phí đường tránh thị xã Cai Lậy. Để thể hiện sự phản đối, nhiều tài xế đã dùng tiền lẻ để mua vé khi qua trạm, gây khó khăn cho hoạt động tại đây và dẫn tới kẹt xe, phải xả trạm.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy đã "xả cửa" từ giữa tháng 8 cho tới nay.
Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và các bên liên quan để tìm giải pháp cho BOT Cai Lậy. Sau buổi họp vào ngày 16/8, Bộ GTVT cho biết, các bên đã thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm so với trước đó, cụ thể:
Phương tiện loại 1: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng. Mức phí giảm từ 35.000 đồng/lượt xuống còn 25.000 đồng/lượt.
Phương tiện loại 2: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn. Mức phí giảm từ 50.000 đồng/lượt xuống còn 35.000 đồng/lượt.
Phương tiện loại 3: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn. Mức phí giảm từ 60.000 đồng/lượt xuống còn 40.000 đồng/lượt.
Phương tiện loại 4: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit). Mức phí giảm từ 100.000 đồng/lượt xuống còn 70.000 đồng/lượt.
Phương tiện loại 5: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit). Mức phí giảm từ 180.000 đồng/lượt xuống còn 140.000 đồng/lượt; vé tháng và vé quý thực hiện theo quy định trên cơ sở vé lượt này.
Theo Bộ GTVT, tại cuộc họp, nhà đầu tư dự án cũng thống nhất: Giảm tối đa (100%) giá dịch vụ cho chủ sở hữu phương tiện loại 1 và loại 2 có hộ hộ khẩu thường trú tại các xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy (không kinh doanh vận tải); giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện còn lại tại 4 xã trên và xe buýt hoạt động nội tỉnh Tiền Giang.
Theo Danviet
Vụ BOT Cai Lậy: Chuyển gấp tiền 100 đồng từ TP.HCM về Tiền Giang Tiền mệnh giá 100 đồng hoàn toàn vẫn còn yếu tố pháp lý để lưu thông trên thị trường. Một tài xế đang dùng 25.100 đồng để mua vé 25.000 đồng, rồi yêu cầu được thối lại đúng 100 đồng. Vừa qua, các tài xế đã đồng loạt phản đối việc trạm thu phí BOT đường tránh thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền...