Vụ bò trượt ngã làm lộ bê tông cốt cây: Lãnh đạo Sở nói gì?
Một chú bò nhảy qua kênh mương ở tỉnh Bình Định nhưng bị trượt chân ngã làm vỡ thanh giằng bê tông trên mặt kênh đã làm lộ… cốt cây bên trong.
Chiều 2.11, ông Nguyễn Hữu Vui, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, cơ quan này vẫn đang chờ báo cáo kiểm tra chính thức từ Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Định, liên quan đến vụ việc thanh giằng bêtông trên mặt kênh S8 (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước) bị bong tróc, lộ cốt cây bên trong.
“Sau khi nhận được báo cáo, chúng tôi sẽ kiểm tra và có hướng xử lý phù hợp”, ông Vui nói.
Thanh giằng nằm ngang trên mặt kênh S8 (xã Phước Quang) được phát hiện bê tông cốt cây.
Trong khi đó, ông Lê Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phước Quang cho hay, vẫn chưa rõ vì sao thanh giằng bê tông trên mặt kênh lại chứa cốt cây bên trong.
Video đang HOT
“Tôi chưa rõ nguyên nhân nhưng đến thời điểm này thì chủ đầu tư dự án họ đã thay bằng thanh giằng khác rồi. Kênh mương này đang phục vụ tưới tiêu cho 3 thôn Quảng Điền, Lương Quang, Tân Điền (xã Phước Quang) và cả xã Phước Hòa với diện tích khoảng 150ha. Sau khi hoàn thành, kênh mương hoạt động cũng rất hiệu quả”, ông Hạnh cho hay.
Hệ thống kênh S8 bố trí hơn 200 thanh giằng bảo vệ hai bên thành kênh
Theo ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Định, công trình trên được xây dựng vào năm 2013 với tổng kinh phí khoảng 900 triệu đồng, do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi làm chủ đầu tư và Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đăng Khoa là đơn vị thi công.
“Công nhân nghịch ngợm làm chuyện ‘trời ơi’, lấy sắt làm chuyện khác, rồi thiếu nên mới đưa cây tầm bậy vào. Hơn 200 thanh giằng nhưng chỉ có 1 thanh có chứa cây bên trong thôi nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình cả. Kênh mương được đưa vào sử dụng mấy năm nay rồi, bê tông vẫn còn láng bóng, sử dụng bình thường chứ có gì đâu”, ông Phú nói.
Trước đó, Dân Việt đã thông tin, sự việc hy hữu trên được phát giác khi một nông dân ở xã Phước Quang đi chăn bò chứng kiến cảnh con bò chạy trượt chân ngã xuống thanh giằng nằm ngang trên mặt kênh S8 với mục đích chống chằng và bảo vệ hai bên thành kênh. Ngay sau đó, lớp bê tông bên ngoài thanh giằng đã bị bong tróc, làm lộ cốt cây bên trong.
Theo Danviet
Xử lý ngập úng khu vực xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La
UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La vừa có tờ trình UBND tỉnh xin chủ trương đầu tư thực hiện dự án Xử lý ngập úng khu vực bản Co Tăng, Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ.
xây dựng hệ thống mương thoát ngập nhằm giảm ngập úng trên diện rộng tại khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông
Những năm gần đây, vào mùa mưa, tại khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông thường xuyên bị ngập úng với diện tích và thời gian ngập kéo dài. Trận mưa gần đây nhất do ảnh hưởng cơn bão số 3, 4 với lượng mưa rất lớn. Lượng mưa đo được trong 4 ngay tại Vân Hồ là 508mm, gây ra ngập úng nhiều vùng trên địa bàn huyện.
Tại khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, ngập úng diện rộng đã làm ngập nhiều nhà dân, trường học và nhiều diện tích hoa màu vườn cây ăn quả, gây thiệt hại lớn về tài sản, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, tuyến đường quốc lộ 6 đoạn Km155 650 - Km155 900m đi qua địa phận bản Co Tăng, bản Co Chàm, bị ngập sâu từ 1-1,5m chiều dài ngập khoảng 250m đã làm tuyến quốc lộ 6 bị chia cắt không lưu thông được. Tuyến quốc lộ 6 là tuyến đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về đảm bảo quốc phòng an ninh và kinh tế xã hội khu vực.
Ngoài ra, khu vực bản Co Chàm, xã Lóng Luông hiện đang triển khai đầu tư dự án nhà máy chế biến quả và nước hoa quả ứng dụng công nghệ cao do tập đoàn TH thực hiện. Nếu không được đầu tư xây dựng hệ thống chống ngập triệt để cho khu vực này sẽ gây ra tình trạng ngập úng nhà máy, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của nhà máy khi nhà máy đi vào hoạt động. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng công trình xử lý ngập úng khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ là hết sức cần thiết và cấp bách.
Tại khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ thường xuyên bị ngập úng với diện tích và thời gian ngập kéo dài.
Việc triển khai xây dựng Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Hồ đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lóng Luông đến năm 2020. Mục tiêu đầu tư Dự án là xây dựng hệ thống mương thoát ngập nhằm giảm ngập úng trên diện rộng tại khu vực bản Co Tăng, bản Co Chàm, xã Lóng Luông, qua đó, tránh gây thiệt hại đến hệ thống cơ sở vật chất, tài sản của nhân dân trong vùng, tránh gây ô nhiễm môi trường, góp phần ổn định đời sống dân cư trong khu vực.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống thoát ngập sẽ góp phần chống ngập cho tuyến quốc lộ 6, góp phần đảm bảo giao thông, nhu cầu đi lại trên tuyến quốc lộ huyết mạch từ Hà Nội đi các tỉnh Tây Bắc.
Theo đề xuất của UBND huyện Vân Hồ, cấp công trình là công trình thủy lợi cấp IV theo thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 21,6 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ và vốn ngân sách huyện. Thời gian thực hiện dự án trong 2 năm 2018-2019.
Nguyễn Nga
Theo congan.com.vn
Hà Tĩnh: Ra sông bắt dế, nam sinh lớp 10 đuối nước Cùng chúng bạn ra sông bắt dế, nam sinh lớp 10 không may trượt chân xuống vũng nước sâu và tử vong. Chiều 16/9, trao đổi với Báo điện tử PetroTimes, ông Đặng Quang Huy - Chủ tịch UBND xã Hương Vĩnh (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho hay, một học sinh lớp 10 trên địa bàn xã tử vong do đuối nước....