Vụ Bộ NNPTNT “tuýt còi” Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau: Đề nghị báo cáo Thủ tướng
Liên quan đến việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) “tuýt còi” việc phân công một số chức năng, nhiệm vụ của ngành nông nghiệp sang ngành y tế của UBND tỉnh Cà Mau mà báo Dân Việt đã phản ánh, ngày 23/9, theo nguồn tin của phóng viên, Bộ NNPTNT tiếp tục có văn bản xung quanh vấn đề này.
Trước đó, ngày 6/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 22/QĐ UBND (Quyết định 22) về việc tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, trong đó có tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT.
Theo đó, Bộ NNPTNT đã có 3 công văn gửi UBND tỉnh Cà Mau nêu rõ việc sắp xếp, tổ chức lại theo Quyết định 22 không phù hợp với Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng Khóa XII (gọi tắt là Nghị quyết số 18), Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ.
Một phần văn bản lần thứ 4 của Bộ NNPTNT “tuýt còi” Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau.
Đặc biệt, Bộ NNPTNT nhấn mạnh, việc sắp xếp, tổ chức như trên gây khó khăn cho ngành NNPTNT trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trong tình hình mới với nhiều thách thức.
Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Cà Mau tạm dừng Quyết định 22 nêu trên để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan.
Video đang HOT
Ngày 20/8, UBND tỉnh Cà Mau có Công văn số 5020/UBND-NC về việc thực hiện Quyết định 22.
Cụ thể, UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, tổ chức lại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết số 18, đồng thời nhấn mạnh điểm d, Khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 56/2017/QH14 quy định “Không nhât thiết câp trên co cơ quan, tổ chưc nào thi câp dươi co cơ quan, tổ chưc đo và ngươc lai”.
Với nhận định này, Bộ NNPTNT cho rằng, Nghị quyết số 18 đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hơp hài hoà giữa kế thừa, ổn định vơi đổi mơi, phát triển”.
Việc tổ chức lại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm của Cà Mau không đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ trong cả nước khi giao chức năng nhiệm vụ của Sở NNPTNT cho một đơn vị thuộc Sở Y tế.
Bộ NNPTNT đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước. Trong ảnh: Văn phòng làm việc của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Ảnh: Chúc Ly.
Liên quan đến ý kiến của UBND tỉnh Cà Mau: “tai tỉnh, từ khi thành lập và hoat động cho đến trươc khi giải thể, Chi cục Quản lý chât lương nông lâm sản và thủy sản chỉ thực hiện đươc khâu quản lý công đoan ban đầu, sản xuât nhỏ lẻ liên quan đến gia súc, gia cầm và một số mặt hàng rau, củ, quả”. Bộ NNPTNT nhận định, ý kiến này của UBND tỉnh Cà Mau không xác đáng.
Trong thực tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở NNPTNT Cà Mau đã triển khai cơ bản đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ được phân công quản lý toàn bộ chuỗi chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, theo quy định.
Năm 2019 được Bộ NNPTNT xếp thứ 20 trong tổng số 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Bộ NNPTNT, các lập luận như trên của UBND tỉnh Cà Mau không thuyết phục và không phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Do vậy, Bộ NNPTNT đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp có ý kiến về tính hợp pháp, phù hợp của việc chuyển chức năng quản lý Nhà nước của ngành NNPTNT tại địa phương sang ngành Y tế; Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc nêu trên, đảm bảo thống nhất trong cả nước.
Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở đê biển rất nguy hiểm
Theo kết quả khảo sát đầu tháng Tám vừa qua, toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng.
Chiều 21/9, ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết kết quả khảo sát vào đầu tháng Tám vừa qua cho thấy toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau đang xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng, rình rập nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm nhất là tại 4 điểm chính: từ Dòng Cát đến Tiểu Dừa, Ba Tĩnh đến T25, Nam Kinh Mới và Đá Bạc đến Sào Lưới. Hiện ở những đoạn sạt lở này đai rừng chỉ còn rất mỏng, có nơi không còn đai rừng.
Mặc dù bên ngoài đê biển đã có kè bằng công nghệ ly tâm, nhưng do chưa đầu tư xây dựng hoàn thiện nên sóng biển vẫn tiếp tục ảnh hưởng gây sạt lở. Ở những vị trí chưa có kè bảo vệ thì diễn biến sạt lở càng nghiêm trọng hơn. Nếu các đoạn nói trên không được xử lý khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể gây vỡ đê trong mùa mưa bão năm nay.
"Một khi xảy ra tình trạng vỡ đê sẽ để lại tổn thất rất lớn không chỉ đối với đời sống, sản xuất của người dân bên trong đê, mà về lâu dài có thể phá vỡ quy hoạch sản xuất do nước biển tràn vào vùng ngọt gây xâm nhập mặn.
Chưa kể các khu dân cư và nhiều trụ sở cơ quan nhà nước, công trình hạ tầng thuộc địa bàn các xã ven biển và các khu vực lân cận của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu như xảy ra vỡ đê," ông Nam bày tỏ lo lắng.
Trước thực trạng trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ hơn 29 tỷ đồng để thực hiện 3 công trình khẩn cấp khắc phục sạt lở đê biển Tây.
Cụ thể, đoạn sạt lở Hương Mai 7.900m hướng về Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh có chiều dài 610m; đoạn sạt lở Nam, Bắc Kênh Mới và đoạn từ Đá Bạc 2.000m hướng về Sào Lưới thuộc huyện Trần Văn Thời có chiều dài 500m; đoạn sạt lở từ Ba Tĩnh đến T25 thuộc huyện Trần Văn Thời có chiều dài 1.900m.
Cùng đó, tỉnh Cà Mau đề xuất Trung ương xem xét hỗ trợ gần 24 tỷ đồng để địa phương khắc phục các đoạn sạt lở theo tình huống khẩn cấp đê biển Tây theo Quyết định 1278/QĐ-UBND ngày 4/8/2019 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Phòng, chống thiên tai hỗ trợ tỉnh Cà Mau về giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao trình đỉnh kè đê biển Tây từ 1,8m đến 2,1m, kè bờ biển Đông từ 2,5m trở lên.
Thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai các giải pháp phi công trình; đặc biệt là các công trình kè phòng chống, khắc phục sạt lở tại các vị trí xung yếu ven biển có chiều dài hơn 28,7km, với kinh phí đầu tư 958,7 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn Trung ương hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh, vốn của doanh nghiệp...
Nhờ đó, Cà Mau đã khắc phục được hàng trăm hecta rừng phòng hộ, góp phần bảo vệ đê biển. Tuy vậy, tình hình bất lợi của thời tiết khiến đê biển xuất hiện thêm nhiều vị trí sạt lở mới. Tình trạng sạt lở bờ biển của tỉnh diễn biến hết sức phức tạp và ngày càng nghiêm trọng hơn./.
Nguy cơ cao vỡ đê ở Cà Mau do hoàn lưu bão số 5 Tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, đến chiều tối ngày 18/9, hoàn lưu bão số 5 đã gây thiệt hại về tài sản và sản xuất, đặc biệt nguy cơ vỡ đê rất cao. Chiều 18/9, ông Lê Thanh Triều - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông...