Vụ bố bị “tố” bạo hành con đẻ: “Con hư thì phạt 3-4 roi vào mông, có gì đâu”
Mới đây, bà Trần Thị Phúc (70 tuổi, Thái Thịnh, Hà Nội) đã có đơn kêu cứu gửi tới các cơ quan chức năng về trường hợp của 2 cháu ngoại bị bố đẻ bạo hành trong thời gian dài. Trước thông tin này, người bố khẳng định đây là lần đầu tiên dùng đòn roi với các con.
Bức ảnh được cho là chụp thương tích trên người cháu N.H.P sau trận đòn của bố, do hàng xóm chụp lại.
Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, bà Phúc cho biết, năm 2003, con gái nuôi của bà là chị L.H.X có kết hôn với anh N.Đ.G. và có 2 con chung là N.H P. (sinh năm 2004) và N.Đ. T. (sinh năm 2008). Tuy nhiên, do anh G. có tính vũ phu, nên sau 10 năm chung sống, 2 vợ chồng ly thân, chị X đi theo người khác. 2 đứa con được anh G. nuôi dưỡng. Trong thời gian sống với bố, cháu P. và cháu T. thường xuyên bị bố đánh đập dã man.
Trao đổi thông tin về vấn đề này, anh N.Đ.G – người cha bị tố cáo – cho biết, lần anh đánh con là ngày 30.5. Hôm đó, chị gái N.H.P bỏ em ở nhà để đến nhà bạn chơi, sau đó em trai N.Đ.T cũng sang nhà bạn khác chơi. Khi về đến nhà, anh G. không thấy các con nên phải đi tìm khắp nơi.
“Đi tìm các cháu không được, tôi phải nhờ xin số điện thoại của các phụ huynh để liên lạc xem con có chơi ở đó không. Đến tận hơn 5h chiều mới thấy đứa em đạp xe về. Tôi có hỏi đi đâu thì con bảo đạp xe đến chung cư nhà bạn, cách đó hơn 2km, mà đoạn này phải đi qua đường to, rất nhiều xe, nguy hiểm. Tôi vô cùng lo lắng”, anh G. trần tình.
Anh G. cho biết thêm: “Trước việc đi đường nguy hiểm, nạn bắt cóc trẻ em… nên tôi luôn dặn dò hai chị em đi đâu cũng phải có nhau. Nếu em bị làm sao, bố biết sống như thế nào. Tôi giận mới vơ cán chổi hỏng còn trơ thanh inox mỏng bên trong để đánh con. Con nằm sấp trên giường, tôi vụt cái vào mông. Con giơ tay đỡ thì chỉ vào rìa tay, không bận gì cả”.
Trước việc bà Phúc có phàn nàn về việc đánh con, anh G. chia sẻ: “Con hư thì phạt 3-4 cái roi vào mông có gì đâu. Đói thì cho ăn, lạnh cho mặc áo, con hư phải dạy, nếu gia đình không nghiêm, con sẽ hư hỏng. Việc đánh con như vậy, tôi nhận là sai. Tuy nhiên khi vụt con một roi, ngoảnh đi mình cắn răng khóc vẫn phải vụt con để con nhớ”.
Video đang HOT
Theo anh G. sau đó không có chuyện gì xảy ra. Đến chiều ngày 2.6, các con được nghỉ hè nên được bố đưa về quê nội như mọi năm. Anh G. cho biết đã giật mình khi có chính quyền địa phương đến xác minh thông tin cho rằng anh bạo hành con. Lúc này, anh G. đang đi công tác chứ không phải bỏ trốn.
“Bố đẻ của tôi lên Hà Nội chữa bệnh, nên tiện thể đưa các cháu lên đây. Hiện tại, tôi đang xây nhà, nên gửi hai cháu sang ở nhà bác vừa dễ chăm sóc và giám sát việc xây dựng nhà mới tốt hơn. Tôi vẫn gặp các con và trấn an các con chứ không có chuyện cách li”.
Đồng thời anh N.Đ.G khẳng định rằng, đó là lần đầu tiên anh đánh con, không hề có chuyện anh bạo hành con mình trong thời gian dài như thông tin từ phía bà Phúc đã tố cáo. Những người sống lâu năm ở đây đều công nhận điều này.
Chiều ngày 18.6, anh G. có buổi làm việc với Công an quận Long Biên. Anh G. cho biết: “Hình ảnh một cái lưng tôi không nhận ra được đây có phải con mình hay không. Hơn nữa, đánh con bằng thanh cán chổi thẳng thì đánh kiểu gì có vòng tròn trên lưng, tay được, nên nhờ công an xác minh điều này giúp”.
L.HOA
Theo Laodong
Có "gói dịch vụ thiết yếu", phụ nữ đỡ lo bị bạo hành
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tâm lý, mới đây Bộ LĐTBXH và UN Women đã công bố gói dịch vụ hỗ trợ thiết yếu như: Dịch vụ y tế, tư pháp, dịch vụ xã hội... dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Dịch vụ xã hội toàn diện
Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái mang tính hệ thống, rộng khắp và có nguồn gốc sâu xa từ văn hoá. Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc từng nhận xét bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái tràn lan như một dịch bệnh. Báo cáo rà soát toàn cầu năm 2013 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 35% phụ nữ trên thế giới từng bị bạo lực thể chất hoặc bạo lực tình dục do chồng hoặc bạn tình gây ra. Ước tính cứ 5 trẻ em gái thì có một em từng bị lạm dụng. Tại Việt Nam, thống kê năm 2010 cũng cho thấy, có 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong đời. Hơn 50% phụ nữ bị bạo lực không nói với bất cứ ai và 87% phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc tinh thần không nói với ai.
Nạn nhân bị bạo lực gia đình cần được cung cấp gói dịch vụ thiết yếu đểchạy thoát khỏi bạo lực. Ảnh minh họa. Ảnh: I.T
Trước thực trạng này, bà Elisa Fernandez - Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam cho rằng: "Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái có thể được ngăn chặn. Việc cung cấp, điều phối và cung cấp các dịch vụ thiết yếu về y tế, hành pháp, tư pháp và dịch vụ xã hội có thể làm giảm nhẹ hậu quả của bạo lực đối với sự an toàn, sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em gái".
Gói dịch vụ xã hội thiết yếu có thể kể tới như thông tin hỗ trợ khẩn cấp; tư vấn khủng hoảng; đường dây nóng; chỗ ở an toàn; hỗ trợ tài chính vật chất; tạo mới khôi phụ thay đổi giấy tờ tuỳ thân; cung cấp dịch vụ trẻ em; hỗ trợ phụ nữ hướng tới độc lập, phục hồi và tự chủ về kinh tế; Cung cấp các dói dịch vụ xã hội có chất lượng là cách ứng phó đa ngành nhằm hỗ trợ phụ nữ trẻ em là nạn nhân của bạo lực; Cung cấp đường dây nóng, chỗ ở an toàn, tư vấn và thông tin về pháp luật và quyền con người cho họ. Nguyên tắc đảm bảo quyền, sự an toàn và tính mạng của phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực.
"Điều quan trọng nhất là cần hiểu được điểm mấu chốt về nguyên nhân, hậu quả của bạo lực, cung cấp dịch vụ nhằm trao quyền cho phụ nữ. Đảm bảo rằng các dịch vụ tập trung vào phụ nữ thân thiện với trẻ em, không đổ lỗi; hỗ trợ phụ nữ và trẻ em cân nhắc các lựa chọn dịch vụ sẵn có dành cho họ và hỗ trợ quyết định của họ" - bà Elisa Fernandez nói.
Hỗ trợ tư pháp, hành pháp thiết yếu
Ngoài việc cung cấp gói dịch vụ xã hội cần thiết, gói dịch vụ thiết yếu cũng cung cấp gói dịch vụ tư pháp, hành pháp cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực.
Cụ thể, UN Women đưa ra 11 gói dịch vụ thiết yếu bao gồm: Phòng ngừa; tiếp xúc ban đầu; điều tra; quá trình trước khi xét xử; quá trình xét xử; tới trách nhiệm của thủ phạm; các dịch vụ hậu xét xử; xuyên suốt diễn trình tư pháp; an toàn bảo vệ; hỗ trợ và giúp đỡ; thông tin; phối hợp.
Về dịch tư pháp và hành pháp thiết yếu, các chuyên gia chỉ ra rằng cần phải thực hiện theo một tiến trình cụ thể. Căn cứ vào từng dịch vụ thiết yếu trên mà đơn vị hỗ trợ có một nội dung và cách tiếp cận khác nhau.
Nguyên tắc nền tảng của việc cung cấp gói dịch vụ dưa trên việc tiếp cận quyền con người, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực. Ngoài ra, gói dịch vụ này cần sẵn có, dễ tiếp cận, ưu tiên sự an toàn".Bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH)
Mặc dù cung cấp gói dịch vụ thiết yếu cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực nhưng bà Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) cho rằng điều quan trọng là phải khuyến khích phụ nữ trình báo, hợp tác trình báo về những hành vi bạo lực với họ. Tiếp đó, các khâu như tiếp xúc ban đầu, hay xét xử đều phải được tổ chức kín, đảm bảo không tiết lộ danh tính của nạn nhân. Nếu việc hỗ trợ không thực hiện theo quy trình và đảm bảo nguyên tắc thì sẽ phản tác dụng.
"Trước, trong, sau khi cung cấp đầy đủ gói dịch vụ thiết yếu này cần phải đảm bảo nguyên tắc an toàn và bảo vệ nạn nhân. Thực hiện hỗ trợ và giúp đỡ, truyền thông cho nạn nhân bị bạo lực gia đình cũng như người gây bạo lực. Tất cả phương pháp tiếp cận, hỗ trợ phải được thực hiện dựa trên quyền con người" - bà Huyền nói.
Thêm vào đó, việc cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí xử lý khủng hoảng cho nạn nhân còn cần đảm bảo luôn lắng nghe ý kiến và phải làm cho nạn nhân tin tưởng.
Bà Huyền cũng cho biết thời gian tới Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc sẽ tiến hành thực hiện thí điểm gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại một tỉnh ở Việt Nam.
Theo Danviet
Vụ bé gái nghi bị dí sắt nung: Thương tích 12% Theo kết quả giam đinh, T - bé gái nghi bị dí sắt nung vào người ở Kiên Giang bị thương tich 12%. Cơ quan công an cho biết sẽ khởi tố vụ án để điều tra làm rõ. Chiều nay (29.11), Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, theo kết quả giám định, bé gái N.H.N.T (7 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hội,...