Vụ biệt thự tai tiếng: Phá rào đưa cây quất vào, ôtô đỗ dưới hầm
Chủ đầu tư công trình biệt thự có nhiều vi phạm tại số 09 lô B (khu 5,2 ha Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiếp tục phá hàng rào để hoàn thiện công trình, đưa nhiều cây bưởi, quất vào trang trí.
Liên quan đến công trình biệt thự số 09 lô B (khu 5,2 ha Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có nhiều vi phạm mà Báo Người Lao Động liên tục phản ánh thời gian qua, sáng 12-1, phóng viên Báo Người Lao Động tiếp tục đến ghi nhận thực tế.
Hàng rào do chính quyền dựng lại tiếp tục bị phá để người ra vào biệt thự
Tại đây, hàng rào do UBND phường Yên Hòa dựng lên để ngăn chặn thi công lại tiếp tục bị phá để tiện ra vào. Biệt thự này đã cơ bản được hoàn thiện.
Đáng chú ý, trong biệt thự đã được trang hoàng các cây quất, cây bưởi, hoa… Ngoài ra, còn có ôtô đỗ dưới hầm của biệt thự này (tầng hầm được xác định vi phạm trật tự xây dựng, không có trong giấy phép xây dựng được cấp).
Một người dân sống gần khu vực này cho biết: “Biệt thự này vi phạm trật tự xây dựng và bị đình chỉ thi công từ khi mới xây tầng 1. Mặc dù báo chí liên tục phản ánh và UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý dứt điểm các vi phạm tại biệt thự này nhưng thời gian qua họ vẫn liên tục phá rào để xây dựng, đến nay biệt thự đã cơ bản hoàn thiện”.
Trước đó, ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, cho biết đã nắm được thông tin chỉ đạo của UBND TP Hà Nội liên quan đến vụ việc. “Chúng tôi đã lập hồ sơ đầy đủ rồi, có gì hãy trao đổi với ông Hà (ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, phụ trách mảng xây dựng đô thị) vì tôi đang bận họp”.
Khi phóng viên phản ánh và hỏi về việc vì sao UBND quận Cầu Giấy chưa có quyết định cưỡng chế phần công trình vi phạm tại biệt thự này? Ông Trần Việt Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, cho biết vấn đề này quận đang thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP, “vấn đề này phải có quy định, phải có phương án”. “Hiện UBND TP Hà Nội đã giao Sở Xây Dựng và Sở Nội vụ cùng vào cuộc, chúng tôi đang thực hiện phương án theo quy định” – ông Hà nói.
Biệt thự này đã cơ bản hoàn thiện
Chủ đầu tư đã đưa nhiều cây cảnh (cây quất, cây bưởi và nhiều cây hoa khác) vào trang hoàng trong biệt thự
Video đang HOT
Hàng rào bị phá để ôtô di chuyển vào hầm của biệt thự
Ông Nguyễn Việt Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, cho hay TP đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn xử lý nên hiện sở đang mời bên Sở Nội vụ cùng vào cuộc để hướng dẫn, xử lý. Còn lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội cũng xác nhận đang rà soát văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội để xử lý.
Trước đó, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết UBND TP vừa tiếp tục có văn bản chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ biệt thự nêu trên. UBND TP Hà Nội đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu UBND quận Cầu Giấy kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tại công trình xây dựng số 09 nhà B (khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). “Đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận” – văn bản của UBND TP Hà Nội nêu rõ.
UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc UBND quận Cầu Giấy xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân tại công trình số 09, nhà B khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa; đề xuất UBND TP xử lý các cán bộ, công chức, cá nhân không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, chậm trễ trong việc thực thi công vụ, thực hiện chỉ đạo của UBND TP theo quy định (nếu có).
Theo UBND quận Cầu Giấy, ngày 11-2-2020, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CT 262107 cho hộ gia đình ông Phạm Văn Duyên và bà Vũ Thị Thu Hà (ông Duyên là chủ của một công ty chuyên sản xuất xi măng – Xi măng Duyên Hà – PV) tại địa chỉ số 9, nhà B, khu biệt thự 5,2 ha, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy; diện tích 300 m2.
Theo quy hoạch được phê duyệt, lô đất số 9 nêu trên được quy định về quy mô xây dựng công trình là 3 tầng, mật độ xây dựng tối đa 33%, hệ số sử dụng đất 1,00. Ngày 12-11-2020, UBND quận Cầu Giấy đã cấp Giấy phép xây dựng số 638/GPXD cho ông Phạm Văn Duyên và bà Vũ Thị Thu Hà với quy mô 3 tầng nổi, mật độ xây dựng 25,2%.
Hiện, công trình xây dựng trên có quy mô 3 tầng nổi tầng áp mái tầng hầm; mật độ xây dựng khoảng 50% tương ứng với diện tích sàn xây dựng khoảng 150 m2 (sai quy mô số tầng và mật độ xây dựng so với giấy phép xây dựng được cấp).
Buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã có nhiều văn bản đôn đốc, đề nghị UBND quận Cầu Giấy tổ chức xử lý công trình vi phạm theo quy định; cơ quan báo chí đã có nhiều bài viết, công dân có đơn phản ánh vi phạm trật tự xây dựng tại công trình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, công trình vi phạm trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm theo quy định mà hiện trạng mặt ngoài công trình đã được thi công hoàn thiện (lắp cửa, sơn…).
“Từ những nội dung nêu trên, để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Cầu Giấy chỉ đạo UBND phường Yên Hòa chủ trì, phối hợp các phòng, ban chức năng của quận: Áp dụng các biện pháp để ngăn chặn, đình chỉ có hiệu lực, hiệu quả việc ngừng thi công xây dựng công trình; yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện nội dung Thông báo số 143/TB-UBND ngày 18-5-2021 của UBND quận Cầu Giấy về việc thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm; đồng thời hoàn thiện hồ sơ vi phạm theo quy định làm cơ sở để xử lý dứt điểm công trình vi phạm trật tự xây dựng; chấn chỉnh công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và tiếp tục xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; đề nghị UBND quận Cầu Giấy thường xuyên cập nhật tình hình, kết quả xử lý vi phạm báo cáo UBND TP, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp chung” – Sở Xây dựng Hà Nội nêu rõ.
Ngoài ra, Sở Xây dựng Hà Nội còn đề nghị UBND quận Cầu Giấy chấn chỉnh công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và tiếp tục xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan được giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; đề nghị UBND quận Cầu Giấy thường xuyên cập nhật tình hình, kết quả xử lý vi phạm báo cáo UBND TP, đồng thời gửi Sở Xây dựng để tổng hợp chung.
Lâm Đồng: Người dân muốn 'hiến đất' mở đường giao thông phải làm gì?
Sau một thời gian tạm ngưng giải quyết việc "hiến đất" mở đường, tách thửa, hợp thửa đất, mới đây tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND để "khai thông" vấn đề này.
Ngày 12.11, ông Nguyễn Phú Tuấn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa tổ chức cho tất cả các VPĐKĐĐ các huyện, thành phố trong tỉnh đồng loạt áp dụng Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND ngày 1.11.2021, để giải quyết việc "hiến đất" (tặng, cho) mở đường, tách thửa, hợp thửa đất bị ngưng trệ trong mấy tháng qua.
Hiện trạng nhiều thửa đất có đường giao thông ở Bảo Lộc bao quanh để phân lô bán nền. Ảnh CTV
"Hiến đất" mở đường giao thông phải có quyết định thu hồi đất
Ông Tuấn cho biết, từ năm 2008 đến nay, đây là lần thứ 4 tỉnh Lâm Đồng ra các quyết định liên quan đến việc tách thửa, hợp thửa và "hiến đất" làm đường giao thông. Đầu tiên, năm 2008 tỉnh có Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND (QĐ 08/2008), đến tháng 4.2015 có Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND (QĐ 33/2015) thay thế QĐ 08/2008.
Ngày 19.1.2021 tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND (QĐ 04/2021) thay QĐ 33/2021, nhưng từ tháng 6.2021 phải tạm ngưng. Lý do, quá trình thực hiện nảy sinh những vấn đề bất cập so với thực tế, mỗi huyện, thành phố có cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng lợi dụng để mở đường "phân lô bán nền" ở nhiều địa phương. Mặt khác, cơ quan chuyên môn nhận nhiều phản ánh từ người dân và lúng túng trong thực hiện. Do đó, ngày 1.11.2021, tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định số 40/2021/QĐ-UBND (QĐ 40/2021) thay thế QĐ 04/2021 để khắc phục những vướng mắc và "khai thông" việc tách thửa, hợp thửa đất và "hiến đất" làm đường giao thông.
Ông Nguyễn Sỹ Phú (Phòng Quản lý đất đai, Sở TN-MT Lâm Đồng) cho biết thêm: "Ngành TN-MT chỉ giải quyết vấn đề tách thửa, hợp thửa đất, còn vấn đề mở đường giao thông thuộc thẩm quyền của UBND các huyện, thành phố; muốn đấu nối vào đường cấp huyện, cấp tỉnh phải liên hệ cơ quan chuyên môn là Sở GTVT".
Việc mở đường giao thông thuộc thẩm quyền UBND các huyện, thành phố và Sở GTVT. Ảnh LÂM VIÊN
Cũng theo ông Phú, trước đây khi người dân muốn "hiến đất" mở đường giao thông, có địa phương cho người dân tự nguyện "trả đất", Phòng Kinh tế - Hạ tầng của huyện nghiệm thu, thu hồi đất để triển khai làm đường. Có địa phương cho phép đăng ký biến động đất, đưa phần đường giao thông ra khỏi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Nay với QĐ 40/2021 thống nhất việc UBND cấp huyện phải ra quyết định thu hồi đất người dân muốn "hiến tặng" để mở đường và giao cho chính quyền cấp xã quản lý.
San gạt đất ở Bảo Lộc. Ảnh LÂM VIÊN
Trường hợp hình thành đường giao thông mới mà đã có trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt hoặc thuộc trường hợp tại điểm b khoản 2 Điều 3 (QĐ 40/2021) thì người sử dụng đất chủ động đề nghị tự bỏ kinh phí đầu tư hạ tầng theo quy hoạch, tự nguyện trả lại đất thì được UBND cấp xã thống nhất triển khai đầu tư và thực hiện thủ tục đất đai theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 luật Đất đai năm 2013; sau đó mới thực hiện các thủ tục tách thửa, hợp thửa theo QĐ 40/2021.
Điểm mới khi tách thửa, hợp thửa đất
Theo ông Phú, điểm mới trong QĐ 40/2021, điều kiện trước khi xem xét tách thửa, hợp thửa đất để hình thành đường giao thông mới, diện tích thửa đất hoặc khu đất (gồm nhiều thửa đất) nhỏ hơn 5 ha thì tiến hành lập bản vẽ tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500, được UBND cấp huyện ký duyệt, kèm văn bản thống nhất, có các nội dung về quy chuẩn liên quan đến hạ tầng kỹ thuật.
Thời gian 2 năm gần đây ở TP.Bảo Lộc, nhiều đồi chè, cà phê được mở đường phân lô. Ảnh CTV
Đối với thửa đất, khu đất đề nghị tách thửa, hợp thửa diện tích từ 5.000 m 2 trở lên sau khi đã trừ diện tích làm đường giao thông, phải dành ít nhất 5% diện tích của thửa đất hoặc khu đất để làm hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng... Trường hợp diện tích thửa đất, khu đất lớn hơn hoặc bằng 5 ha thì tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng trình phê duyệt theo quy định để triển khai thực hiện. QĐ 40/2021 áp dụng cho các thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; GCNQSDĐ quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Ông Phú cũng lưu ý, QĐ 40/2021 không đặt vấn đề tách thửa đối đất lâm nghiệp; không áp dụng cho các trường hợp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phân lô, quy hoạch xây dựng của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tách thửa, hợp thửa phải thực hiện theo các quy hoạch đã được phê duyệt
Đối với hồ sơ tách thửa, hợp thửa hợp lệ đã tiếp nhận trên hệ thống phần mềm tại VPĐKĐĐ tỉnh và Chi nhánh VPĐKĐĐ các huyện, thành phố thì tiếp tục thực hiện theo QĐ04/2021 ngày 19.1.2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng (Điều 5, QĐ 40/2021).
Không yêu cầu chuyển mục đích xây dựng toàn bộ thửa đất
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở, QĐ 40/2021 chỉ xem xét việc tách thửa thuộc thửa đất có diện tích mục đích chính, không nhất thiết chuyển mục đích toàn bộ thửa đất như quy định trước đây. Mặt khác, QĐ 40/2021 được điều chỉnh theo hướng không còn dạng nhà song lập. Về kích thước, so với các quy định trước đây, QĐ 40/2021 giảm kích thước thửa đất tiếp giáp với mặt đường tối thiểu từ 12 m xuống tối thiểu 10 m.
QĐ 40/2021 của tỉnh Lâm Đồng quy định diện tích tối thiểu đất xây dựng tại đô thị. Ảnh UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Tại Điều 4 của QĐ 40/2021 quy định diện tích đất cụ thể đối với 4 dạng nhà ở đô thị gồm: nhà phố, nhà liên kế có sân vườn, nhà biệt lập, biệt thự. Kèm theo đó là quy định kích thước của cạnh tiếp giáp đường chính hoặc đường hẻm đối với từng loại nhà. Theo ông Phú, với quy định mới này mật độ xây dựng sẽ được tăng lên từ 55% trước đây lên 60-65% theo từng trường hợp.
Một điểm mới khác về tách thửa đất nông nghiệp, trước đây quy định chung phải đủ 500 m 2 mới được tách thửa, nay quy định rõ: "Đối với thửa đất nông nghiệp thì diện tích tối thiểu tách thửa là 500 m 2 tại khu vực đô thị; 1.000 m 2 tại khu vực nông thôn".
Nha Trang ra 'tối hậu thư' với chủ dự án gây sạt lở trên núi Hòn Rớ UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) vừa ra công văn yêu cầu chủ dự án khu biệt thự Nha Trang Sea Park phải khắc phục hậu quả, tháo dỡ phần vi phạm, nếu không sẽ bị cưỡng chế. Các biệt thự trong dự án Nha Trang Sea Park - Clip: PHAN SÔNG NGÂN Ngày 8-11, UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã có...