Vụ bệnh nhân bị cưa chân ở TP.HCM: “Đứt gánh” giấc mơ
Giấc mơ trở thành ông chủ nhỏ của Lê Hoàng Lâm đã đến rất gần, nhưng nay đành tạm gác lại sau khi bị cưa một phần chân phải.
Lê Hoàng Lâm bên cạnh những chiếc bàn, chiếc ghế đã chuẩn bị để mở quán cơm.
Lê Hoàng Lâm (27 tuổi, ngụ Long An), người bị cưa oan 1/3 dưới đùi chân phải từng có rất nhiều ước mơ. Các ước mơ của Lâm xuất phát từ cuộc sống nghèo khó, từ hình ảnh cha mẹ quanh năm phải bám ruộng mưu sinh. Để thoát khỏi cảnh cơ cực ấy, Lâm đã quyết định trở thành một ông chủ nhỏ. Tuy nhiên, giấc mơ sắp thành hiện thực thì đã vội tan bởi sự cố không mong muốn.
Bị té xe vào tối 21.6, Lâm được đưa tới Bệnh viện huyện Mộc Hóa (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) điều trị. Thấy chấn thương nặng, các bác sĩ đã chuyển Lâm lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An. Sau đó, ngay trong đêm 21.6, gia đình đưa Lâm lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM.
Sự cố ngoài mong muốn đã cướp đi một phần chân phải của Lâm.
Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, Lâm được bác sĩ K. chẩn đoán là chỉ bị “vết thương phần mềm” nên kê toa thuốc và cho về, hẹn tái khám sau một tuần. Ba ngày sau, chân của Lâm sưng to hơn, mất cảm giác và lạnh hơn. Lúc này, gia đình tức tốc đưa Lâm lên lại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM vào chiều 24.6.
Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi các bác sĩ tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM phát hiện ra vết thương ở chân Lâm trở nặng, phải chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiếp nhận bệnh nhân Lâm, các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy nhanh chóng hội chuẩn, đưa ra đánh giá 1/3 dưới đùi chân phải đã bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt bỏ ngay để bảo vệ tính mạng.
Sau ca phẫu thuật, Lâm thức dậy thì không còn tin vào mắt mình khi một phần chân đã không còn. Kể từ đó, những dự định, ước mơ sắp thực hiện lại càng trở nên xa vời trong suy nghĩ của Lâm.
Bà Lý Thị Kim Chi (49 tuổi), mẹ của Lâm kể, trước khi bị tai nạn, Lâm đã xin gia đình hỗ trợ và sắm sửa đầy đủ mọi thứ để mở một quán cơm. Lâm còn chạy khắp nơi tìm mua những chiếc bàn cũ rồi mang về nhờ cậu hàn lại thành chiếc bàn ăn hoàn chỉnh. Mọi thứ vừa chuẩn bị xong thì tai nạn ập đến.
“Trước đó nó còn vui vẻ nói “Con sẽ mở quán cơm kiếm tiền để nuôi mẹ. Ba mẹ sẽ không phải làm lụng vất vả nữa hoặc làm ít lại cho khỏe”, nhưng bây giờ nó chỉ còn biết nhìn vào đống đồ chất trong nhà. Mới hôm qua, nó còn tủi thân nói “Mẹ phải nuôi con tiếp rồi”. Nghe con nói mà tôi chỉ biết ôm con khóc, an ủi nó cố gắng để gia đình tính toán thêm cho nó có công việc khác, mở tiệm sửa điện thoại hay internet gì đó”, bà Chi xót xa nói.
Video đang HOT
Em ruột của Lâm là Lê Ngọc Liêm (24 tuổi) cho biết thêm: “Anh hai có nhiều ước mơ lắm nhưng nói chung là ảnh muốn làm việc gì mà tiếp xúc, trò chuyện được với nhiều người khác. Anh Hai định mở quán cơm, đã sắm đủ mọi thứ và chỉ còn chờ ngày khai trương”.
Bệnh viện cam kết hỗ trợ vốn hướng nghiệp cho Lê Hoàng Lâm.
Theo Liêm, anh trai là lao động chính trong gia đình. Với 2 mẫu ruộng thuê cách nhà 70km, Lâm là người làm nhiều nhất bởi cha mẹ đều đã lớn tuổi. Trong khi đó, Liêm làm trong xí nghiệp, không có nhiều thời gian phụ giúp anh và gia đình chuyện ruộng đồng.
Kể từ khi Lâm bị nạn, ruộng dưa hấu không có người chăm sóc. Cha mẹ lo dành thời gian bên cạnh an ủi, chăm sóc và tập đi cho Lâm nên ruộng đã bị khô, dưa cũng dần trở nên héo hư.
Chia sẻ với PV, Lâm cho biết thêm: “Nhìn cảnh cha mẹ có nhà không ở mà cứ phải ở ngoài ruộng thuê trong một căn tròi lụp xụp, tôi nghĩ mình phải làm gì đó để thay đổi. Tôi định mở quán cơm gần nhà để cha mẹ và con cái sống gần nhau hơn, thu nhập cũng ổn định hơn, nhưng giờ chắc phải tìm nghề khác”.
Trước đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã ký quyết định thành lập hội đồng chuyên môn cấp Sở để đánh giá, kết luận trường hợp bệnh nhân Lê Hoàng Lâm điều trị tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình như đã thông tin. Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án, ý kiến của các cán bộ y tế tham gia điều trị cho Lâm tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và tham khảo ý kiến của đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, hội đồng chuyên môn đã thảo luận và cùng thống nhất đưa ra kết luận: “Nguyên nhân là do sai sót chuyên môn trong quá trình chăm sóc, xử trí và điều trị, khiến bệnh nhân bị hoại tử cẳng chân phải do tắc mạch khoeo”. Về nguyên nhân khách quan, đây là trường hợp tổn thương ít gặp, đã được xử trí tại tuyến trước (gây tê, nắn trật khớp gối và cố định) khiến các triệu chứng lâm sàng không còn điển hình, thêm vào đó Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đã không nhận được giấy chuyển viện của tuyến trước.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Hà Nội: Hàng trăm trẻ nhỏ tiêm vắc-xin trong giá rét
Dù chỉ có một điểm duy nhất trở lại tiêm vắc-xin dịch vụ Pentaxim cho trẻ trong sáng nay 30-12 ở Hà Nội song việc tiêm rất trật tự, không chen lấn trong thời tiết giá rét.
Sáng nay 30-12, trên địa bàn Hà Nội, duy nhất Trung Tâm Y tế Dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa, Hà Nội) bắt đầu mở cửa tiêm vắc-xin Pentaxim cho trẻ nhỏ.
Hàng trăm người dân đã đưa trẻ nhỏ tới đây để tiêm vắc-xin. Mặc dù rất đông nhưng người dân rất trật tự không chen lấn và nhanh chóng được tiêm vắc-xin cho trẻ nhỏ trong an toàn dù thời tiết rét cắt da cắt thịt.
Sau khi đăng ký qua mạng, hôm nay hàng trăm người dân đã có mặt tại Trung tâm Y tế Dự phòng ở 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm phòng vắc-xin cho trẻ nhỏ
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, đúng 7 giờ 30 phút, hàng trăm người dân đã đưa con mình đi tiêm chủng vắc-xin Pentaxim tại Trung tâm Y tế Dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh. Khác với những đợt tiêm vắc-xin trước, lần này người dân đăng ký qua mạng và đều chủ động được về mặt thời gian. Khi tới, người dân ngồi trong khu vực chờ, đợi bác sỹ gọi tên theo thứ tự đã đăng ký trên mạng và vào tiêm. Vì vậy, đã không còn tình trạng chen lấn xô đẩy diễn ra như trước đó, người dân được tiêm theo đúng thứ tự đăng ký.
Trao đổi với phóng viên, TS-BS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho biết: Rút kinh nghiệm tại điểm tiêm chủng vắc-xin Pentaxim mà người dân phải chen lấn xô đẩy trước đó, tại điểm tiêm chủng 70 Nguyễn Chí Thanh đã cho người dân đăng ký tiêm qua mạng. Khi người dân đăng ký qua mạng thành công, trên phiếu đăng ký tiêm có ghi thông tin trẻ được tiêm, số thứ tự và ngày giờ tiêm nên người dân hoàn toàn chủ động được thời gian đến tiêm, không phải chen lấn, xô đẩy để lấy số thứ tự.
"Sáng qua 29-12, 3.200 liều vắc-xin này người dân đã đăng ký tiêm hết. Mỗi ngày chúng tôi sẽ tiêm 300 liều và đợt này tiêm trong vòng 10 ngày là sẽ hết" - ông Cảm nói.
Chị Hoàng Thị Hoa (36 tuổi, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cho biết, chị có con trai 6 tháng tuổi, sáng hôm qua, sau nhiều lần đăng ký trên website nhưng không được do lượng người đăng ký quá tải, chị phải nhờ đồng nghiệp, anh em vào đăng ký giúp, may mắn là đến gần giữa trưa đã thành công.
"Chúng tôi đều là người ở xa, lên trên đây đều muốn nhanh chóng tiêm vắc-xin cho con để còn ra về. Nếu không đăng ký từ trước, mọi người ai cũng lo sợ hết vắc-xin không đến lượt mình, vậy nên mới xảy ra tình trạng chen lấn như lần trước. Tôi rất ủng hộ việc đăng ký trên mạng, tuy có hơi khó khăn nhưng khi đăng ký được rồi, thì người dân được chủ động về mặt thời gian. Không phải lo sợ việc hết vắc-xin mà chưa đến lượt mình" - Chị Hoa chia sẻ.
Đến gần giữa trưa, rất nhiều người dân đã tiêm thành công cho con mình mà không chịu nhiều vất vả. Mọi thủ tục đều nhanh chóng an toàn nên người dân tỏ ra rất vui vẻ.
Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận:
Mặc dù đông nhưng người dân giữ trật tự không chen lấn như những lần tiêm trước đó
Tại cửa ra Trung tâm dán giấy chỉ dẫn người dân làm thủ tục tiêm chủng cho con mình theo đúng thứ tự đã đăng ký từ trước
Khi được bàn đón tiếp gọi tên, người dân sẽ trình ra những giấy tờ, Chứng minh thư nhân dân để đăng ký, Giấy khai sinh, Sổ tiêm chủng (nếu có), Phiếu hẹn tiêm chủng đã đăng ký thành công trên mạng
Sau đó, trẻ nhỏ được đưa vào phòng khám sức khỏe trước khi tiêm chủng, nếu trẻ không đủ sức khỏe sẽ được hẹn tiêm vào thời điểm khác
Sau đó, trẻ nhỏ được đưa vào phòng khám sức khỏe trước khi tiêm chủng, nếu trẻ không đủ sức khỏe sẽ được hẹn tiêm vào thời điểm khác
Kiểm tra sức khoẻ trẻ trước khi tiêm chủng
Trước khi tiêm, người dân được các bác sỹ tại Trung tâm giới thiệu qua vắc-xin để hiểu thêm
Những cháu nhỏ đầu tiên được tiêm vắc-xin
Theo Nguyễn Hưởng (Người lao động)
Đặt cọc để được... chích vắc-xin Tại TPHCM, một đơn vị tư nhân chưa có giấy phép kinh doanh thuốc đã căng băng rôn "quảng cáo" rầm rộ nhận đăng ký dịch vụ tiêm vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim với giá 2 triệu đồng/liều. Băng rôn còn được treo tại một địa chỉ khác cũng nằm trên đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TPHCM) Ảnh: Quốc Ngọc Phụ huynh...