Vụ bé trai bị nước cuốn xuống cống chết tức tưởi: Nỗi đau tột cùng
“Cặp sách con đây mà sao con không về để đi học hả con. Con ơi, về với mẹ đi con?”, chị Lê Thị Huyền, mẹ ruột của bé trai 11 tuổi bị nước mưa cuốn xuống cống khóc gào trong ngây dại.
Lực lượng chức năng tìm kiếm và phát hiện xác em T. sau 1 ngày bị nước mưa cuốn xuống cống
Ngày 29.9, thi thể bé N.T.T (11 tuổi, học sinh lớp 4) bị nước mưa cuốn xuống cống tử vong ở xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã được gia đình đưa về quê ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lo hậu sự.
Trước đó vào chiều tối 28.9, khi hay tin lực lượng chức năng đã tìm thấy xác con mình, chị Lê Thị Huyền (34 tuổi) như ngây dại.
Trong căn phòng trọ rộng khoảng 20m2 gần nơi con gặp nạn, chị Huyền thất thần. Nhiều người thân có mặt động viên và khuyên chị cố ăn uống để còn lo cho con trai xấu số. “Từ khi biết tin con gặp nạn nó xỉu lên xỉu xuống, có ăn uống gì được đâu. Giờ nhận tin đã tìm thấy xác cháu nên nó đi không vững nữa”, một người thân của chị Huyền nói.
Ngồi trong một góc tường chị Huyền khóc gào luôn miệng gọi tên con. Thỉnh thoảng chị lại chạy đi lấy cặp sách của cháu T. nói trong ngây dại: “Chị ơi, con em còn sống phải không, chắc nó đi học chưa về thôi. Lát nó về phải không chị” khiến những người có mặt không ai kìm được nước mắt.
“Cặp sách con đây mà sao con không về để đi học hả con. Con ơi, về với mẹ đi con?”, chị Huyền đau đớn khóc và lật từng trang vở của con.
Video đang HOT
Chị Huyền đau đớn không còn sức lực được người thân chăm sóc trong phòng trọ
Theo người thân, chị Huyền cùng chồng là anh Nguyễn Văn Lực (quê Cai Lậy, Tiền Giang) làm công nhân tại công ty gỗ ở KCN Thạnh Phú (Vĩnh Cửu) hơn 1 năm nay. Cả hai có được hai con trai nhưng đều gửi ở quê để ông bà nội trông coi. Mới đây, khi công việc ổn định, vợ chồng chị Huyền đưa cháu nhỏ là T. lên ở cùng và xin học tại trường gần chỗ làm.
“Cháu lên ở cùng chưa được bao lâu thì giờ cháu đã vĩnh viễn xa cha mẹ vì cái cống”, người thân chị Huyền đau xót nói.
Ông Nguyễn Văn Tám, một người thân trong gia đình cho biết, hôm xảy ra vụ việc trời mưa rất to. “Tôi đang ăn cơm trong nhà thì nghe hàng xóm truy hô có học sinh rơi xuống cống thoát nước, bị cuốn trôi. Chạy ra kiểm tra thì biết cháu T. gặp nạn nên tôi cùng nhiều người đổ xô đi tìm nhưng không có kết quả. Nước cống chảy như thác”, ông Tám kể.
Cô Tạ Thị Quý, giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nơi em T. theo học cho biết, T. là một học sinh ngoan, hiền. “Thời gian đầu mới vào trường em còn nhút nhát nhưng sau đó em đã hòa nhập được. T. hăng say phát biểu nên tôi mừng vì em đã bắt nhịp với trường mới. Chiều hôm đó tôi còn thấy T. đùa giỡn với các bạn trong lớp. Vậy mà sáng hôm sau đã nhận tin đau lòng, em bị nước cuốn trôi trên đường đi học về”, cô Quý nói trong nấc nghẹn.
Trước đó, vào chiều 27.9, nhóm học sinh tiểu học sau khi đi ô tô đưa rước về nhà, khi đến ấp Ông Hường (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) thì trời mưa lớn, đường ngập nặng. Em T. cùng hai bạn xuống đi bộ về nhà gần đó thì T. bị rớt dép trôi vào đường cống. Em T. chạy theo vớt dép thì bị nước xoáy cuốn vào cống mất tích.
Đến tối 28.9, thi thể bé T. mới được tìm thấy trên sông Đồng Nai đoạn qua huyện Tân Uyên (Bình Dương). Thi thể nạn nhân cách hiện trường xảy ra vụ tai nạn khoảng 4km, nằm phía bờ thuộc tỉnh Bình Dương.
Theo Danviet
Bộ TN-MT trả lời thông tin nước sông Đồng Nai nhiễm dioxin
Vừa qua, trên mạng xã hội có lan truyền thông tin đáy sông Đồng Nai bị nhiễm chất độc da cam (dioxin), có những khu vực bãi bồi dưới sông Đồng Nai nhiễm dioxin tích tụ từ trước năm 1975.
Ông Hoàng Văn Thức- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - khẳng định đã kiểm tra mẫu nước và bùn sông Đồng Nai, cho kết quả lượng dioxin rất thấp, gần như không ô nhiễm.
Thông tin trên đang gây hoang mang dư luận, đặc biệt gây lo lắng cho người dân khu vực phía Nam khi hàng triệu người dân Thành phố HCM, Đồng Nai và các tỉnh lân cận đang sử dụng nguồn nước tại khu vực sông này.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) ngày 20/9, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà đã trả lời báo chí xung quanh các câu hỏi về vấn đề trầm tích đáy sông Đồng Nai bị nhiễm dioxin.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, Bộ đã kiểm định mẫu nước và bùn đáy sông Đồng Nai, kết quả cho thấy nước sông Đồng Nai an toàn.
Về thông tin có trầm tích chất dioxin dưới đáy sông ĐồngNai, trả lời báo chí trong cuộc họp báo, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - cho hay, khi có thông tin Bộ đã yêu cầu Đồng Nai kiểm tra báo cáo và yêu cầu gửi mẫu nước và bùn ra phân tích.
"Kết quả ban đầu cho thấy lượng dioxin rất thấp, gần như không gây ô nhiễm", ông Thức khẳng định.
Về thông tin gây hoang mang này, ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở TN-MT Đồng Nai hồi tháng 8 cũng cho biết, hàng năm, Sở TN-MT Đồng Nai đều thực hiện việc quan trắc các thành phần môi trường (nước mặt, trầm tích, nước dưới đất, không khí và đất) trên địa bàn Đồng Nai theo mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt ngày 7/4/2016.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định nước sông Đồng Nai an toàn. (Ảnh: Đăng Lê)
Năm 2016, Sở TN-MT Đồng Nai thực hiện quan trắc trầm tích tại các vị trí trên sông Đồng Nai theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai. Kết quả phân tích hàm lượng dioxin trong lõi trầm tích tại 7 vị trí trên sông Đồng Nai (tại các điểm Nhà máy nước Thiện Tân, bến đò Biên Hòa - Bửu Long, cầu HóaAn, nhà máy nước Biên Hòa, cù lao Cỏ, cù lao Hiệp Hòa, cù lao Ba xê) cho thấy có phát hiện sự hiện diện của dioxin/furan với hàm lượng rất thấp.
Cụ thể, hàm lượng dioxin/furan phát hiện dao động từ 1,2 đến 3,7 ppt. Hàm lượng này thấp hơn rất nhiều lần so với ngưỡng giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam là 21,5 ppt.
Với các kết quả phân tích như trên, ông Nguyễn Ngọc Thường khẳng định không thể nói trầm tích sông Đồng Nai tại các khu vực này bị ô nhiễm dioxin như thông tin đã lan truyền.
Theo Dân Trí
Bình Phước - Đồng Nai "cãi nhau" vì một cây cầu Được kỳ vọng sẽ giúp Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên rút ngắn khoảng cách tới quốc lộ 1, sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng đến nay, cầu Mã Đà vẫn không thể triển khai vì Bình Phước muốn làm mà Đồng Nai từ chối. Đường làm xong, cầu bị "treo" Sau...