Vụ bé trai bị lọt vào ống bê tông: Người lớn cần phải xin lỗi con
Bé Thái Lý Hạo Nam cùng 3 bạn đi vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt phế liệu rồi bị tai nạn lọt xuống cọc bê tông rỗng.
Có rất nhiều vấn đề xã hội cần phải định lượng, định tính về cuộc sống an toàn cho con trẻ.
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực cứu bé Nam. Ảnh: Zing
“Trẻ con như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Đó là khẩu hiệu nằm lòng trong tất cả các cơ sở giáo dục trong nước. Song, Thái Lý Hạo Nam – bé trai 10 tuổi – sau giờ học đã đi nhặt phế liệu. Đi nhặt sắt vụn trong công trường, chắc chắn rằng không phải là một trò chơi thú vị của tuổi thơ!
Nỗi đau của cha mẹ bé Nam. Ảnh: Zing
Nhìn gia cảnh thực tế của nạn nhân thì có lời giải đáp. “Búp trên cành” này cùng cha mẹ và em trai sống trong một căn nhà lợp tôn cũ kỹ, sàn nhà được làm bằng cây gỗ địa phương đã xuống cấp nặng tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Cuộc sống khó nhọc, thiếu thốn khiến cho Thái Lý Hạo Nam còi cọc, suy dinh dưỡng. 10 tuổi nhưng Nam chỉ nặng 20kg. Đây cũng chính là chi tiết đau lòng của vụ tai nạn, là câu trả lời cho việc vì sao ống bê tông có diện tích chu vi lọt lòng chỉ 25cm mà Nam lại lọt xuống.
Video đang HOT
Ngày cuối cùng của năm cũ, tai nạn xảy tới, vào thời khắc hơn 11h, khi công nhân công trường tạm nghỉ. Nhưng có lẽ bé Nam chưa tới bữa ăn trưa. Theo dõi toàn bộ vụ việc, rất nhiều người lớn không dám nghĩ tới thảm cảnh khi đó của cậu bé. Nhiều người cứ đọc tin tức trên báo chí là chảy nước mắt, thương Nam đứt ruột.
Sau tai nạn này xảy ra, hẳn rằng rồi sẽ phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Phải có ai đó đứng ra chịu trách nhiệm cho sự thương tâm này. Nhưng, đây không phải là lần đầu tiên, con trẻ bị tai nạn tại các công trường. Các tai nạn tương tự như bé Nam đã từng xảy ra, chỉ khác chút về kích thước ống cọc bê tông và độ sâu dưới đất.
Vụ việc này được đánh giá là tai nạn cộng đồng. Nỗi xót thương của dư luận dành cho cậu bé 10 tuổi không cần phải đủ lý lẽ. Đơn giản, đây là một đứa trẻ. Con trẻ cần có đầy đủ các quyền được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, đôi khi người lớn chúng ta vẫn bất lực khi để các con phải sống trong một môi trường không an toàn – một môi trường đầy bất trắc.
Có lẽ chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa các giờ học để dạy cho trẻ về các bài học kinh nghiệm sống, nơi nào là nguy hiểm cần tránh xa. Việc quan tâm tới trẻ sau giờ học của các gia đình cũng phải lưu tâm hơn. Quan trọng nhất, tất cả người lớn đều thể hiện trách nhiệm của mình trong từng công việc mà xã hội và gia đình đã phân công.
Trước mỗi sự cố xảy tới cho con trẻ, người lớn hãy thấy bản thân có lỗi và cần sửa chữa gấp. Đừng nói những lời bao biện nữa!
Đổi phương án cứu hộ, giải cứu em nhỏ bị lọt vào trụ bê tông
Xuyên đêm 1/1 đến sáng 2/1, lực lượng cứu hộ Đồng Tháp và phương tiện cơ giới vẫn đang tích cực công tác giải cứu cháu bé 10 tuổi bị lọt vào trụ bê tông ở Đồng Tháp.
Hai ngày qua, công tác cứu hộ vẫn đang tiếp tục rất khẩn trương với hàng trăm người tham gia, từ bảo vệ hiện trường đến thực hiện khoan cọc nhồi, làm mền địa chất xung quanh.
Phương tiện cơ giới được vận chuyển bằng đường sông đến hiện trường, phục vụ công tác cứu hộ.
Sáng 2/1, khu vực hiện trường được bảo vệ nghiêm ngặt, phục vụ công tác cứu hộ. Các bước cứu hộ đang được lực lượng nghiệp vụ triển khai tích cực, phù hợp với tình hình, diễn biến thực tế tại hiện trường.
Khu vực hiện trường được rào chắn, đảm bảo công tác cứu hộ và an ninh, an toàn tại hiện trường.
Lực lượng Công an túc trực bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác cứu hộ.
Ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc triển khai khoan cọc nhồi phát hiện địa chất không thuận lợi vì móng cọc có 2 mối nối (đoạn 12 và 24 m).
Ngoài việc khoan thì việc nhổ cọc cũng có thể có nguy cơ làm gãy mối nối, lực lượng cứu hộ đã chuyển phương án sang thận trọng chắc chắn nhằm đảm bảo an toàn cao nhất, tránh gây nguy hiểm cho nạn nhân.
Miệng lỗ trụ đóng bê-tông quá nhỏ nên lực lượng cứu nạn không thể thả dây để leo xuống nên truyền oxy xuống dưới.
Lãnh đạo UBND tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, huyện Thanh Bình vẫn túc trực chỉ đạo công tác cứu hộ, hy vọng điều kỳ diệu sẽ đến với nạn nhân.
Công tác cứu hộ vẫn đang được thực hiện rất khẩn trương.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đã trao đổi với gia đình ông Thái Lý Tấn Tài (cha ruột nạn nhân) mong muốn đảm bảo an toàn nhất cho cháu, kể cả trong tình huống nạn nhân tử vong. Trụ bê tông mà nạn nhân rơi vào đóng sâu trong lòng đất 35m, gồm 3 đoạn với 2 mối nối nên lực lượng cứu hộ lo lắng trong trường hợp nạn nhân bị mắc kẹt ở vị trí các mối nối.
Vì vậy, quá trình nhổ cọc lên có thể bị đứt gãy vị trí mối nối, không đảm bảo an toàn cho bé nên việc cứu hộ rất thận trọng và thời gian cứu hộ có thể sẽ kéo dài hơn so dự kiến.
Hàng trăm người cùng các phương tiện đã được triển khai để cứu nạn.
"Khi phát hiện sự cố, chúng tôi huy động mọi nguồn lực cũng như con người để có thể cứu hộ, cứu nạn một cách tốt nhất", ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nói. Đây là sự cố hy hữu, với phương tiện, vật chất hiện tại, lực lượng cứu hộ đã thực hiện nhiều phương án, huy động thêm phương tiện cơ giới để thực hiện cứu hộ cho tốt nhất, với phương châm còn nước còn tát.
Trụ bê tông mà nạn nhân rơi vào đóng sâu trong lòng đất 35m, gồm 3 đoạn với 2 mối nối nên việc cứu hộ rất thận trọng.
Vụ việc diễn ra vào trưa 31/12/2022. Cháu Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen nằm trên đường tỉnh lộ 857 để nhặt sắt. Lúc đi qua công trình đang thi công, cháu bé không may lọt vào trụ bê - tông rỗng bên trong, đường kính 25cm, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Nhóm bạn đi cùng đã hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành. Ban đầu, nạn nhân kêu cứu nhưng sau đó không còn nghe tiếng. Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án, trong đó dùng máy xúc múc quanh trụ bê - tông tạo miệng hố rộng để nhổ cọc.
Việc cứu hộ được thực hiện thận trọng.
Hai ngày qua, lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực giải cứu nạn nhân.
Tuy nhiên khi đào xuống khoảng 10 m, lực lượng cứu hộ không thể rút được trụ lên. Nhóm cứu hộ đã bơm oxy và truyền nước xuống cho nạn nhân nhưng vẫn chưa thấy nạn nhân dùng đến nước.
Hàng trăm người cùng các phương tiện đã được triển khai để cứu nạn nhưng miệng lỗ trụ đóng bêtông quá nhỏ. Lực lượng cứu nạn không thể thả dây để leo xuống nên việc mở rộng hố mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho việc cứu nạn.
Lực lượng Công an, cứu hộ bám trụ tại hiện trường.
Công trình cầu Rọc Sen thi công khoảng 6 tháng và đã hoàn thành mố cầu hai bên, mỗi mố được cố định bằng ba trụ bê tông
Phó Chủ tịch Đồng Tháp nói về vị trí bé trai gặp nạn trong ống trụ bê tông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu vừa thông tin về diễn biến vụ cứu hộ bé trai 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông, khi đã 4 ngày trôi qua. Chưa chắc chắn được thời gian hoàn thành Ông Đoàn Tấn Bửu thông tin chi tiết về từng bước mà các lực lượng tại hiện trường đang thực...