Vụ bé trai 9 tuổi nghi bị bạo hành: Khởi tố bị can đối với người cha và bà nội
Qua giám định, cơ quan công an xác định bé T.V.A. bị thương tích 11% và nghi can gây nên các vết thương chính là cha ruột và bà nội của nạn nhân.
Liên quan vụ cháu T.N.A. (9 tuổi, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), bị cha và bà nội bạo hành, ngày 25-7, Công an Huyện Cư Kuin cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trần Văn Dũng (bố ruột cháu A.) và bà Trần Thị Trang (bà nội cháu A.) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Theo Công an huyện Cư Kuin, quá trình giám định xác định cháu A. bị thương tích 11%. Qua điều tra, cơ quan công an xác định Dũng và bà Trang là nghi can gây ra thương tích cho cháu A. Do đó, cơ quan công an đã thực hiện khởi tố vụ án, khởi tố bị can đồng thời áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 bị can trên để phục vụ công tác điều tra.
Cháu A. đang được điều trị tại bệnh viện với nhiều vết thương trên người
Như Báo SGGP đã thông tin, trước đó, ngày 3-7, cháu A. được người thân đưa đến Trung tâm Y tế huyện Cư Kuin điều trị với nhiều vết thương ở đầu, bụng, tay, chân… nghi do cha ruột và bà nội bạo hành.
Tại bệnh viện, cháu A. cho biết đã bị cha và bà nội đánh rất nhiều lần.
Cháu A. bị gãy tay và nhiều vết bầm tím nghi do cha và bà nội gây nên
Chị D.T.H (mẹ ruột cháu A.) cũng cho biết, chị và anh Dũng kết hôn năm 2012. Tuy nhiên, sau khi cháu A. vừa ra đời thì hai thường xuyên mâu thuẫn nên ly hôn. Chị H. ôm con về sống với ông bà ngoại. Đến cuối năm 2021, chị H. ra TP Đà Nẵng làm việc. Cháu A. muốn về ở với cha và được chị đồng ý. Tuy nhiên, trong thời gian sống cùng cha và bà nội, cháu A. đã liên tục bị cha và bà nội bạo hành phải nhập viện điều trị.
Luật sư lý giải tại sao phải giám định bổ sung vết thương cũ của bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong
Sau hơn 1h diễn ra phiên xét xử sơ thẩm vụ bé gái 8 tuổi bị dì ghẻ bạo hành tử vong diễn ra hôm qua (21/7), toà đã tạm hoãn, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Dư luận đặc biệt quan tâm tại sao phải giám định bổ sung vết thương cũ của bé?
Video đang HOT
Sáng qua (21/7), Tòa gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang (27 tuổi, quê Gia Lai) và bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái (37 tuổi, cha ruột của nạn nhân). Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an TP. HCM và Cáo trạng của VKSND TP. HCM thì bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang đã phạm tội 'Giết người' và 'Hành hạ người khác', được quy định tại Điều 123, Điều 140 Bộ luật Hình sự; bị cáo Nguyễn Kim Trung Thái đã phạm tội 'Hành hạ người khác' và 'Che giấu tội phạm', được quy định tại Điều 140, Điều 389 Bộ luật Hình sự.
Đây là vụ án nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi hành vi phạm tội của các bị cáo không những đặc biệt nghiêm trọng mà còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em - đối tượng được pháp luật bảo vệ đặc biệt.
Bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái tại phiên xử sơ thẩm sáng 21/7
Tuy nhiên, sau hơn 1 tiếng đồng hồ diễn ra, phiên toà đã tạm hoãn sau khi Hội đồng xét xử họp xem xét các kiến nghị của luật sư bào chữa cho bé V.A.
HĐXX nhận định việc xác định tính chất, thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe bắt buộc phải trưng cầu giám định. Trong vụ án này, thủ tục giám định chưa thực hiện.
Do đó, HĐXX tuyên hoãn phiên toà, trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung theo kiến nghị của người bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị hại về giám định thương tích, thương tật của bị hại vào các ngày 7, 10, 11 và 12-12-2021 là có cơ sở, được chấp nhận.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm và Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ
Đối với kiến nghị xác định Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985, TP HCM; ba bé A.) là đồng phạm tội 'Giết người' với bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang (SN 1995, quê Gia Lai) của luật sư, sau khi điều tra bổ sung, HĐXX sẽ căn cứ điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự để xét xử theo tội danh mà VKS truy tố.
Sau phiên toà, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh - Hà Nội) - một trong những luật sư bảo vệ cho bé V.A cũng đã có những chia sẻ trên trang cá nhân. Luật sư Thơm chia sẻ:
Tại sao phải giám định bổ sung vết thương cũ của cháu V.A?
'Bản kết luận giám định pháp y tử thi cháu Vân An ngày 20/01/2022 của Phòng kỹ thuật hình sự CATP Hồ Chí Minh kết luận nguyên nhân chết do phù phổi cấp do sốc đa chấn thương. Cơ chế hình thành dấu vết để lại trên tử thi đã xác định có rất nhiều các tổn thương trên cơ thể là nguyên nhân cháu tử vong, trong đó : "... Là các tổn thương cũ, do vật tày tác động gây nên. Là nguyên nhân gây ra cái chết cho nạn nhân... Các tổn thương cũ, xảy ra trước khi tử vong trong khoảng từ 02 đến 25 ngày là yếu tố cộng thêm dẫn đến cái chết của Nguyễn Thái Vân An...
Như vậy, Bản kết luận giám định pháp y tử thi đã xác định hành vi sử dụng bạo lực của các đối tượng diễn ra trong thời gian dài gây nên những thương tích rất nguy hiểm, là yếu tố cộng thêm dẫn đến cái chết của cháu Vân An vào ngày 22/12/2021.
Căn cứ Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 (Quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần) đã quy định tại tại Khoản 2 Điều 2 Nguyên tắc giám định "Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật".
Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra có thiếu sót không trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích do chúng gây ra trước ngày cháu bị giết chết là bỏ lọt tội phạm. Bản kết luận giám định pháp y tử thi đã nêu trên cơ thể cháu có rất nhiều các vết thương cũ (từ 02 đến 25 ngày) rất nghiêm trọng, dẫn đến cái chết, là yếu tố cộng thêm dẫn đến cái chết của cháu Vân An vào ngày 22/12/2021. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá tính nguy hiểm hành vi phạm tội kéo dài của chúng và làm căn cứ định tội danh Giết người của Nguyễn Kim Trung Thái.
Cơ quan điều tra đã thu thập bệnh án của cháu Vân An tại Bệnh viện, các tài liệu giám định vết thương cũ và vết thương ngày cháu bị tử vong hành hung 22/12/2021. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra chỉ ra quyết định trưng cầu giám định nguyên nhân tử vong, cơ chế hình thành vết thương ngày 22/12/2021 là chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật. Do đó, trên cơ sở ý kiến của luật sư đưa ra tại phiên Tòa, Hội đồng xét xử đã chấp nhận trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu trưng cầu giám định để có căn cứ buộc tội các bị cáo.
Công lý sẽ được thực thi. Tội ác của chúng sẽ bị trừng trị nghiêm minh nhất là mong muốn của mọi người dân trong xã hội cũng như gia đình bị hại và các luật sư.'
Chia sẻ của Luật sư Thơm trên trang cá nhân nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. (Ảnh chụp màn hình)
Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc, sau khi toà trả hồ sơ thì bao lâu nữa sẽ tiến hành phiên xét xử tiếp theo. Nói về vấn đề này, Luật sư Thơm cho biết:
ADVERTISING
Quy định trả hồ hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên Tòa sơ thẩm như sau:
'Căn cứ Khoản 2 Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra bổ sung như sau: "Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần".
Luật không có quy định thời hạn Viện kiểm sát chuyển hồ sơ và quyết định điều tra bổ sung cho CQĐT bởi Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát chứ không trả trực tiếp cho cơ quan điều tra.
Liên quan đến vấn đề này, Thông tư liên tích số 02/2017 đã có quy định hướng dẫn tuy nhiên cũng mới dừng lại ở quy định chung chung tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22 tháng 12 năm 2017 "VKS ra quyết định...chuyển ngay cho cơ quan điều tra...". Vậy, "ngay" là bao lâu hiện nay vẫn chưa được giải thích cụ thể phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan tố tụng.
Thủ tục, số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
Thứ nhất, về thủ tục trả hồ sơ:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2017 thì việc trả hồ sơ phải lập thành văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền và ghi rõ nội dung cần điều tra bổ sung, những vi phạm thủ tục tố tụng cần khắc phục. Sau khi nhận được hồ sơ và quyết định trả hồ sơ của Tòa án, nếu xét thấy không thể bổ sung, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định trả hồ sơ của Tòa án không có căn cứ thì Viện kiể sát gửi văn bản nêu rõ lý do và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án. Đối với cơ quan điều tra, sau khi nhận được hồ sơ phải tiến hành điều tra những nội dung trong quyết định trả hồ sơ. Sau khi kết thúc điều tra phải ra kết luận điều tra bổ sung. Tùy thuộc vào kết luận điều tra, Viện kiểm sát ra thông báo hoặc ban hành Bản cáo trạng mới nếu thay đổi tội danh, bổ sung tội mới và chuyển hồ sơ cho Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Thứ hai, về số lần trả hồ sơ của HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm: Theo khoản 2 Điều 174 BLTTHS, HĐXX chỉ được trả hồ sơ điều tra một lần.
Toà có quyền xét xử tội nặng hơn truy tố
Căn cứ Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về Giới hạn của việc xét xử của Tòa như sau:
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.
Như vậy, có thể thấy, nếu sau khi Tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung khắc phục những thiếu sót nhằm xác định đúng tội danh, hành vi phạm tội của các bị cáo mà Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố thì Tòa vẫn có thể xét xử bị cáo về một tội danh khác nặng hơn.
Luật sư Thơm cùng những luật sư bảo vệ cho bé V.A bày tỏ quan điểm sẽ quyết liệt đề nghị thay đổi đội danh giết người đối với Nguyễn Kim Trung Thái.
'Tòa chấp nhận quan điểm của Luật sư trả hồ sơ trưng cầu giám định bổ sung là một căn cứ vững chắc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét tội danh Nguyễn Kim Trung Thái đồng phạm Giết người. Do đó, khi có thông báo hồ sơ vụ án được chuyển lại cho Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hồ Chí Minh, tôi sẽ tiếp tục Kiến nghị đến Lãnh đạo Bộ Công An, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban giám đốc CATP Hồ Chí Minh, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện trưởng VKSND TP Hồ Chí Minh, ... đề nghị thay đổi tội danh của Nguyễn Kim Trung Thái từ tội Che giấu tội phạm sang tội Giết người với những căn cứ pháp lý cụ thể.' - Luật sư nhấn mạnh.
Cháu bé 9 tuổi bị bà và cha đánh đập dã man Người dì của cháu bé 9 tuổi cho rằng chính cha đẻ và bà nội đã đánh đập, tra tấn cháu như "thời trung cổ" nên đề nghị cơ quan chức năng làm rõ. Trưa 3/7, chị Dương Thị Huyền Trang (ở thôn 18, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết đã trình báo với Công an xã Ea...