Vụ bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” xuống tay: Luật sư Thơm tiết lộ diễn biến mới nhất
“Mong rằng các kiến nghị của các Luật sư bảo vệ quyền lợi cho cháu bé sau khi tòa trả hồ sơ sẽ được các Cơ quan tố tụng xem xét công tâm, khách quan bản chất hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, luật sư Thơm chia sẻ.
Liên quan vụ án bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” Nguyễn Võ Quỳnh Trang bạo hành đến tử vong, ngày 27/7, TAND TP.HCM đã trả hồ sơ cho Viện KSND TP.HCM điều tra bổ sung để giám định thương tích đối với bị hại trong các ngày 7, 10, 11 và 12/12/2021 theo yêu cầu của luật sư đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại.
Thông tin từ luật sư Nguyễn Anh Thơm (luật sư đại diện gia đình bé V.A) mới đây vừa cho hay, Tòa Án Nhân Dân TP.HCM đã tống đạt quyết định tố tụng cho luật sư tại Hà Nội. Theo luật sư Thơm, sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định trả hồ sơ vụ án, TAND TP đã bàn giao hồ sơ cho Viện kiểm sát để giải quyết theo “Thông tư liên tịch số 02/2017″, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung.
“Mong rằng các kiến nghị của các Luật sư bảo vệ quyền lợi cho cháu bé sau khi tòa trả hồ sơ sẽ được các Cơ quan tố tụng xem xét công tâm, khách quan bản chất hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, luật sư Thơm chia sẻ.
Bị cáo Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị đưa ra xét xử ở khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình về tội giết người thuộc trường hợp giết người dưới 16 tuổi, có tính chất côn đồ và vì động cơ đê hèn; hành hạ người khác thuộc trường hợp đối với người dưới 16 tuổi, phạt tù cao nhất đến 3 năm tù.
Nguyễn Kim Trung Thái bị đưa ra xét xử ở khung hình phạt tù từ 1 – 3 năm đối với tội “hành hạ người khác”, và cao nhất là 5 năm tù ở tội “che giấu tội phạm”.
Trước khi phiên xử mở ra, phía luật sư bảo vệ quyền lợi cho bé V.A đã tiếp tục gửi đơn cho HĐXX, đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung, thay đổi tội danh của cha ruột bé V.A từ “hành hạ người khác” sang tội “giết người”. Theo quyết định đưa vụ án bé gái 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành đến tử vong ra xét xử, TAND TP.HCM triệu tập 5 người làm chứng và 2 giám định viên tư pháp pháp y thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP.HCM.
Kết quả sơ bộ khi giải phẫu, khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định cháu gái tử vong do phù phổi cấp, trên cơ thể có nhiều tổn thương bầm tụ máu, gãy nhiều xương sườn, khu vực phần đầu cũng có vết thương, tụ máu, não phù. Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng, chiều ngày 1/1/2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án lên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh, tiếp tục điều tra xử lý.
Video đang HOT
Sáng ngày 5/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thông tin đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án tội “Giết người” (điều 123 Bộ luật hình sự), khởi tố vụ án tội “Che giấu tội phạm” (điều 389 Bộ luật hình sự).
Thượng tá Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Công an quận Bình Thạnh cho biết, quá trình điều tra, công an cần phải thu thập tài liệu chứng cứ để đảm bảo việc đề nghị xử lý, truy tố đúng người, đúng tội,… Công an quận Bình Thạnh và Công an TP.HCM sẽ cương quyết xử lý nghiêm hành vi của các đối tượng trong vụ việc này.
Không chỉ riêng vụ này mà tất cả các hành vi, các loại đối tượng có tính chất bạo hành với trẻ em thì quan điểm của cơ quan điều tra là xử lý thật nghiêm. Vụ án này sẽ được đưa ra xét xử làm án điểm. Bên cạnh đó, Trưởng Công an quận Bình Thạnh cũng đưa ra những khuyến cáo về những nguyên nhân dẫn tới vụ việc trên.
Đầu tiên là yếu tố ly hôn giữa cha mẹ, bé A. được cha nuôi và ở với bà Trang.
Trang với bố ruột của bé chỉ cặp với nhau sống chung, không có ràng buộc về pháp luật. Bên cạnh đó, Thượng tá Đạt cũng nói về trách nhiệm quan tâm đến cháu A. của các bậc ông, bà, người thân.
Thứ ba là mối quan hệ, giao lưu cộng đồng. Hiện trường là căn hộ cao cấp, kín, thời điểm dịch bệnh Covid-19, người dân cách ly tại nhà, người cách ly người. Thời điểm xảy ra vụ việc dù đã hết giãn cách nhưng ảnh hưởng của dịch vẫn còn, đa số người dân ít tiếp xúc, quan tâm đến hàng xóm.
Công an quận Bình Thạnh cho biết cần tuyên truyền để nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho người dân. Bên cạnh đó, cần nâng cao sự giám sát của hệ thống chính quyền, hội phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, tại các chung cư cũng cần gia tăng lực lượng bảo vệ, nắm tình hình, báo cáo địa phương xử lý khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
MỚI NHẤT: 3 vấn đề pháp lý khi trả hồ sơ vụ bé gái 8 tuổi bị "dì ghẻ" và cha ruột xuống tay
Với việc vụ án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các bị cáo sẽ tiếp tục bị tạm giam. Khi các bị cáo chấp hành bản án hình sự, thời gian tạm giam sẽ được trừ vào thời gian phải thi hành án phạt tù.
Sau hơn nửa năm gây án, sáng ngày 21/7, người cha mất nhân tính Nguyễn Kim Trung Thái và "dì ghẻ" tàn ác Nguyễn Võ Quỳnh Trang bị đưa ra xét xử. Hình ảnh bé V.A 8 tuổi ngây thơ, trong trẻo được in ra, kèm theo những dòng chữ muốn đòi công lý, công bằng cho bé được căng bên ngoài cổng tòa khiến nhiều người nhói lòng.
Phiên tòa sau đó tạm hoãn để cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ những tình tiết theo trình tự pháp luật. Ví như, khi nghiên cứu hồ sơ và coi lại các video, các luật sư phát hiện trong một số ngày trước khi bé V.A tử vong, không chỉ mình Trang mà Thái cũng tham gia đánh, hành hạ cháu A., gây ra các thương tích cho cháu.
Nếu kết quả giám định xác định, những vết thương cũ này góp phần cộng hưởng, tạo ra cái chết của bé V.A thì chắc chắn, tội danh của Thái không phải là "Hành hạ người khác" mà phải chuyển sang tội "Giết người".
Mới đây, Luật sư, nguyên kiểm sát viên Dương Đức Thắng (Phó giám đốc Công ty Luật Myway) có những trao đổi với Zing về các vấn đề pháp lý xoay quanh vụ việc. Theo ông Thắng, do HĐXX trả hồ sơ, thời hạn điều tra bổ sung theo quy định sẽ không quá một tháng, căn cứ Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong thời gian này, 3 tình huống pháp lý có thể xảy ra như sau:
- Thứ nhất, nếu xét thấy cần thiết đơn vị có đầy đủ năng lực và không cần trả hồ sơ cho cơ quan điều tra, VKSND TP.HCM sẽ trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như củng cố lời khai, giám định bổ sung thương tích bị hại... để bổ sung tài liệu, chứng cứ vụ án. Sau khi hoàn thiện, làm tròn hồ sơ vụ án, VKS sẽ chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM để tiến hành xét xử.
- Thứ hai, nếu xét thấy đơn vị không đủ năng lực để tự điều tra bổ sung, VKS sẽ trả hồ sơ, chuyển ngay cho cơ quan điều tra mà cụ thể trong trường hợp này là Công an TP.HCM để tiến hành điều tra bổ sung. Trường hợp VKS trả hồ sơ, thời hạn điều tra bổ sung tối đa sẽ là 2 tháng.
Đối với 2 trường hợp này, nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung cáo trạng trước đó, thì VKS sẽ phải ban hành cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ tới tòa án. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án, thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho tòa án biết.
- Thứ ba, nếu xét thấy quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ, cơ quan giữ vai trò công tố sẽ giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho tòa án. Đơn vị sẽ có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quan điểm.
Về phía tòa án, nếu xét thấy cần xét xử bị cáo về khung hình phạt cao hơn so với cáo trạng của VKS, tòa án có thể ra văn bản thông báo về việc đưa ra xét xử bị cáo về điều khoản nặng hơn điều khoản VKS truy tố, căn cứ quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Với việc vụ án được trả hồ sơ để điều tra bổ sung, các bị cáo sẽ tiếp tục bị tạm giam. Khi các bị cáo chấp hành bản án hình sự, thời gian tạm giam sẽ được trừ vào thời gian phải thi hành án phạt tù.
Nói về việc giám định thêm thương tật đối với bé A., luật sư Thắng nhìn nhận việc giám định này chỉ có thể tiến hành đối với các thương tích của bé đã được lưu trong hồ sơ bệnh án. Trường hợp các tổn thương không được thể hiện bằng các căn cứ pháp lý cụ thể, việc giám định sẽ rất khó khăn.
Bình luận thêm về việc trả hồ sơ của tòa án, ông Thắng nhìn nhận đây là động thái phù hợp nhằm hoàn thiện, làm tròn hồ sơ vụ án và tránh những sai sót có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tố tụng.
Có cùng quan điểm với luật sư Thắng, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam) nhìn nhận việc giám định sẽ thực hiện qua hồ sơ bệnh án. Đây là căn cứ quan trọng để giải quyết vụ án, xác định tội danh của bị cáo Thái cho phù hợp với quy định.
Vụ bé gái 8 tuổi bị cha và "dì ghẻ" xuống tay: Giám định tỷ lệ thương tích trên hồ sơ Nếu kết quả giám định xác định, những vết thương cũ này góp phần cộng hưởng, tạo ra cái chết của bé V.A thì chắc chắn, tội danh của Thái không phải là "Hành hạ người khác" mà phải chuyển sang tội "Giết người". Sau hơn nửa năm gây án, sáng ngày 21/7, người cha mất nhân tính Nguyễn Kim Trung Thái và...