Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Đừng nhân danh tình yêu để xúc phạm con trẻ!
Theo chuyên gia, sử dụng đòn roi để “dạy dỗ” trẻ là hành vi phi giáo dục. Đánh mắng, đòn roi hay chỉ trích một cách quá mức sẽ tạo ra những hệ quả về tinh thần, thậm chí cướp đi tính mạng của con.
Những ngày gần đây, vụ việc bé gái T.T.V.A. (8 tuổi, TP.HCM) bị “mẹ kế” đánh đập, bạo hành đến chết khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Tại cơ quan công an, người “mẹ kế” khai nhận nhiều lần dùng roi mây đặt mua trên mạng để đánh đập bé V.A. khiến cơ thể bé có nhiều vết bầm tím mới, cũ. Thậm chí, khi roi mây gãy, người phụ nữ này còn dùng gậy gỗ để đánh bé A.
Không thể coi đòn roi là một cách giáo dục
Là một người mẹ, đồng thời là một nhà giáo, cô Thanh Hương (giáo viên tiểu học tại Hà Nội) cho biết, khi đọc thông tin hay theo dõi những hình ảnh liên quan đến việc bé gái 8 tuổi bị “mẹ kế” đánh đập, cô cảm thấy đau xót và tuyệt vọng… Bởi cô biết, dù có cố gắng thế nào, có bao nhiêu người lên tiếng thì cũng không thể đổi lại sự sống cho cháu.
Tuy nhiên, cô Hương chia sẻ, vụ việc đáng buồn này chính là dịp để người lớn, cụ thể là các ông bố, bà mẹ, xem xét lại việc dùng bạo lực, đòn roi như một cách để giáo dục, dạy dỗ con em.
Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, đánh mắng, đòn roi hay chỉ trích một cách quá mức sẽ tạo ra những hệ quả về mặt cơ thể và tinh thần của trẻ. (Ảnh minh họa)
“Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5, không ít lần tôi nghe các con than phiền về việc bị bố mẹ dùng roi đánh vào tay, đánh vào mông, thậm chí có trẻ bị tát… do học kém, cãi lời hay ngang bướng.
Việc cha mẹ dùng đòn roi như một cách dạy dỗ trẻ có thể bắt nguồn từ quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Một bộ phận người lớn cho rằng, việc quát mắng, hay trừng phạt cơ thể là cách dạy dỗ tốt nhất, đồng thời thể hiện sự quan tâm.
Thậm chí, có rất nhiều cha mẹ hiện nay đã được lớn lên bằng cách dạy dỗ khắc nghiệt như vậy, nên họ cứ áp dụng với con cái, cho rằng nếu không trừng phạt những lỗi nhỏ thì sẽ dẫn đến lỗi lớn hơn”.
Tuy nhiên, cô giáo này cho hay, trong thời đại ngày nay, dạy trẻ bằng đòn roi không còn phù hợp. Có rất nhiều cách để dạy con, quan trọng là các bậc cha mẹ phải chịu tìm hiểu, học hỏi kiến thức hay trang bị kỹ năng. Không chỉ để lại những vết thương trên cơ thể, đòn roi còn khiến trẻ sợ hãi; thậm chí giải pháp mang tính bạo lực này còn là “mồi lửa” kích thích hành vi bạo lực trong tương lai.
“Chừng nào trẻ em trong gia đình vẫn bị đánh và người ta nghiễm nhiên coi đánh đập là dạy dỗ, “thương cho roi cho vọt” là bình thường thì chừng đó còn nhiều bé trẻ chịu cảnh đánh đập, bạo hành, đau khổ hơn thì mất cả tính mạng.
Qua vụ việc bé gái 8 tuổi này, tôi mong các bậc phụ huynh hãy cân nhắc, xem xét trước khi quyết định “xuống tay” đánh một đứa trẻ. Đừng mặc nhiên nhân danh tình yêu để xúc phạm thân thể, nhân phẩm các con!” – cô Hương bày tỏ.
Phụ huynh Trần Mạnh Khôi cũng đồng tình với quan điểm này. Anh Khôi cho biết, trước lời khai của người “mẹ kế” về việc đặt mua roi mây trên mạng để về dạy dỗ bé V.A.; bên cạnh cảm xúc phẫn nộ, anh còn đặt ra câu hỏi, phải chăng việc mua bán mặt hàng này một cách tràn lan, công khai chính là cách thức cổ súy cho nạn bạo hành trong giáo dục con trẻ?
“Trên các sàn thương mại điện tử, người ta rao bán công khai những chiếc roi mây với lời quảng cáo hoa mỹ như “roi mây thần thánh”, “bậc thầy dạy con”… đi kèm với đó là hình ảnh đứa bé nằm sấp… chịu đòn.
Tôi thấy thật khủng khiếp. Sàn giao dịch điện tử – dấu hiệu của sự văn minh lại bán roi mây dạy trẻ. Đáng nói, mặt hàng này được nhiều người đặt mua, chứng tỏ một bộ phận coi chuyện dùng roi, đánh liên tiếp vào người một đứa trẻ là hết sức bình thường.
Video đang HOT
Mỗi gia đình có mỗi cách dạy con khác nhau, nhưng tôi cho rằng dạy con bằng bạo lực thì hậu quả sẽ nhiều hơn là kết quả tốt đẹp”.
Cũng theo phụ huynh này, việc cổ súy cho nạn bạo hành trong giáo dục trẻ là hành vi đáng lên án. Do đó, cơ quan chức năng nên cấm việc rao bán công khai những sản phẩm mang tính cổ súy bạo lực. Tuy không thay đổi được hoàn toàn nạn bạo hành trẻ, nhưng việc làm này cũng phần nào dập tắt ý định “mua roi về trị con” của nhiều phụ huynh.
Nêu quan điểm về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà – Viện trưởng Viện nghiên cứu đào tạo và can thiệp tâm lý Việt Nam – VPIT cho biết, trong vụ việc bé gái 8 tuổi tử vong do bị bạo hành; người phụ nữ tạo ra câu chuyện thương tâm này chỉ là bạn gái của bố đứa trẻ. Do đó, xét về mặt trách nhiệm pháp lý, người phụ nữ này không có quyền giáo dục bé V.A.
Tuy nhiên, người phụ nữ này lại vượt giới hạn khi tự cho mình quyền dạy dỗ, giáo dục bé; thậm chí còn dùng đòn roi để đánh đập, hành hạ. “Điều này không thể chấp nhận. Vì vậy, cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ để xác định thực sự câu chuyện này là gì, từ đó can thiệp và đưa ra mức xử lý thỏa đáng”.
Cũng theo chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà, không riêng gì vụ việc này, mà trong xã hội hiện nay, việc sử dụng đòn roi để giáo dục trẻ là hành vi phi giáo dục.
Đánh mắng, đòn roi hay chỉ trích một cách quá mức sẽ tạo ra những hệ quả về mặt cơ thể và tinh thần của trẻ. Vì vậy, cần nói “không” với cách giáo dục mang tính tiêu cực này. Thay vào đó, bố mẹ có thể hướng tới những biện pháp giáo dục tích cực; ví dụ như đưa ra những hình phạt phù hợp với trẻ, hay bố mẹ có thể ngồi lại để chỉ dẫn, phân tích cho con đúng sai…
“Đây mới là cách để con có thể trưởng thành đúng với lứa tuổi. Và đôi khi, ở lứa tuổi vị thành niên, trẻ có biểu hiện của sự chống đối, bố mẹ phải bao dung hơn rất nhiều thì mới có thể giáo dục được con” – chuyên gia nhấn mạnh.
Bố mẹ ly hôn, con là người thiệt thòi nhất?
Ở một góc nhìn khác, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hà cho hay, vụ việc đáng buồn này còn như “giọt nước tràn ly”, phần nào cho thấy hậu quả của một cuộc hôn nhân đổ vỡ để lại chính là sự thiệt thòi của con cái.
Bố mẹ “đường ai nấy đi”, trẻ sẽ không có được sự chăm sóc đầy đủ từ bố và mẹ, không còn được cả hai quan tâm, sẻ chia trong câu chuyện tình cảm mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Bởi thực tế, vụ bé gái 8 tuổi bị bạn gái của bố bạo hành đến chết không phải trường hợp đầu tiên. Nhiều năm trở lại đây, những vụ bạo hành trẻ em liên tục được truyền thông phản ánh và cứ lặp đi lặp lại. Đáng nói, trong số những vụ bạo hành trẻ em xảy ra, không ít vụ việc đau lòng gây ra bởi những người được gọi là “mẹ kế”, “dì ghẻ” hay “cha dượng”…
“Bố mẹ “đường ai nấy đi”, trẻ sẽ không có được sự chăm sóc đầy đủ từ bố và mẹ, không còn được cả hai quan tâm, sẻ chia trong câu chuyện tình cảm mỗi ngày.
Đứa trẻ nào cũng cần sự giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ. Một chút nghiêm khắc của bố, cộng với một chút dịu dàng và nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp con trở thành một người toàn diện. Nhưng khi bố mẹ ly hôn, con sẽ mất đi cơ hội được phát triển toàn diện.
Ngoài ra, cuộc hôn nhân đổ vỡ có thể đẩy những đứa trẻ vào môi trường thiếu sự an toàn khi trẻ không cảm nhận được tình yêu trọn vẹn của gia đình, hay sự xuất hiện của người thứ ba khi bố hoặc mẹ có tình yêu mới.
Nói chung, vì bất kể lý do gì, cuộc ly hôn của bố mẹ cũng đều tác động tới trẻ, đặc biệt với những em nhạy cảm. Kết thúc một mối quan hệ vợ chồng thì dễ nhưng để xóa nhòa đi những vết sẹo tổn thương in hằn trong tâm trí con thì không hề dễ dàng. Thậm chí, những nỗi đau còn theo con suốt đời, ngay cả khi trưởng thành, mặc dù thành đạt nhưng con chưa chắc đã cảm thấy hạnh phúc”.
Do đó, theo chuyên gia, để giúp trẻ tránh khỏi tổn thương tâm lý nặng nề, thậm chí để ngăn ngừa những vụ việc thương tâm; trước khi ly hôn, bố mẹ cần bỏ qua tất cả sự tổn thương, tâm lý không hài lòng về đối phương để cả hai ngồi lại trò chuyện.
Theo đó, cần thống nhất với nhau về mặt trách nhiệm. Ví dụ, nếu như bố nuôi con, thì mẹ phải được quyền thăm nom, biết con sống, ăn ngủ ra sao, không ai được ngăn cấm vì đó là quyền lợi mà đứa trẻ được hưởng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đưa ra quan điểm chung trong việc giáo dục con cái và dành thời gian cho con hậu ly hôn ra sao.
“Đặc biệt, dù có ly hôn, cha mẹ cũng cần giữ hình ảnh đẹp trong mắt trẻ. Phụ huynh cần tránh việc cư xử thiếu chuẩn mực, xúc phạm hay xung đột nhau bởi điều này sẽ khiến con có cái nhìn tiêu cực về bố mẹ, dễ có nhận thức và hành vi lệch lạc trong tương lai” – chuyên gia tâm lý nhấn mạnh.
Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Trước khi ép con học đủ thứ trên đời, hãy dạy con KỸ NĂNG quan trọng này để hạn chế tối đa bi kịch xảy đến
Con trẻ có thể không tự vệ được trước sức mạnh của những kẻ tàn nhẫn, nhưng ít ra một tín hiệu nào đó phát ra kịp lúc có thể ngăn cản bi kịch xảy đến.
Vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành khiến hàng triệu người xót xa, căm phẫn. Báo chí đã nói nhiều về sự kiện ấy, nhiều người cũng đã viết về sự tàn bạo với cháu của người phụ nữ sống với bố đẻ của bé. Tuy nhiên, đáng buồn thay, đây chỉ là một trong số ít vụ gây chú ý truyền thông khi hậu quả đã hết sức nặng nề.
Trước bé gái 8 tuổi ở Sài Gòn, đã có một bé 6 tuổi ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tử vong hồi tháng 9/2021 vì lý do tương tự. Và còn biết bao nhiêu câu chuyện thương tâm khác với những đứa trẻ và phụ nữ trong bốn bức tường gia đình mà không ai biết, nhất là trong thời gian căng thẳng vì đại dịch.
Cái ác sẽ được dung dưỡng khi thiếu đi sự giám sát. Trẻ em bị bạo hành cần sự bảo vệ, can thiệp của cả cộng đồng, thế nhưng trước khi đợi người ngoài lên tiếng (mà có khi đã muộn), thiết nghĩ các ông bố bà mẹ nên dạy con, nhắc đi nhắc lại cho con biết về QUYỀN của trẻ em, về cách cầu cứu với ai, nơi nào... khi cần giúp đỡ.
Trẻ em bị bạo hành cần sự bảo vệ, can thiệp của cả cộng đồng.
Điều khiến việc lạm dụng trẻ em khó bị phát hiện và ngăn chặn là kẻ bạo hành hầu hết lại chính là người quen thuộc với nạn nhân. Các em thường miễn cưỡng che giấu sự thật vì sợ hãi, vì không muốn tố giác người thân, ngoài ra nhiều em chưa có kỹ năng nhận diện, tố giác, kêu cứu khi bị những người trong gia đình bạo hành.
Cháu bé vừa bị đánh chết đã 8 tuổi, nếu từ khi còn mẫu giáo đã được dạy dỗ những điều như trên thì ngay lần bị mẹ kế hành hạ đầu tiên đã biết cầu cứu đến mẹ ruột, đến ông bà nội, đến hàng xóm, đến thầy cô giáo... Con trẻ có thể không tự vệ được trước sức mạnh của những kẻ tàn nhẫn, nhưng ít ra một tín hiệu nào đó phát ra kịp lúc có thể ngăn cản một bi kịch xảy đến.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký Công ước về quyền trẻ em của LHQ (1989), trong đó có những quyền cơ bản như quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn...
Ngay từ bây giờ, HÃY DẠY CON:
- Cho con bạn biết về quyền làm người, quyền không để ai đụng chạm vào cơ thể mình kể cả bố mẹ ruột, biết phản ứng và bảo vệ bản thân khi bị kẻ khác xâm phạm. Đồng thời, con cũng không được làm đau đớn người khác. Người lớn có thể bắt đầu dạy trẻ bằng các bài học về các bộ phận trên cơ thể, cách vệ sinh, cách bảo vệ thân thể, không ai được đụng vào trừ khi thật sự tin tưởng. Khi trẻ lớn dần, cha mẹ có thể dạy trẻ về các quyền về thân thể. Dạy trẻ biết phân biệt đâu là dạy dỗ, đâu là bạo hành. Khi con bạn thấm nhuần quyền làm người từ bé, lớn lên chúng sẽ không xâm phạm đến quyền làm người của kẻ khác, chúng sẽ không trở thành cha kế hay mẹ kế ác độc...
- Hãy dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu chứng tỏ bạo lực sắp xảy ra (người lớn giận giữ, quát tháo...), dạy trẻ tránh bạo lực bằng cách rời khỏi khu vực nguy cơ.
Hãy giúp trẻ hiểu rằng, sau mỗi lần bị đánh đập, trẻ cần kể lại với một người lớn nào đó đủ tin tưởng và có khả năng bảo vệ trẻ.
- Dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu: Ngoài việc lên tiếng bảo vệ, bênh vực, khuyên can người gây bạo lực thì người lớn trong gia đình cần phải dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu khi bị bạo lực.
- Hãy giúp trẻ hiểu rằng, sau mỗi lần bị đánh đập, trẻ cần kể lại với một người lớn nào đó đủ tin tưởng và có khả năng bảo vệ trẻ. Đó có thể là ông bà, họ hàng, người luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ để họ can thiệp, giúp đỡ khi có những lần khác.
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em cho hay, nếu có vụ việc liên quan đến xâm hại hay bạo hành trẻ em, cách đơn giản nhất là người dân chỉ cần gọi điện cho tổng đài quốc gia 111, lập tức cơ quan này sẽ triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để phối hợp với các cơ quan chức năng, ngăn chặn ngay hành vi dẫn đến nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của trẻ em.
Ông Nam cho biết thêm, hiện nay Chính phủ đang sửa đổi nghị định xử lý hành chính trong lĩnh vực quyền trẻ em, trong đó có chế tài xử lý cơ quan tổ chức, cá nhân nào có thông tin trẻ em bị xâm hại mà không báo cho cơ quan chức năng thì sẽ bị xử lý hành chính.
- Các con cần được dạy về các cách bảo vệ an toàn ở những nơi không có bố mẹ ở bên, ở trường học, trong khu nhà, ngoài công viên, các số điện thoại khẩn cấp, các cách thông tin cho người khác trợ giúp, các địa chỉ cần thiết con có thể tìm đến để được bảo vệ và giúp đỡ...
Khi phát hiện trẻ bị bạo hành thì việc người lớn nên làm là đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế, giám định thương tật. Ổn định tinh thần và động viên trẻ, tránh để trẻ gặp hay quay trở lại môi trường đã bị bạo hành.
Nếu trẻ vẫn phải sống cùng kẻ gây bạo lực thì người lớn khác trong gia đình cần nhờ sự can thiệp của hội phụ nữ, chính quyền địa phương. Nếu vợ chồng đã ly hôn thì mẹ hoặc bố nên làm đơn khiếu nại ngay lập tức để bảo vệ quyền lợi cho trẻ đồng thời giành lại quyền nuôi con nhằm cứu trẻ thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình.
Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo
Các dấu hiệu cảnh báo sớm sẽ giúp cha mẹ và trường học giải quyết được nhu cầu của trẻ trước khi các vấn đề leo thang.
Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây, hãy nói chuyện với trẻ về bất kỳ vấn đề nào mà chúng gặp phải. Bất kỳ thay đổi đáng kể nào trong hành vi của trẻ cũng cần phải đặc biệt chú ý.
- Trẻ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi.
- Trẻ không thể kiểm soát được cơn giận dữ.
- Trẻ thể hiện bạo lực trong câu chữ hoặc các bức hình vẽ.
- Trẻ ra tay tàn nhẫn với động vật.
- Trẻ thường xuyên đánh nhau.
- Trẻ xem rất nhiều chương trình bạo lực hoặc chơi nhiều trò chơi điện tử bạo lực.
- Trẻ sử dụng ma túy hoặc rượu.
UNICEF lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong Trước sự việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong ở TP HCM, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho rằng cần một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn và sự không khoan nhượng với bạo lực để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên...