Vụ bé 4 tuổi bị bắt nhốt, buộc dây vào người: Cô giáo đến nhà xin lỗi
Bà Trần Thị Hồng, bà nội cháu bé bị buộc dây vào áo cột lên cửa sổ tại trường mầm non B Trực Đại (huyện Trực Ninh) cho biết chiều qua, cô giáo làm sự việc trên đã vào xin lỗi gia đình.
Trường Mầm non B Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định, nơi xẩy ra sự việc đáng tiếc
Trao đổi với Tiền Phong, bà Hồng chia sẻ, cháu bà là bé N.V.P bị chậm phát triển. Cháu sinh năm 2014 nhưng đến giờ vẫn chưa biết nói và hiện đang được điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương.
Nói thêm về hoàn cảnh của P, bà Hồng bùi ngùi tâm sự: Bố P mất từ khi em chưa chào đời. sau khi P sinh được 2 ngày, mẹ em bị trầm cảm sau sinh phải chuyển lên Thường Tín (Hà Nội) để điều trị. Nhưng từ đó đến nay do mẹ chưa khỏi bệnh nên được đưa về cho người thân bên ngoại chăm sóc còn P được bà nội nuôi.
Theo bà Hồng, cháu bà đi học ở trường đến nay đã được 3 năm và bà luôn tin tưởng các cô giáo ở trường. “Cháu ngoan lắm. Bình thường đi học về, cháu tự chơi. Mình tôi cấy 7-8 sào ruộng, bà cháu nuôi nhau. Chi phí điều trị ở Viện Nhi cũng được các bác sĩ ở đó kêu gọi hỗ trợ rất nhiều” – bà Hồng kể.
Bà biết được sự việc là do báo chí cung cấp nhưng sau khi sự việc xảy ra, bà vẫn đưa P đến lớp học bình thường. Hôm qua, 29/11, hai cô giáo của lớp vẫn dạy con bình thường. Chiều tối qua, cô H, người nhận đã buộc dây vào áo cháu cột lên cửa sổ đã đến nhà xin lỗi bà và gia đình. Không những thế, lãnh đạo huyện, phòng GD&ĐT Trực Ninh cũng xuống gặp gỡ bà để động viên, chia sẻ.
Trước đó, tối qua, trao đổi với Tiền Phong, ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định khẳng định sự việc cô giáo buộc dây vào áo cháu bé và cột vào cửa sổ là có thật.
Ngay chiều 29/11, Sở GD&ĐT Nam Định, phòng GD&ĐT Trực Ninh và Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh đã kịp thời xuống trường làm rõ vụ việc.
Ông Cao Xuân Hùng cho rằng: Xét về khía cạnh đó, có thể chia sẻ phần nào với khó khăn của cô giáo. Cháu bé và cô giáo là người cùng xã. Cháu bị bệnh như vậy nhưng nhà trường vẫn nhận bởi tình làng, nghĩa xóm. Tuy nhiên, dù sao phương pháp của cô giáo cũng là thiếu kinh nghiệm với trẻ khuyết tật, xử lý phản cảm. Chính vì vậy, phòng GD&ĐT đã quyết định cho cô giáo tạm nghỉ vài ngày. Vừa để cô bình tâm soi xét lại mình, vừa để cô có thời gian động viên cháu và chia sẻ với gia đình cháu bé. Trước mắt, cần giúp cháu bé, cô giáo bình ổn tâm lý, chia sẻ với gia đình. Còn về hình thức xử lý, kỷ luật như thế nào, chính quyền địa phương và phòng GD&ĐT sẽ bàn bạc để sớm có quyết định (thuộc quyền hạn của UBND huyện).
“Đây cũng là bài học trong việc dạy trẻ khuyết tật. Sở GD&ĐT sẽ tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV. Điều quan trọng là cái tâm của cô không ác ý gì với cháu cả” – ông Cao Xuân Hùng nhấn mạnh.
Video đang HOT
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Tranh luận gay gắt việc nên cảm thông hay lên án giáo viên cột dây trẻ tự kỷ 4 tuổi vào cửa sổ gây bão MXH
Theo nhiều người, trong vụ việc trên, cơ quan chức năng và dư luận cần xem xét trách nhiệm của nhiều bên thay vì chỉ đổ lỗi cho 2 nữ giáo viên bởi vốn dĩ, trẻ tự kỷ không nên học chung lớp với trẻ thường. Các em phải được đưa đến cơ sở giáo dục đặc biệt có những người giàu chuyên môn dạy trẻ tư kỷ.
Như tin chúng tôi đã đưa trước đó, những ngày gần đây, vụ việc cô giáo mầm non dùng dây cột người bé trai 4 tuổi vào cửa sổ lớp học khiến nhiều người cảm thấy vô cùng bức xúc. Trước vấn đề này, hôm nay, 30/11, Phòng GD&ĐT Trực Ninh đã chính thức lên tiếng. Theo đó, vụ việc trên xảy ra tại Trường Mầm non B Trực Đại, nạn nhân là cháu N.T.P mắc chứng tự kỷ tăng động, câm điếc bẩm sinh.
Được biết, trường mầm non B Trực Đại không phải là đơn vị chuyên về giáo dục trẻ khuyết tật nhưng vì thương hoàn cản cháu P. khó khăn (bố cháu mất khi cháu chưa ra đời, mẹ bị trầm cảm sau sinh đã bỏ đi để lại cháu cho bà chăm sóc từ khi mới lọt lòng) nên các cô giáo vẫn nhận.
Ảnh cắt từ clip.
Do không được đào tạo chuyên môn về giáo dục trẻ tự kỷ nên khi cháu P. tăng động, để đảm bảo an toàn cho cháu và các bạn cùng lớp, các cô đã phải dùng dây trói em lại. Tuy không có ác ý nhưng dù sao đây cũng là cách giáo dục sai, gây phản cảm. Vì thế, Phòng GD&ĐT đã ra quyết định cho 2 giáo viên liên quan tạm nghỉ việc để kiểm điểm và có thời gian chia sẻ với gia đình cháu bé.
Trước vụ việc nêu trên đồng thời trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường khiến dân mạng đặc biệt chú ý. Trên các diễn đàn mạng xã hội, cư dân mạng nổ ra cuộc tranh luận dữ dội liên quan việc nên thứ tha và bỏ qua hay truy cứu đến cùng trách nhiệm của giáo viên, nhà trường trong vụ vệc cột dây vào trẻ tự kỷ xảy ra tại Nam Định?
"Cột dây học sinh vào cửa sổ là hành vi phản giáo dục, phải kỷ luật nghiêm khắc"
Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND huyện Trực Ninh (Nam Định) cho biết đơn vị này đã chỉ đạo nhà trường cùng với cơ quan liên quan họp hội đồng kỷ luật đối với giáo viên đã cột dây vào người bé trai 4 tuổi khiến dư luận xôn xao.
Theo nhiều ý kiến, cách làm này củ Huyện là hoàn toàn đúng đắn. Họ rất mong đợi phía Phòng GD&ĐT có quyết định xử lý mạnh tay để chấm dứt tình trạng bạo lực học đường đang xảy ra ngày một nhiều.
2 giáo viên đã cột dây vào học sinh 4 tuổi.
Đa số các ý kiến ủng hộ việc trừng phạt giáo viên đều cho rằng, hành vi cột dây, trói học sinh vào cửa sổ là phản giáo dục và thiếu đạo đức. Theo họ, em P. con quá nhỏ, không đáng bị đối xử như vậy. Hơn nữa, P. còn là trẻ tự kỷ, phải được hưởng sự quan tâm đặc biệt chứ không phải thái độ xa lánh, kỳ thị như vậy.
" Ủng hộ với quyết định họp kỷ luật của huyện Trực Ninh, mong rằng sẽ có quyết định xử lý thích đáng 2 giáo viên này bởi mình nghĩ dù thế nào thì hành vi trói, nhốt học sinh như vậy là quá nhẫn tâm", bạn H.K chia sẻ.
" Không thể chấp nhận được hành vi này. Nếu sự việc đúng như Phòng GD&ĐT trả lời báo chí thì sao ban đầu các cô lại phủ nhận, nói chúng tôi không làm và bị người khác hãm hại, giờ lại nói 1 kiểu khác", bạn T.H chia sẻ.
" Nếu cháu nghịch, bị tự kỷ, tăng động cô giáo nên trao đổi với gia đình thì hay hơn và không sảy ra sự việc này. Tại sao phải cố nhận 1 học sinh mình không đủ khả năng dạy dỗ để rồi lại dày vò nó. Mình về team ủng hộ phải kỷ luật mạnh tay vụ này nhé", một ý kiến khác nêu.
"Không nên cho trẻ tự kỷ học chung với trẻ thường, trước khi lên án giáo viên hãy xem xét đến trách nhiệm của gia đình và nhà trường"
Trong văn bản trả lời báo chí, Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh khẳng định, bé trai bị trói có dấu hiệu chậm phát triển, bị rối loạn phổ tự kỷ, đã khám ở khoa Tâm thần, bệnh viện Nhi Trung ương. Ngoài ra, bé N. còn bị câm, điếc nên thỉnh thoảng có biểu hiện không bình thường, từng cắn vào tay các bạn trong lớp và cô giáo.
Bản kiểm điểm của giáo viên cho rằng nhiều buổi trưa, cháu bé bỏ cơm, chạy nhảy, không ngủ mà quậy phá và cắn bạn. Phòng DG&ĐT cũng cho hay hoàn cảnh gia đình cháu P. quá khó khăn nên dù không phải là cơ sở giáo dục trr tự kỷ nhưng các cô giáo vẫn nhận em P. vào lớp. Hai giáo viên buộc dây, cột học sinh vào cửa sổ là những người được đào tạo bài bản, một cô 30 năm công tác, được phụ huynh học sinh yêu quý.
Theo nhiều ý kiến, học sinh tự kỷ cần được hưởng cách giáo dục đặc biệt.
Câu chuyện này đã khiến ngoài việc lên án, nhiều người cũng phần nào cảm thông cho 2 nữ giáo viên. Theo họ, sự việc xảy ra có một phần lỗi của gia đình và phía nhà trường.
" Cái này mình biết, đôi khi nhiều cháu tự kỷ tăng động mạnh, cũng 1 phần do gia đình, nhẽ ra gửi cháu vào trung tâm trẻ tự kỷ thì đúng hơn, cái này do các cô giáo ở đây không có chuyên môn sâu về trẻ tự kỷ, cũng như thiếu việc liên lạc giữa nhà trường và gia đình. Việc này mình nghĩ phải xem xét và trách nhiệm từ nhiều bên chứ không riêng gì hai cô giáo, dân mạng cũng không nên manh động chửi rủa vội, mình nghĩ vậy", nickname T.T chia sẻ ý kiến
" Nói chung 1 phần bên gia đình nữa! Biết con mình bị bệnh thì phải đưa vào lớp chuyên biệt để các cô giáo có chuyên môn các cô chăm, chứ đưa vào lớp mẫu giáo bình thường với ý nghĩ cho vào đấy con mình chơi với trẻ bình thường thì nó sẽ hết bệnh hoặc khả quan hơn mà không biết là trông trẻ bình thường thôi đã khó, đằng này vừa trẻ thường vừa trẻ tăng động tự kỉ thì thử hỏi làm sao các cô có thể xử lý được", một ý kiến khác nêu.
Theo nhiều người, chỉ có giáo viên được đào tạo chuyên môn dạy trẻ tự kỷ mới có thể giáo dục các ẹm. Giao trẻ tự kỷ cho giáo viên không ó chuyên môn, việc họ nổi nóng, không biết cách xử lý tình huống cũng là điều dễ hiểu.
" Trẻ tự kỷ tăng động rát nghịch, cái này mình biết, cũng nên thông cảm cho các cô. Trong lúc nóng giận như vậy nhưng họ cũng không đánh đập em, mình nghĩ mọi người nên cảm thông thay vì cứ ném đá không tiếc tay", bạn H.M chia sẻ.
" không phải bênh nhưng không phải lỗi chỉ của riêng cô giáo trông trẻ mà về phía gia đình cũng cần phải xem xét lại nếu như con mình bị bệnh như vậy! Biết là khó khăn nhưng không nên cho trẻ tự kỷ học chung với trẻ thường là điều ai cũng rõ. Hơn nữa, trong vụ việc này còn có cả trách nhiệm của nhà trường chứ không chỉ giáo viên".
Hiện, UBND huyện và phía Phòng GD&ĐT Trực Ninh đã cho 2 giáo viên tạm nghĩ và sẽ có kết luận cuối cùng về việc xử phạt.
Theo saostar
Hai cô giáo mầm non sốc, phải nghỉ dạy sau vụ buộc dây bé 4 tuổi Cả hai giáo viên Trường mầm non B Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định phụ trách lớp của bé 4 tuổi bị buộc dây vào cửa sổ đều đang sốc nên được cho tạm nghỉ. Hình ảnh cháu P. bị buộc dây khiến cộng đồng mạng sốc - Ảnh: VĂN ĐỨC Sáng 30-11, ông Nguyễn Văn Thuận, chánh văn phòng Sở...