Vụ bé 3 tuổi rơi từ tầng 12: Yêu cầu thực hiện biện pháp phòng chống tai nạn trẻ em
Tối 1-3, Ủy ban quốc gia về trẻ em có công văn hỏa tốc gửi các bộ: Xây dựng, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa – thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Công an, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nhiều đơn vị khác.
Ủy ban quốc gia về trẻ em đề nghị các bộ, ngành, đơn vị, địa phương rà soát các quy định và việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học và các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng – Ảnh: HÀ QUÂN
Công văn nêu rõ: thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị rơi, ngã từ các khu chung cư, nhà cao tầng dẫn đến thương tích, tử vong…
Đặc biệt ngày 28-2, cháu N.P.H. (3 tuổi) bị ngã từ tòa nhà chung cư thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Trước tình hình trên, Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) – cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về trẻ em – yêu cầu các bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Đặc biệt chú trọng công tác phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngừa trẻ em bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng.
Công văn nhấn mạnh việc rà soát các quy định và việc thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí an toàn cho trẻ em tại gia đình, cộng đồng, trường học và các công trình xây dựng, khu chung cư, nhà cao tầng.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em. Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định đối với các vụ việc khiến trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích.
Video đang HOT
Nguy cơ trẻ em bị rơi, ngã ở các khu chung cư, nhà cao tầng là hiện hữu – Ảnh: H.Q.
Cùng với đó, các đơn vị đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục về phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ, hộ gia đình, thôn, bản, xóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư, trường học, lớp học để bảo đảm an toàn cho trẻ em và thực hiện việc cải tạo, sửa chữa các vị trí có nguy cơ xảy ra tai nạn, thương tích trẻ em.
Tích cực triển khai xây dựng ngôi nhà an toàn theo quyết định số 548/QĐ-LĐTBXH của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành tiêu chí ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và của người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh báo, gia cố các khu vực có nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Từ vụ bé gái rơi từ tầng 12A: Tại sao nên lắp lưới an toàn ở chung cư?
Bạn cũng có thể trang trí thêm các loại hoa, dây leo trên lưới an toàn ban công để giúp căn hộ của mình có thêm không gian xanh mát.
Tại các đô thị phát triển hiện nay, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm. Các chủ đầu tư phát triển khu dân cư và thương mại đều muốn xây nhà càng cao càng tốt để bán được mặt bằng. Tuy nhiên, vấn đề an toàn về ban công căn hộ cao tầng vẫn là một mối quan tâm khó giải quyết.
Mới đây, sự việc một bé gái 3 tuổi ở phường Thanh Xuân Trung bò qua lan can, rơi từ tầng 12A của tòa chung cư xuống đất, rất may mắn được một nam thanh niên cứu thoát đang nhận được nhiều sự quan tâm trên MXH. Tuy cháu bé đã được cứu khỏi nguy hiểm nhưng sự việc này cũng dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các gia đình có con nhỏ. Bởi trước đó đã có hàng loạt vụ việc thương tâm từ sự bất cẩn của người lớn và độ an toàn của lan can, ban công, cửa sổ tại các chung cư.
Hiện tại một trong những phương pháp bảo vệ an toàn hiện đại mà vẫn đảm bảo được tính mỹ quan tổng thể cho các khu chung cư ở Việt Nam và hiện nay đang rất được người tiêu dùng nước ta tin dùng, đó chính là sử dụng lưới an toàn.
Lưới an toàn vẫn có thể đảm bảo phòng cháy chữa cháy
Lưới an toàn ban công chính là giải pháp thay thế tốt nhất cho những giải pháp bảo vệ cũ như hàng rào sắt bảo vệ, chuồng cọp,... vốn đã lỗi thời.
Nếu như khi lắp hàng rào sắt, không may có các sự cố cháy nổ, gia đình bạn sẽ không thể thoát ra ngoài qua đường ban công. Đồng thời cơ quan chức năng cũng sẽ vô cùng khó khăn trong việc cứu hộ thì lưới an toàn lại khắc phục được hoàn toàn lỗi trên, dễ dàng tháo lắp hoặc dùng kìm bẻ sắt nhanh chóng.
Trả lời câu hỏi của người dân liên quan đến việc lắp lưới cáp an toàn tại các căn hộ chung cư, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy TP Hồ Chí Minh cho biết:
"Việc lắp đặt, bổ sung lưới cáp bảo vệ tại ban công căn hộ các tầng không làm ảnh hưởng đến các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy của công trình. Tuy nhiên, các lưới cáp bảo vệ này phải dễ dàng tháo dỡ trong trường hợp lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiếp cận phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố cháy nổ xảy ra".
Cấu tạo của lưới an toàn ban công chung cư
Cấu tạo của lưới an toàn ban công thường được chia thành 2 bộ phận chính bao gồm: thanh nhôm định hình và dây cáp inox.
Thanh nhôm định hình có nhiệm vụ cố định lưới an toàn một cách chắc chắn để đảm bảo nhất. Thanh nhôm thường được phủ một lớp sơn tĩnh điện để bảo vệ khỏi mưa nắng, bụi bẩn, sự oxy hóa, chống bị bào mòn,...Cấu tạo của lưới bao gồm 2 thanh nhôm được gắn sẵn bulong thép bọc cao su có vai trò giúp định hình dây cáp an toàn, chắc chắn.
Lưới an toàn ban công gồm thanh nhôm định hình và dây cáp inox
Dây cáp inox của lưới an toàn ban công chung cư: hiện nay trên thị trường có 2 loại chính: lười 2.5mm và lưới 3mm.
Tác dụng của lưới an toàn ban công chung cư
Độ bền cao: Lưới an toàn ban công chung cư có khả năng chịu lực và độ bền rất cao. Đặc biệt, lưới an toàn còn có rất nhiều công dụng khác nhau nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân bạn cũng như cả gia đình.
Đảm bảo an toàn: Đảm bảo an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình, kể cả thú cưng của bạn. Đặc biệt đối với những gia đình có trẻ nhỏ, lưới an toàn ban công chung cư dường như trở thành thứ không thể thiếu. Có rất nhiều trường hợp trẻ em nô đùa ngoài ban công mà không chú ý an toàn, khiến cho việc đáng tiếc, đau lòng xảy ra.
Giá giữ quần áo: Ban công thường là nơi chúng ta trưng dụng để phơi đồ. Vì thế, việc lắp đặt lưới an toàn ban công chung cư giúp đồ đạc, áo quần không bị bay ra ngoài hoặc đồ vật từ trên cao rơi xuống.
Làm đẹp không gian sống: Đối với các mẫu lưới an toàn ban công, từ khoảng cách trên 15m sẽ không phát hiện lưới. Điều này giúp tạo cho căn hộ của bạn sự thông thoáng. Bạn cũng có thể trang trí thêm các loại hoa, dây leo trên lưới an toàn ban công để giúp căn hộ của mình có thêm không gian xanh mát.
Tránh kẻ trộm đột nhập: Phòng tránh tình trạng kẻ trộm lẻn vào nhà nhưng vẫn đảm bảo tầm nhìn của căn hộ chung cư.
Với những lý do được liệt kê ở trên, không khó để nhận ra câu trả lời cho việc có nên lắp lưới an toàn ban công chung cư không là gì. Việc lắp đặt lưới an toàn ban công chung cư không chỉ bảo đảm an toàn mà còn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, trưng dụng được các khoảng không gian trống trong ngôi nhà một cách hợp lý hơn.
Trên ban công trồng những loại hoa này, nhà xinh như ở Đà Lạt, ai cũng mê Hoa hồng leo dễ trồng và ra hoa quanh năm lại có màu sắc phong phú như hồng cánh sen, hồng phấn, hồng đỏ, hồng trắng, hồng cam nên thích hợp để trồng ở giàn leo, tường rào hay ban công các nhà cao tầng. 1. Hoa mười giờ Có nguồn gốc Nam Mỹ, tên gọi mười giờ là do hoa của nó...