Vụ bảy chai nước vón cục: Tân Hiệp Phát chưa cử người đến vì bận!
“Người tiêu dùng chúng tôi nóng lòng chờ cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này. Về trách nhiệm của Tân Hiệp Phát thì Nhà nước xử lý, còn phía người dân chúng tôi cần biết dòng sản phẩm nào của Tân Hiệp Phát có vấn đề để tránh”, ông Đặng Quyền Huy người phát hiện 7 chai nước của Tân Hiệp Phát có vấn đề nói.
Vụ bảy chai nước vón cục: Tân Hiệp Phát chưa cử người đến vì bận!
Ngày 5.3, trao đổi với PV vụ bảy chai nước giải khát của Công ty Tân Hiệp Phát có vấn đề, ông Lê Văn Hải – Phó phòng Y tế huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cho biết: “Ngay khi nhận tin báo từ người dân, chúng tôi liên hệ với Công ty Tân Hiệp Phát, Bình Dương. Nhưng đến nay đơn vị này vẫn chưa cử người đến làm việc về những chai nước mang nhãn hiệu của công ty họ”. Ông Hải cho biết rõ thêm là trong tuần này, đại diện của Tân Hiệp Phát từ chối gặp vì bận. Tuần tới thì ông Hải bận đi học.
Và như vậy, bảy chai nước có vấn đề đang bị niêm phong tại Phòng Y tế huyện Cái Nước vẫn chưa được giải quyết.
Trước đó, ngày 22.2, ông Đặng Quyền Huy, ngụ thị trấn Cái Nước, mua nước giải khát tại đại lý nước ngọt Phương Duy, thuộc khóm 2, thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Anh Huy phát hiện có bốn chai sữa đậu nành SOYA và một chai Number 1, loại chai thủy tinh 240 ml, có hiện tượng lạ. Những chai nước này vẫn còn hạn sử dụng trên ba tháng và nắp chai chưa khui nhưng sữa vón cục, nước Number 1 thì bị sẫm màu. Tiếp đó, anh Huy mua hai chai trà thảo mộc DR-Thanh, loại chai thủy tinh 240 ml, có vật thể lạ lợn cợn bên trong, có ghi ngày sản xuất là: 05 NSX 040414, 17 NSX 090714. Hai chai này anh mua từ một quán nước tại ấp Đồng Tâm, thị trấn Cái Nước.
Người dân đem bằng chứng nước giải khát bất bình thường đến báo cho Hội Bảo vệ người tiêu dùng huyện Cái Nước, Cà Mau.
Sau đó anh đã gọi điện thoại báo cho đường dây nóng của Tân Hiệp Phát để báo sự vụ, được người của đường dây nóng trả lời sẽ đổi cho anh một chai bằng một thùng cùng loại. Do quan tâm đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng nên anh Huy không đồng ý và đã báo cho hội Bảo vệ người tiêu dùng huyện Cái Nước. Hội này đã báo cho các cơ quan liên quan và được Phòng Y tế huyện Cái Nước thụ lý, tiến hành lập biên bản, niêm phong toàn bộ chai nước và liên hệ với Tân Hiệp Phát, Bình Dương. Tuy nhiên, phía đơn vị này hẹn lần hẹn lữa, đến nay vẫn chưa có cái hẹn làm việc cụ thể nào.
Video đang HOT
Theo anh Huy, anh đã có đơn đề nghị Tân Hiệp Phát phải chủ động đến liên hệ với anh và cơ quan chức năng huyện Cái Nước để nhận dạng xem những chai nước có vấn đề này là thật hay giả và có hướng xử lý phù hợp. “Người tiêu dùng chúng tôi nóng lòng chờ cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này. Về trách nhiệm của Tân Hiệp Phát thì Nhà nước xử lý, còn phía người dân chúng tôi cần biết dòng sản phẩm nào của Tân Hiệp Phát có vấn đề để tránh” – anh Huy nói.
Ngày 5.3, trao đổi với báo chí liên quan đến việc chai nước Dr Thanh, sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, có dị vật, ông Phạm Lê Tấn Phong, Giám đốc truyền thông của tập đoàn này, khẳng định dây chuyền sản xuất của đơn vị khép kín, không có chuyện dị vật lọt vào chai nước.
Trước đó, anh Nguyễn Ngọc Anh, chủ nhà hàng Hữu Nghị (TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), phản ánh vào mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Mùi (ngày 22-2), có 2 bàn khách kêu nước ngọt Dr Thanh uống thì phát hiện 1 chai có rác. Khách quy kết nhà hàng bán hàng không chất lượng nên quán phải miễn phí toàn bộ hóa đơn của 2 bàn này với số tiền hơn 4 triệu đồng. Sau đó, anh Ngọc Anh kiểm tra số chai Dr Thanh trong kho thì phát hiện thêm 6 chai nữa có dị vật. Cụ thể: 1 chai có cặn bã, 1 chai có cỏ, 1 chai nước màu xanh, 1 chai có cọng lông, 1 chai có nhiều bợn trắng, 1 chai có 2 con ruồi, 1 con vật lạ và dưới đáy chai như cát.
Chai Nước có dị vật.
Từ phản ánh của anh Ngọc Anh, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát cử người đến xác nhận sản phẩm là của họ, còn nguyên, chưa hết hạn sử dụng. Người này đề nghị hỗ trợ 2 lốc nước nhưng anh Ngọc Anh không chịu. Sau đó, phía Tân Hiệp Phát điện ra đề nghị bồi thường 2 thùng nước và 1 chiếc áo, nếu anh Ngọc Anh không chịu thì nhờ bên thứ ba can thiệp, Tân Hiệp Phát không có chính sách bồi thường tiền mặt.
Anh Ngọc Anh đã báo lên Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Khánh Hòa, Phòng Kinh tế của UBND TP Cam Ranh yêu cầu xử lý sự việc. “Vụ việc sinh ra nhiều lời đồn thổi khiến quán tôi mất khách, thất thu nghiêm trọng” – anh Ngọc Anh cho biết.
Trong phần trả lời báo chí, ông Phạm Lê Tấn Phong cho biết chính sách giải quyết là tập đoàn sẽ đền một sản phẩm cho một sản phẩm hỏng. Nếu khách hàng nào cung cấp thông tin có lợi cho việc cải tiến phương cách phục vụ khách hàng của Tân Hiệp Phát thì sẽ được đổi nhiều sản phẩm hơn.
Theo Người Lao Động
Giám đốc Tân Hiệp Phát lên tiếng vì sao mang 500 triệu đồng gặp khách hàng
Theo ông Phạm Lê Tấn Phong, doanh nghiệp sống được là nhờ tiêu dùng, do đó, không bao giờ có chuyện doanh nghiệp đi đối kháng, gài bẫy người tiêu dùng.
Trao đổi với PV mới đây, ông Phạm Lê Tấn Phong - Giám đốc truyền thông của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát cho rằng: Hành vi vòi vĩnh tiền là vi phạm pháp luật, chứ Tân Hiệp Phát luôn thiện chí, muốn đổi cho người tiêu dùng bằng các sản phẩm nước mà mình có.
Nói về trường hợp của khách hàng Võ Văn Minh ở Tiền Giang đã bị bắt vì đòi 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát, để đổi lấy sự im lặng, ông Phong cho biết: Chính Minh là người đơn phương 3 lần đòi Tân Hiệp Phát tiền. Lần đầu 1 là 1 tỷ đồng, lần thứ 2 giảm xuống còn 600 triệu đồng và lần cuối cùng là 500 triệu đồng.
Đồng thời, qua rất nhiều lần gọi điện thoại đến tổng đài chăm sóc khách hàng, làm việc trực tiếp với nhân viên của Tân Hiệp Phát, anh Minh luôn nói là nếu Tân Hiệp Phát không đưa tiền, anh Minh sẽ trình báo sự việc đến các cơ quan chức năng, in 5.000 tờ rơi phát tán khắp nơi để Tân Hiệp Phát không còn đường sản xuất, kinh doanh.
Giám đốc truyền thông của Tân Hiệp Phát - ông Phạm Lê Tấn Phong tại một sự kiện
Trước hành vi mang tính chất tống tiền doanh nghiệp như của anh Minh, nhằm để kịp thời ngăn chặn hành vi phát tán thông tin này ra ngoài, ở lần gặp thứ 4, Tân Hiệp Phát đã bắt buộc phải mang tiền theo như yêu cầu của anh Minh, và cung cấp thông tin này cho cơ quan Công an để ngăn chặn một hành vi vi phạm pháp luật.
Về lý do ở lần gặp thứ 4, nhân viên của Tân Hiệp Phát mang theo tiền, có phải nhằm gài bẫy người tiêu dùng, đẩy họ vào vòng lao lý hay không? Thay mặt cho lãnh đạo của Tân Hiệp Phát, ông Phạm Lê Tấn Phong đã nói rằng: Tân Hiệp Phát chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có ý định gài bẫy bất cứ người tiêu dùng nào.
"Doanh nghiệp sống được là nhờ người tiêu dùng vậy thì tại sao doanh nghiệp lại cố tình bẫy người tiêu dùng chứ. Trừ những hành động vi phạm pháp luật, vòi vĩnh, đòi tiền doanh nghiệp, còn lại thì Tân Hiệp Phát luôn lắng nghe, chia sẻ với mọi thông tin do người tiêu dùng cung cấp" - ông Phong khẳng định.
Sở dĩ trong lần gặp thứ 4, nhân viên của Tân Hiệp Phát phải mang theo tiền là do muốn thuyết phục anh Minh lần cuối cùng là chính sách của Công ty chỉ cho hàng đổi hàng theo phương thức 1 đổi 1, hay 1 có thể đổi một vài thùng sản phẩm cùng loại, chứ chắc chắn không bao giờ chấp nhận đổi chác tiền bạc, dù bất cứ giá nào. Thế nhưng, dù đã thuyết phục rất nhiều, nhưng anh Minh vẫn không đồng ý, nên chúng tôi đã phải đưa tiền. Khi vừa đưa tiền xong, thì lực lượng trinh sát đã bất ngờ ập vào.
Tân Hiệp Phát cho rằng, mình đang bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
Việc Công an bắt, điều tra như thế nào là các biện pháp nghiệp vụ của họ, còn Tân Hiệp Phát chỉ biết cung cấp các thông tin cần thiết về những hành vi sai trái này.
Đối với việc hàng loạt các sản phẩm bị lỗi do người tiêu dùng cả nước phản ánh lên báo chí, Hội bảo vệ người tiêu dùng các tỉnh trong thời gian gần đây, ông Phạm Lê Tấn Phong thông tin: Với một dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô nhất khu vực, bất cứ vật nhỏ gì bay vào trong chai nước khi đang sản xuất là chuyện không thể xảy ra, nó sẽ bị gạt ra ngay lập tức.
Nguyên nhân của sản phẩm hư hỏng, ông Phạm Lê Tấn Phong cho rằng: Sản phẩm hư hỏng chỉ có thể đến từ khâu vận chuyển, sắp xếp, bảo quản đến từ phía nhà phân phối, đại lý hay là người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu không làm đúng theo cách hướng dẫn của nhà sản xuất, không khí sẽ lọt vào, những sản phẩm dễ bị lên men như sữa đậu nành bị hư hỏng là dễ hiểu, giống như trường hợp người tiêu dùng phản ánh trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn cho rằng, không loại trừ các đối thủ trong kinh doanh của mình thực hiện một số biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường, vì Tân Hiệp Phát là một trong số ít những nhãn hiệu Việt có thể cạnh tranh bình đẳng với nhiều tên tuổi nước giải khát lớn trên thế giới tại thị trường Việt Nam.
Là một nhãn hiệu 3 lần liên tiếp đạt danh hiệu thương hiệu quốc gia, sống được và phát triển được như ngày nay là nhờ người tiêu dùng, nên Tân Hiệp Phát luôn lắng nghe những góp ý, chia sẻ thông tin về sản phẩm do mình sản xuất đến từ phía người tiêu dùng, và tất nhiên cũng không chấp nhận, dung túng cho những hành động vi phạm pháp luật như của anh Võ Văn Minh trong thời gian vừa qua".
Theo Giáo Dục
Tân Hiệp Phát nói gì về "con ruồi trong chai nước"? Chiều 27-2, PV có cuộc trao đổi với bà Trần Uyên Phương - phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát - về những vụ việc diễn ra gần đây. Bà Trần Uyên Phương - phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát - Ảnh: Tiến Long Trả lời về một số trường hợp bị bắt có liên quan đến công ty, bà Phương lý...