Vụ bầu Kiên: “Giằng co” 718 tỷ của ngân hàng ACB
Ngân hàng Vietinbank cho rằng: Việc ACB bị chiếm đoạt 718 tỷ là do ACB không tuân thủ pháp luật về quy định ủy thác gửi tiền.
Sáng nay (29/5), mở đầu phần tranh luận là phần bào chữa của luật sư Phùng Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP.Hồ Chí Minh) bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB). Luật sư đề nghị tuyên bố vô tội đối với bị cáo này. Trươc đo, tai phiên xet xư ngay 27/5, Viên kiêm sat đê nghi mưc an 7-8 năm tu giam đôi vơi bi cao Lê Vu Ky vơi tôi danh bi truy tô la “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Luật sư Phùng Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ.
Đối với hành vi cố ý làm trái của bị cáo Kỳ, luật sư Tuấn cho rằng: Kết luận luận tội của VKS vẫn còn thiếu cơ sở, vì việc hợp tác đầu tư cổ phiếu không bàn về việc đầu tư cổ phiếu ngân hàng ACB”.
Đối với việc ký hợp tác đầu tư giữa công ty chứng khoán ACB (ACBS) và công ty cổ phần đầu tư Á Châu (ACI) và chi nhánh của công ty này tại Hà Nội (ACI-HN) thực hiện từ lâu. Vì vậy, luật sư Tuấn khẳng định là: “Không vi phạm pháp luật”.
Việc hợp tác đầu tư cổ phiếu có tính thanh khoản cao giữa các doanh nghiệp là chuyện bình thường… Cùng với một số lập luận tại tòa và một số căn cứ của các đồng nghiệp (mà ông Tuấn nói là không muốn nhắc lại), ông Tuấn khẳng định, bị cáo Lê Vũ Kỳ không phạm tội.
Video đang HOT
Tiếp tục bổ sung về tội cố ý làm trái, luật sư Vũ Xuân Nam đọc phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên: “Về hành vi ủy thác tiền gửi, cơ quan điều tra không có động thái thu hồi số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt, khác với động thái thu hồi số tiền 264 tỷ đồng mà bầu Kiên bị quy kết là lừa đảo để chiếm đoạt của tập đoàn Hòa Phát”.
Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên.
Theo luật sư Nam, trong một số hồ sơ vụ án, một lượng tiền lớn chiếm đoạt đã được thu hồi, trong khi kết luận cua Viên kiêm sat thì bảo số tiền này bị Huyền Như chiếm đoạt.
Luật sư Trương Thanh Đức đại diện cho cho ngân hàng ACB trình bày: Ngân hàng ACB không phải là nguyên đơn dân sự. Vì thứ nhất, đối với khoản tiền 718 tỷ, ACB đang có đơn kiện yêu cầu Vietinbank hoàn trả nên chưa thể đánh giá là thiệt hại. Thứ hai, ACB không có đơn yêu cầu ai phải bồi thường số tiền 687 tỷ mà cáo trạng đánh giá là thiệt hại từ chủ trương đầu tư vào cổ phiếu ACB của 6 lãnh đạo là chưa hợp lý.
Luật sư Đức khẳng định: “Ngân hàng ACB không làm trái luật khi mà Ngân hang Nha nươc chưa có hướng dẫn về quy định ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng”.
Về số tiền “siêu lừa” Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ của ngân hàng ACB, luật sư bảo vệ cho Vietinbank trình bày:
Thứ nhất: Cần phải đánh giá toàn diện các tình tiết. Liên quan đến việc ACB yêu cầu xem xét trách nhiệm của Vietinbank đối với khoản tiền 718 tỷ, luật sư cho rằng yêu cầu này không có căn cứ.
Thứ hai: Về phạm vi xét xử của vụ án, đây là vụ án sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Việc chứng minh có hay không có hành vi phạm tội thuộc cơ quan tố tụng. Luật sư đồng tình với cáo trạng khi xác định số tiền này đã bị Huyền Như chiếm đoạt là phù hợp với ý thức chủ quan và thực tế.
Thứ ba: Số tiền 718 tỷ của ACB bị chiếm đoạt là lỗi của ACB vì tạo cơ hội cho Huyền Như lừa đảo, ACB đã không tuân thủ pháp luật về quy định ủy thác gửi tiền. Thời điểm đó không có hướng dẫn nào về hoạt động này. Số tiền này ACB chưa thu hồi được vì Như đã chiếm đoạt mất.
Ngoài ra, luật sư bảo vệ cho Vietinbank nhấn mạnh: “Việc ủy thác đem đi gửi tiền với lãi suất vượt trần là sai quy định. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những sai sót của mình trong quản lý tài khoản. Còn ngân hang là đơn vị cung cấp dịch vụ, thực hiện các việc hạch toán giao dịch.
Khi các nhân viên ACB nhận ủy thác gửi tiền đã có những sai lầm ghê gớm như không nhận thẻ tiết kiệm và ACB cũng không yêu cầu các nhân viên này giao lại thẻ tiết kiệm”.
Luật sư này cho rằng 32 hợp đồng các cá nhân ký với Vietinbank là tiền gửi có kỳ hạn chứ không phải hợp đồng gửi tiết kiệm, điều này phải xem xét lại.
Bởi Vietinbank không hề biết các hành vi của Như, không có chủ trương về các khoản huy động vượt trần nên không bị thiệt hại và không hưởng lợi gì với khoản tiền này. Ngân hàng Vietinbank không có lỗi với thiệt hại của ACB nên không có trách nhiệm với khoản này. Hậu quả thiệt hại của ACB là từ chủ trương ủy thác gửi tiền mà ra”.
Theo Đời sống Pháp luật
Nhật Bản hợp tác với ASEAN, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông
Đây là tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước Quốc hội Nhật Bản hôm nay (28/5).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: AP)
Trước Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Abe một lần nữa bày tỏ quan ngại về những hành động mang tính khiêu khích gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh, Tokyo sẽ có những hành động trước những bước đi phi pháp của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: "Trung Quốc đang tìm cách thay đổi hiện trạng ở Biển Đông thông qua việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi sẽ làm việc với các nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để khẳng định rằng các quy định của pháp luật cần phải được tôn trọng".
Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ tham dự tham dự Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thường niên quan trọng diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6. Thủ tướng Nhật Bản Abe dự kiến sẽ là nguyên thủ nước ngoài thứ 6 có bài phát biểu trước lễ khai mạc với tư cách là diễn giả chính tại Shangri-La.
Trước đó, vào ngày 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại của Tokyo trước việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam, khẳng định hành động của Trung Quốc là rất đáng báo động.
Theo VTV
Xét xử 'đại án' bầu Kiên và đồng phạm: Đề nghị khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm Hồ sơ vụ án cho thấy: NH ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005 và có thể hiểu, quan điểm của NHNN đã cho phép NH ACB được phép ủy thác. Luật sư Hoàng Đôn Hùng đề nghị Tòa khởi tố vụ án 'Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại NHNN Trong ngày xét xử thứ 8...