Vụ bắt cóc “Đứa con nước Mỹ” và sự ra đời của đạo luật Bất quá tam
Lịch sử nước Mỹ gắn với những vụ trọng án ly kỳ, những bí ẩn tưởng chừng không có lời đáp. Một trong số đó là vụ bắt cóc, giết hại cô bé 12 tuổi Polly Klaas.
Và cũng từ cột mốc này, một đạo luật mang tên Bất quá tam ra đời, góp phần thay đổi hệ thống hành pháp – tư pháp của xứ sở cờ hoa.
Có rất nhiều vụ án mạng xảy ra mà nguyên nhân chỉ vì những lý do tưởng chừng như rất hoang đường, nhưng lại gây chấn động thế giới, thậm chí còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội, hệ thống tư pháp…
Loạt bài 10 vụ án mạng gây chấn động sau đây sẽ lột tả chân thực những gì xảy ra trong các vụ trọng án, vốn đã đi vào lịch sử nhân loại.
Cô gái nhỏ xấu số Polly Klaas – nạn nhân vụ án nổi tiếng năm 1993 tại Mỹ
“Đứa con nước Mỹ” – vụ bắt cóc lịch sử
Polly Klaas – cô gái nhỏ 12 tuổi, sống cùng mẹ ở Petaluma. Đó là một thị trấn yên bình ở miền bắc California. Nơi này từng xuất hiện trong các bộ phim hoài cổ như American Graffiti hay Peggy Sue Got Married. Thế rồi một biến cố kinh hoàng xảy ra với Polly, khiến Petaluma không còn là thị trấn yên bình nữa. Thậm chí, đã có lúc cả nước Mỹ hướng về Petaluma để cầu nguyện cho Polly Klaas – Đứa con nước Mỹ.
Video đang HOT
Đó là ngày 1/10/1993. Polly cùng hai cô bạn nhỏ của mình đang vui chơi trong một bữa tiệc. Thế rồi một gã đàn ông cao lớn lao vào phòng Polly, trên tay lăm lăm con dao nhọn. Hắn đe dọa 3 bé gái, trói tất cả lại, kéo vỏ gối trùm kín đầu những cô gái nhỏ tội nghiệp rồi bắt đếm đến 1.000. Sau đó, gã rời đi với Polly trên vai.
Cả một chiến dịch thu hút 4.000 tình nguyện viên ngày đêm hướng về Polly. Từ mọi miền nước Mỹ, nhiều người đổ về Petaluma với hy vọng tìm thấy cô bé và sự sống vẫn còn hiện hữu. Hơn 2 tỷ bức ảnh là những nụ cười rạng rỡ của cô bé nữ sinh lớp 7 được gửi đến khắp toàn cầu, chờ đợi vào một phép màu. Thậm chí chương trình truyền hình America’s Most Wanted làm một chương trình riêng về vụ bắt cóc. Truyền thông Mỹ gọi Polly Klaas là “đứa con nước Mỹ”, và chờ đợi vào một cuộc giải cứu của công lý.
Thế nhưng, trong một ngày “Chúa ngủ quên” – từ ngữ mà truyền thông Mỹ mô tả, Polly Klaas đã không bao giờ trở về theo đúng nghĩa. Ngày 4/12/1993, thi thể của Polly được tìm thấy trong một ngôi mộ chôn hời hợt trên sườn đồi bên ngoài Cloverdale. Khám nghiệm tử thi, người ta nhận thấy cô gái nhỏ tội nghiệp đã bị siết cổ đến chết, có dấu hiệu của việc bị cưỡng hiếp nhiều lần.
Trước đó, ngày 29/11, cảnh sát bắt giữ Richard Allen Davis. Gã thú tính này đã thú nhận toàn bộ tội trạng, rằng gã đã bắt cóc Polly, giam giữ cô gái nhỏ tội nghiệp để giở trò đồi bại. Nhưng để đi đến kết quả đó, cảnh sát Petaluma cũng như FBI phải mất một khoảng thời gian dài điều tra, thẩm vấn. Davis có tiền án 20 năm trong tù vì tội quấy rối và cưỡng hiếp phụ nữ. Sau vụ án này, Richard Allen Davis bị kết án tử hình vào năm 1996.
Gã đồi bại Richard Allen Davis – kẻ thủ ác ra tay tàn độc với Polly
Đạo luật Bất quá tam thay đổi nước Mỹ
Cũng trong khoảng thời gian đó, có một vụ việc tương tự nhưng ít được chú ý. Con gái của ông Mike Reynold bị sát hại bởi một tên tội phạm mang đầy tiền án, tiền sự. Không bằng lòng với phán quyết tòa án dành cho kẻ phạm tội nguy hiểm, đồng thời không muốn những điều tồi tệ tiếp tục xảy ra với những nạn nhân tiếp theo, ông Reynold nảy ra một sáng kiến.
Người đàn ông tội nghiệp cần hàng nghìn chữ ký cho một cuộc trưng cầu, về điều luật mới gọi là luật Bất quá tam hay còn gọi là luật Ba lần đình công. Theo đó, một kẻ bị kết án 3 trọng tội sẽ phải trải qua tối thiểu 25 năm tù, thậm chí chung thân. Ban đầu cuộc trưng cầu của ông Reynold không được chú ý nhiều, truyền thông cũng không đưa tin về vụ việc. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi sau khi nhà chức trách công khai danh tính gã đồi bại Richard Allen Davis trong vụ bắt cóc và sát hại cô bé Polly Klaas xấu số.
Một đài phát thành ở San Francisco tham gia cuộc trưng cầu. Với nguồn cảm hứng mang tên Polly Klaas, bang California sôi sục nỗi phẫn uất với đám tội phạm. Hàng chục nghìn người ký tên mình vào lá đơn thỉnh nguyện của ông Mike Reynold. Đến năm 1994, luật Bất quá tam được thông qua tại California, và 5 năm sau, có đến 24 bang, tiểu bang và chính phủ liên bang tại Hoa Kỳ thông qua đạo luật Bất quá tam.
Những ngày cuối năm 1993, cả nước Mỹ hướng về Polly Klaas
25 năm đã trôi qua, nhưng nỗi đau và sự ám ảnh vẫn còn bám riết lấy gia đình của Polly Klaas xấu số. Ông Marc Klaas – cha của Polly bé nhỏ, vẫn ngày ngày chiến đấu chống lại cái ác, nỗ lực cứu vớt những số phận giống như thảm kịch kinh hoàng mà con gái ông phải trải qua. Ông thành lập quỹ Polly Klaas với mục đích ngăn chặn và tìm kiếm trẻ em mất tích. Quỹ này thu thập dấu vân tay và chụp ảnh hơn 1 triệu trẻ em Mỹ, cung cấp hồ sơ cho các cơ quan thực thi pháp luật, phòng trường hợp điều không may xảy ra.
Có một điều rất đáng chú ý khác. Richard Allen Davis – kẻ đã giết hại Polly Klaas, dù bị kết án tử hình nhưng cho đến hôm nay vẫn đang thụ án tù ở nhà tù San Quentin. Và mặc dù người cha xấu số Marc Klaas đã chấp nhận cái chết bi thảm của con gái mình là một phần của số phận, là điều vĩnh viễn không bao giờ thay đổi, nhưng người California vẫn muốn án tử dành cho Davis phải được thực thi. Bởi gã đồi bại ấy không xứng đáng để có cơ hội được làm lại một cuộc đời khác.
Suốt 22 năm qua, người Mỹ tranh luận sôi nổi trên diện rộng về việc tại sao những kẻ như Richard Allen Davis tại sao lại chưa bị hành quyết. Thông thường theo luật pháp Mỹ, một kẻ phạm tội tử hình sẽ bị giam giữ một thời gian trước khi đưa ra xử tử.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Davis, thời gian giam giữ quá lâu, khiến nhiều người chờ đợi trong mệt mỏi. Davis được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Và điều này giúp cho gã được duy trì cuộc sống trong tù lâu hơn.
Bên cạnh đó, việc nước Mỹ có quá nhiều tù nhân bị tuyên tử hình, khiến các tử tù phải “xếp hàng” chờ đến lượt. Riêng Calafornia đã có tới hơn 700 tử tù chưa được hành hình. Hiện, có nhiều dự luật tại Mỹ liên quan đến vấn đề này, bao gồm Dự luật 66 nhằm thúc đẩy tiến hành tử hình các tử tù nhanh hơn. Nhưng dự luật 62 lại ủng hộ việc bãi bỏ luật tử hình, thay bằng án tù chung thân. Và những tên tội phạm nguy hiểm như Richard Allen Davis cứ thoi thóp sống trong những cuộc tranh cãi như thế.
Theo Danviet
Một phụ nữ bị bắt cóc năm 13 tuổi, làm nô lệ tình dục 32 năm được thả về
Một nư công dân Argentina bi nô lệ tình dục ở Bolivia trong vong 32 năm, đã được thả ra và có thể trở về nhà, theo nguồn tin địa phương Clarin.
Ảnh minh họa.
Tên của cô không được tiêt lô. Người phụ nữ bị bắt cóc khi còn là thiếu niên, lúc mới lên13 tuôi vào năm 1987, và kể từ đó cô luôn sống ở Bolivia. Theo nguồn tin, cô đã tới Bolivia cùng vơi chi gái: các cô gái được một người đàn ông 50 tuổi mời làm việc, lúc đó có mối quan hệ thân thiết với chị gái cô.
Ba tháng sau, chị cô cãi nhau với người yêu và trở về Argentina, nhưng chi ta không thể đưa em gai minh đi cùng. Tuy nhiên, cô nói rằng người đàn ông đã lừa dối họ và buộc phải đến Bolivia để làm việc trong nhà thổ của gia đình anh. Điều tra tích cực đa bắt đầu vào năm 2014. Người phụ nữ, hiện 45 tuổi, đa được phat hiên cùng với đứa con trai chín tuổi của mình trong một gara ở thành phố Bermejo gần Argentina.
Theo Clarin, người phụ nữ được giải phóng hiện đang ở cùng gia đình.
Theo Danviet
Trung Quốc rúng động vụ cha, con cùng cưỡng hiếp thiếu nữ 14 tuổi Cô sinh ba đứa trẻ cho hai cha con người đàn ông bắt cóc, giam cô trong 6 năm, cho đến khi được mẹ tìm thấy. Cô gái bị bắt làm nô lệ tình dục cho hai cha con suốt 6 năm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Weibo. Cô gái ở thành phố Trú Mã Điếm, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc,...