Vụ bắt cóc con trai phi công giỏi nhất thế giới: Phiên tòa chấn động
Khi đã có đủ bằng chứng, phiên tòa xét xử Bruno Richard Hauptmann với tội danh bắt cóc và giết hại bé trai 20 tháng tuổi đã diễn ra ngay sau đó, thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận nước Mỹ và thế giới.
Charles Augustus Lindbergh là một phi công, nhà phát minh và thám hiểm nổi tiếng bậc nhất thế giới. Năm 25 tuổi, việc thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên của thế giới đã khiến cho tên tuổi của Lindbergh nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cuộc sống của gia đình Lindbergh rất hạnh phúc và êm ả cho tới khi đứa con trai 20 tháng của họ bị bắt cóc, và ra đi mãi mãi. Vì liên quan đến một người nổi tiếng nên vụ án càng thu hút sự chú ý của giới truyền thông và đông đảo người dân. Đã gần 90 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại vụ bắt cóc và thảm sát này, nhiều người vẫn rùng mình.
Bruno Richard Hauptmann tại một trong những phiên tòa.
Tên tội phạm thế kỷ
Hàng trăm phóng viên và người dân chen chúc nhau trong phòng xử án. Phía bên ngoài, con số ấy còn lớn hơn rất nhiều. Các thông tin chi tiết về tên tội phạm, phiên tòa xét xử, tội danh liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Mức độ nghiêm trọng và dã man của vụ án đã khiến công chúng căm phẫn tột độ.
Trong phiên tòa xét xử, có rất nhiều bằng chứng thuyết phục đã được đưa ra để chứng minh Richard có liên quan đến vụ bắt cóc được đưa ra. Đầu tiên, đó là số tiền 14.000 đôla được đại tá Lindbergh chuẩn bị giao cho tên bắt cóc tại nhà Richard. Theo lời khai ban đầu của Richard, số tiền này hắn nhận được từ đối tác kinh doanh Isador Fisch, nhưng người này đã chết nên sẽ không còn ai ra làm chứng cho nghi phạm ở lời khai này. Thứ hai, đó là những thanh thang tại nhà Hauptmann khớp với những thanh thang của chiếc thang trong vụ án. Thứ ba, xác nhận chữ viết trong bức thư đòi tiền chuộc năm đó chính là của Hauptmann.
Thứ tư, người dân cho biết đã nhìn thấy một người đàn trông giống Hauptmann lái chiếc xe của mình cùng với cái thang xuất hiện gần khu nhà của đại tá Lindbergh tối hôm xảy ra vụ bắt cóc. Trong khi đó, Hauptmann không thể cung cấp được bằng chứng ngoại phạm của mình vào hôm đó và tối hôm hắn nhận tiền của đại tá Lindbergh tại nghĩa trang.
Những giả thiết gây tranh cãi
Video đang HOT
Bruno Richard Hauptmann bị tử hình bằng ghế điện.
Sau 19 phiên tòa cùng với hàng trăm nhân chứng, vào ngày 13/2/1935, căn cứ vào những lá phiếu biểu quyết của bồi thẩm đoàn, Hauptmann bị kết tội có liên quan đến vụ bắt cóc và giết hại cậu bé Lindbergh. Án tử hình được tuyên cho Hauptmann.
Dù nhiều lần làm đơn kháng cáo nhưng Hội đồng phúc thẩm đã bác bỏ và y án tử hình bằng ghế điện với Hauptmann. Tuy nhiên, trong suốt thời gian từ khi bị bắt cho đến khi bị hành hình, Hauptmann vẫn luôn miệng chối tội.
Vụ án kết thúc nhưng vẫn còn có rất nhiều giả thiết được đặt ra xung quanh vụ bắt cóc con trai phi công nổi tiếng Lindbergh, đưa nó trở thành một trong những vụ án gây tranh cãi nhất từng khiến cả nước Mỹ xôn xao trong một thời gian dài.
Mặc dù Hauptmann được chứng minh là kẻ bắt cóc cậu bé nhà Lindbergh nhưng điều đó không ngăn cản được các nhà lý luận đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về những gì thực sự xảy ra trong vụ bắt cóc ấy.
Nhiều người chỉ ra rằng dấu vân tay của hắn không bao giờ được tìm thấy trên thang hoặc bất kỳ tờ tiền chuộc nào. Họ cũng chứng thực rằng hiện trường vụ án là một mớ hỗn độn ngay từ đầu và rất nhiều bằng chứng bị phá hỏng do số lượng lớn giới truyền thông đã có mặt từ sớm tại nhà vị đại tá.
Một số chuyên gia thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng Hauptmann là một “vật thế thân” và ông Lindbergh biết ai là kẻ bắt cóc thực sự nhưng ông ấy chính là đồng phạm hoặc quá sợ hãi nên không thể nói bất cứ điều gì. Một số người lại nói rằng vụ bắt cóc do chính ông Lindbergh thực hiện. Ông đã vô tình giết chết con trai mình và dàn dựng vụ bắt cóc để che đậy tội ác của mình.
Mặc dù nghi phạm đã được xác định, bị xét xử, bị kết án và xử tử, nhưng cho đến nay nó vẫn tồn tại những uẩn khúc chưa thể làm hài lòng dư luận.
Theo Danviet
Vụ bắt cóc con trai phi công giỏi nhất thế giới: Cái chết của cậu ấm
Cái chết của cậu bé Lindbergh khiến cuộc điều tra gần như phải quay trở lại vạch xuất phát. Với quá ít manh mối tại hiện trường, cảnh sát đã phải rất vất vả để truy tìm hung thủ.
Charles Augustus Lindbergh là một phi công, nhà phát minh và thám hiểm nổi tiếng bậc nhất thế giới. Năm 25 tuổi, việc thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên của thế giới đã khiến cho tên tuổi của Lindbergh nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Cuộc sống của gia đình Lindbergh rất hạnh phúc và êm ả cho tới khi đứa con trai 20 tháng của họ bị bắt cóc, và ra đi mãi mãi. Vì liên quan đến một người nổi tiếng nên vụ án càng thu hút sự chú ý của giới truyền thông và đông đảo người dân. Đã gần 90 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc lại vụ bắt cóc và thảm sát này, nhiều người vẫn rùng mình.
Thi thể nạn nhân 20 tháng được phát hiện tại địa điểm cách nhà 20km.
Kết quả bất ngờ
Sau khi tìm thấy thi thể của con trai vị đại tá, các chuyên gia lập tức bắt tay vào khám nghiệm tử thi. Kết quả đã gây bất ngờ với nhiều người. Theo đó, nạn nhân đã chết được khoảng 2 tháng, nghĩa là chỉ vài ngày sau khi vụ bắt cóc xảy ra.
Cậu bé bị đánh mạnh vào đầu, hộp sọ có một lỗ thủng lớn và một số bộ phận cơ thể không còn nguyên vẹn. Bác sĩ kết luận nguyên nhân tử vong là do cú đánh vào đầu. Không có bất cứ dấu vết nào liên quan đến hung thủ được tìm thấy tại hiện trường nên cảnh sát nhận định nạn nhân đã chết trước khi bị mang đến đây.
Tổng hợp lại tất cả thông tin, cảnh sát đặt ra giả thiết hung thủ có thể rất quen với gia đình Lindbergh, biết rõ thói quen của họ, thậm chí còn biết rằng tuần đó họ sẽ không trở về vào ngày 1/3 do con trai bị ốm. Ngoài ra, chúng lại còn biết chính xác phòng của nạn nhân.
Từ đó, mọi nghi ngờ tập trung vào Violet Sharpe - người giúp việc của gia đình Morrow - ông bà ngoại của nạn nhân. Violet là một trong những người biết rõ việc thay đổi trong kế hoạch của gia đình Lindbergh. Ngoài ra, Violet cũng có một số hành động bất thường vào ngày xảy ra vụ bắt cóc. Người phụ nữ này tỏ ra lo lắng và đặc biệt tối hôm đó, Violet có ra ngoài cùng với một người đàn ông. Nhưng khi được hỏi, cô lại không thể nói được đó là ai.
Bị điều tra trong gần 2 tháng sau đó, Violet có những dấu hiệu bất thường về tâm lý. Một ngày, khi các thám tử cho biết sẽ tới gia đình Morrow hỏi Violet một số thông tin khác, Violet nói với những người khác rằng không thể chịu thêm áp lực này và một lúc sau, gia đình Morrow phát hiện Violet đã chết trong phòng do uống thuốc tự tử.
Cái chết của Violet khiến nhiều người nghĩ rằng đây chính là một trong những thành viên trong băng nhóm bắt cóc và sát hại con trai nhà Lindbergh. Tuy nhiên, một số nhân chứng sau đó xác nhận cho bằng chứng ngoại phạm của cô vào hôm xảy ra vụ việc.
Thông tin về cái chết của cậu ấm nhà Lindbergh được đăng tải rộng rãi.
Lộ diện nghi phạm
Không còn manh mối nào khác, cảnh sát bắt đầu theo dõi số sê-ri của những đồng tiền chuộc mà Condon đã giao cho kẻ bắt cóc. Một cuốn sách nhỏ có chứa các số sê-ri trên các đồng tiền đã được cung cấp cho các doanh nghiệp và ngân hàng.
Không mất nhiều thời gian, cảnh sát nhận thấy các đồng tiền bắt đầu xuất hiện rải rác. Trong khoảng thời gian 30 tháng, cảnh sát nhận thấy rằng nhiều đồng tiền trong khoản tiền chuộc xuất hiện với tần suất dày đặc ở phía đông của Manhattan. Đặc biệt hơn nữa, chúng đã được chi tiêu dọc theo tuyến đường tàu điện ngầm Lexington Avenue.
Ngày 15/9/1934, một người bán hàng tại trạm xăng đã nhận được tờ 10USD có số sê-ri được lưu ý. Vị khách hàng sau đó lái xe đi nhưng người bán xăng đã cẩn thận ghi lại biển số xe.
Cuối cùng, sau nhiều ngày tìm kiếm, cảnh sát đã biết được người khách hàng tên là Bruno Richard Hauptmann, một người nhập cư trái phép tới sống ở vùng Bronx được hơn 10 năm và hiện làm nghề thợ mộc. Điều đặc biệt, người đàn ông này nói giọng Đức.
Khi cảnh sát tiếp cận, trong ví Hauptmann vẫn còn một tờ giấy bạc 20 USD cũng có số sê-ri nằm trong khoản tiền chuộc. Hauptmann lập tức bị bắt và thẩm vấn nhưng một mực khẳng định mình không có bất kỳ liên quan nào tới vụ bắt cóc và sát hại nạn nhân nhỏ tuổi.
Theo Danviet
Vụ bắt cóc thế kỷ và cái chết của con trai phi công giỏi nhất thế giới: Ngày đen tối Cuộc điều tra quy mô được thực hiện ngay trong đêm hôm đó. Trên cửa sổ phòng cậu bé mất tích, có một chiếc phong bì được để lại. Charles Augustus Lindbergh là một phi công, nhà phát minh và thám hiểm nổi tiếng bậc nhất thế giới. Năm 25 tuổi, việc thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên của...