Vụ bạo loạn ở Trung Quốc là tấn công khủng bố
Chính phủ Trung Quốc hôm nay gọi vụ bạo loạn ở khu tự trị bất ổn Tân Cương là một vụ tấn công khủng bố bạo lực, sau khi truyền thông nước này đưa tin số người chết tăng lên 35.
Cảnh sát vũ trang đứng gác trên con đường dẫn vào Lukqun, nơi vụ bạo loạn chết người xảy ra hôm 28/6. Ảnh: AFP
“Chúng tôi coi vụ việc này là hành động tấn công khủng bố bạo lực”, AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay ở Bắc Kinh.
Video đang HOT
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh giới chức tăng cường kiểm soát tình hình an ninh ở Tân Cương, ngay trước dịp kỷ niệm 4 năm vụ bạo loạn lớn ở đây. Ngày 5/7/2009, những vụ bạo loạn nổ ra ở thủ phủ Urumqi của khu tự trị này đã khiến khoảng 200 người thiệt mạng.
Vụ việc hôm 26/6 chính là vụ bạo lực tồi tệ nhất trong 4 năm qua. Hãng tin Tân Hoa Xã cho rằng những kẻ du côn đã mang theo dao trong những cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát ở thị trấn Lukqun, thuộc thành phố Turpan. Những người này còn đốt nhiều xe ôtô trước khi cảnh sát buộc phải nổ súng.
Các vụ đụng độ đã khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, trong đó có 11 kẻ bạo loạn. 21 cảnh sát và dân thường bị thương, trong khi 4 kẻ côn đồ bị bắt.
Khu tự trị Tân Cương nằm ở tây bắc của Trung Quốc. Khoảng 10 triệu người sinh sống tại khu tự trị này, trong đó phần lớn là người Duy Ngô Nhĩ. Dù đông hơn người Hán nhưng người Duy Ngô Nhĩ thường cảm thấy không được đối xử tương xứng. Những mâu thuẫn nảy sinh từ đây, khiến cho những vụ đụng độ lẻ tẻ thường xuyên xảy ra.
Theo VNE
Biểu tình chống Nhật hạ nhiệt ở Trung Quốc
Những cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác trên khắp Trung Quốc giảm dần, khi giới chức nước này có vẻ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.
Không có đám đông nào tụ tập bên ngoài đại sứ quán Nhật ở thủ đô Bắc Kinh, nơi từng có những cuộc biểu tình lớn những ngày qua, AFP đưa tin. Cảnh sát Trung Quốc yêu cầu công dân nước này không tới gần đại sứ quán Nhật. Cảnh sát vũ trang vẫn chốt ở bên ngoài tòa nhà đại sứ quán để ngăn chặn bất cứ sự tụ tập nào, nhưng những con đường quanh đó đã được mở trở lại.
Ngoài một số cuộc biểu tình nhỏ lẻ ở bên ngoài lãnh sự quán Nhật tại thành phố Thượng Hải, không có thông tin nào về các cuộc phản đối khác ở Trung Quốc.
Những cuộc biểu tình có cả màu sắc bạo lực trong những ngày qua khiến dư luận quốc tế quan tâm và lo ngại xung đột có thể xảy ra giữa hai trong số ba nền kinh tế hàng đầu thế giới. Một số công ty Nhật đã ngừng hoạt động hoặc hạn chế sản xuất ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong một thông báo được đăng tải trực tuyến, đại sứ quán Nhật ở Trung Quốc cho biết cảnh sát Bắc Kinh đã gửi đi những tin nhắn di động để nói với các công dân nước này rằng, "không nên tiến hành biểu tình ở đại sứ quán (Nhật) nữa, và cũng nên hợp tác với cơ quan hữu quan để duy trì giao thông cũng như trật tự xã hội". Theo AFP, Sở Công an Bắc Kinh không bình luận về thông tin này.
Các lực lượng cảnh sát trên khắp Trung Quốc đăng những thông điệp trên các trang Weibo, mạng xã hội nổi tiếng ở nước này, cho hay bất cứ ai phạm các tội hình sự trong những cuộc biểu tình đều sẽ bị bắt giữ. Tuy nhiên, cảnh sát Trung Quốc không nói cụ thể rằng những cuộc biểu tình bị cấm.
Căng thẳng Trung - Nhật những ngày qua xuất phát từ tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật và Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc.
Truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin hơn 20 tàu cá đã rời tỉnh Chiết Giang để tới gần khu vực tranh chấp, với sự hộ tống của hai tàu ngư chính. Tuần duyên Nhật thì cho hay đang theo dõi 14 tàu Trung Quốc, trong đó có 10 tàu hải giám và 4 tàu ngư chính. Báo Asahi Shimbun của Nhật cho biết Tokyo cũng đã triển khai khoảng 50 tàu.
Theo VNE
Hơn 100 cảnh sát vây một người cầm chai nước lau nhà Hơn 100 cảnh sát vũ trang đã bố ráp nhà của Richard Jablonski (38 tuổi, Anh quốc) suốt 19 tiếng đồng hồ sau khi có thông báo anh đang cầm súng. Cảnh sát cũng đã làm hàng rào cách ly khu vực nhà của Jablonski nhằm tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Sau khi khuất phục được anh ta, họ tiến hành...