Vụ bạo hành trẻ nhiễm HIV: Lãnh đạo Bộ Lao động nói gì?
Bộ sẽ có ý kiến đối với thành phố và cơ quan chức năng cần làm rõ một cách nghiêm khắc, nghiêm túc.
Một vụ đánh đập, hành hạ trẻ lại vừa xảy ra tại Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh gây bức xúc và bất bình trong dư luận. Việc này khiến chúng ta một lần nữa đặt câu hỏi, phải chăng công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ trẻ em vẫn bị buông lỏng?
Phóng viên phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm về nội dung này.
PV: Trước hết, xin ông cho biết cảm xúc của mình khi xem lại hình ảnh những bảo mẫu đánh đập trẻ ở cơ sở này mà báo chí vừa phát hiện?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Tôi hết sức bất bình, bức xúc và thấy buồn khi xem lại những hình ảnh này, bởi tôi thấy không phải một cô với một cháu mà nhiều cô đã có những hành vi đánh đập rồi mắng nhiếc các cháu rất nhiều lần.
Theo thông tin mà báo chí cung cấp, thì sự việc này đã được theo dõi cả tháng nay và như vậy thì rất buồn bởi cách ứng xử, chăm sóc các cháu rất phản cảm, phản tác dụng ở một trung tâm mà lẽ ra các cháu phải được chăm sóc chu đáo hơn, được nhận tình thương lớn hơn từ những bảo mẫu, người chăm sóc. Các cháu là những đứa trẻ mồ côi, mang bệnh tật như vậy nhưng các cô thì vô cảm khi làm những việc này đối với các cháu.
PV: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã vào cuộc xử lý vụ việc như thế nào, thưa ông?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm:Khi nhận được thông tin này, tôi đã gọi điện ngay cho các đồng chí có trách nhiệm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu Sở kiểm tra ngay việc này và báo cáo về Ủy ban thành phố, về Bộ rồi có hướng giải quyết, xử lý nghiêm việc này.
Đồng thời, giao cho Cục Bảo trợ xã hội của Bộ có văn bản yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Linh Xuân kiểm tra lại sự việc và rà soát lại toàn bộ hoạt động của Trung tâm, báo cáo kết quả xử lý về Bộ.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Trọng Đàm trả lời phỏng vấn phóng viên VOV
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Nói là bị buông lỏng hoàn toàn thì không phải, nhưng cách quản lý của chúng ta cần phải thay đổi. Các cơ quan cấp trên đôi khi xuống kiểm tra, xuống nắm tình hình nhưng việc kiểm tra, tổ chức hoạt động, trách nhiệm phải là của lãnh đạo Trung tâm và các phòng ban của Trung tâm phải làm thường xuyên thì tôi thấy việc làm này chưa được.PV: Thưa ông, đây không phải là lần đầu tiên việc bảo mẫu và người trông trẻ đánh đập, hành hạ trẻ em xảy ra, song tất cả vụ việc được phát hiện là do người dân biết và báo chí lên tiếng. Phải chăng công tác quản lý Nhà nước ở địa phương về bảo vệ trẻ em đang bị buông lỏng, bỏ ngỏ?
Video đang HOT
Chúng ta cũng quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, nhưng có những thứ các cháu cần thì chúng ta lại không nói, không đào tạo bồi dưỡng cho họ. Ví dụ như sự cảm thông và chia sẻ của các mẹ, các bảo mẫu và đây là khoảng trống một sự thiếu hụt của chúng ta.
PV: Theo ông, thời gian tới, các cấp chính quyền địa phương cần phải vào cuộc hơn nữa và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng cần phải sát sao trong giám sát như thế nào để ngăn chặn những vụ việc tương tự?
Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm: Về phía Bộ, tới đây chúng tôi sẽ cho rà soát lại các văn bản hướng dẫn. Các quy định của chúng ta về chức danh, nghiệp vụ, tiêu chuẩn có cả rồi nhưng vẫn còn thiếu những điều thực tiễn đời sống thì cần phải bổ sung, ví dụ như lựa chọn con người, các cô bảo mẫu. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần phải tập trung điều này.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng công tác tuyển dụng và sắp xếp, bố trí công việc cho những người trực tiếp làm công tác chăm sóc các cháu là cần phải đặt lên hàng đầu với một yêu cầu rất là cao, sự đánh giá rất tinh tế đối với những người này. Bởi vì làm công việc này phải chọn những người có tâm, có tình thương, có sự cảm thông chia sẻ.
Ngoài việc có công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống, điều lớn hơn là họ thay mặt xã hội để chăm lo đối với nhóm yếu thế. Điều này chúng ta làm chưa tốt. Chúng ta tuyển chọn, bố trí còn chung chung. Các trung tâm cần phải làm được điều đó.
Chúng tôi cũng sẽ có ý kiến đối với thành phố và cơ quan chức năng cần làm rõ một cách nghiêm khắc, nghiêm túc; mức độ vi phạm đến đâu phải xử lý đến đó. Các cô này nếu ở mức độ vẫn còn được làm việc thì phải bố trí việc khác thế, còn nặng thì buộc phải xử lý, kể cả thôi việc hoặc nếu vi phạm đến luật pháp thì phải xử lý theo luật pháp.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Hà Nam
Theo_VOV
Giáo viên mầm non bật khóc vì mức lương hưu quá thấp
Hàng chục năm cống hiến cho giáo dục, vượt qua bao khó khăn gian khổ, đến lúc nghỉ hưu, hàng trăm giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bật khóc khi nhận đồng lương hưu chỉ từ 320.000đ - dưới 500.000đ.
Với mức lương hưu nhận được, nhiều giáo viên (GV) mầm non cảm thấy tủi thân và bật khóc so với những gì mà họ đã cống hiến cho ngành giáo dục suốt hàng chục năm trời.
Bao nhiêu năm cống hiến cho giáo dục, đến lúc nghỉ hưu, nhiều GV phải bật khóc khi biết mức lương hưu của mình quá "bèo".
Từ đầu năm 2015, hàng trăm GV mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến tuổi nghỉ hưu và họ ngỡ ngàng khi biết mức lương hưu mà mình nhận được. Sau đó, nhiều GV đã kiến nghị đến các ngành chức năng thắc mắc về mức lương của mình. Nhiều GV vì quá bức xúc nên đã tập trung đến trụ sở Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa đề nghị được giải quyết đơn thư của tập thể GV liên quan đến quyền lợi và chế độ lương hưu mà họ đã phản ánh suốt thời gian qua.
Theo phản ánh của nhiều GV bậc học mầm non, họ đã cống hiến cho ngành giáo dục hàng chục năm, trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, nhưng khi đến tuổi về hưu, vì chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc để được hưởng lương hưu, nên những trường hợp này đã được hướng dẫn đóng BHXH tự nguyện cho đủ số năm như quy định.
Theo hướng dẫn của ngành BHXH, hầu hết các GV đã tham gia BHXH tự nguyên để đủ 20 năm theo quy định của Luật BHXH. Khi đã tham gia đủ thời gian theo quy định của BHXH, các GV này xin làm chế độ hưởng lương hưu thì mới vỡ lẽ là toàn bộ chế độ mấy chục năm công tác của các cô chuyển sang hưởng theo chế độ BHXH tự nguyện. Và mức lương mà các cô nhận được chỉ dao động từ 320.000đ - dưới 500.000đ.
Cô Phạm Thị Sang ở xã Trường Sơn (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) vào công tác ở bậc học mầm non của xã Trường Sơn từ tháng 9/1973, từng làm hiệu trưởng, bí thư chi bộ Trường mầm non xã Trường Sơn nhiều năm liền. Cũng như bao GV mầm non khác trên địa bàn vào ngành từ khi bậc học này còn gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng vượt lên trên điều kiện công tác, các cô đã kiên trì, bám lớp, bám trường và luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Những ngày đầu, các GV như cô Sang được trả lương bằng lúa gạo, gọi là hỗ trợ, nhưng các GV này vẫn luôn cố gắng và gắn bó với công việc, nâng cao trình độ theo chuẩn quy định của ngành.
Tháng 1/1995, cô Sang cùng các GV mầm non của địa phương được hưởng phụ cấp với mức hỗ trợ là 290.000đ/tháng và được hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. Đến ngày 1/1/2012, sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định về việc chuyển đổi 525 Trường học mầm non trên địa bàn tỉnh từ hệ bán công sang công lập, thì những GV như cô Sang được hưởng lương theo ngạch bậc và được đóng BHXH bắt buộc.
Trường hợp cô Sáng đến tháng 11/2013, đủ 55 tuổi nghỉ hưu, nhưng còn thiếu 14 tháng đóng BHXH mới đủ 20 năm để được hưởng lương hưu theo quy định. Để được hưởng lương hưu, cô Sang phải đóng BHXH tự nguyện 14 tháng (từ tháng 11/2013 đến hết năm 2014). Đến tháng 1/2015, cô Sang có quyết định nhận lương hưu của BHXH tỉnh Thanh Hóa, với mức lương 437.236đ/tháng.
Cô Sang ngậm ngùi: "Bao nhiêu năm cống hiến cho ngành giáo dục, vượt qua muôn vàn khó khăn để xây dựng bậc học này ở địa phương được như ngày hôm nay, vậy mà lúc nghỉ hưu, tiền lương hưu hàng tháng không đủ mua cho cháu hộp sữa bột loại tốt".
Dở khóc, dở cười khi cầm đồng lương hưu
Không riêng gì trường hợp cô Sang, nhiều GV trong bậc học mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi cầm đồng lương hưu trong tay.
Như trường hợp cô Nguyễn Thị Thủy khi cầm quyết định nghỉ hưu trong tay, cô Thủy mới đóng BHXH được 19 năm 6 tháng. Để đủ thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu, cô Thủy phải đóng BHXH tự nguyện thêm 6 tháng. Sau khi đã đóng BHXH tự nguyện đủ theo thời gian quy định, vì số lương hưu nhận được quá thấp nên cô Thủy đã có kiến nghị và đến nay BHXH tỉnh Thanh Hóa chưa ra quyết định cấp lương hưu cho cô Thủy, cũng như một số GV khác đang có kiến nghị đến ngành BHXH về vấn đề này.
Sau khi tiếp nhận ý kiến thắc mắc và kiến nghị của các GV mầm non, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 66 gửi BHXH Việt Nam về việc giải quyết chế độ hưu trí đối với GV mầm non.
Công văn nêu rõ: Thực hiện giải quyết chế độ hưu trí đối với GV mầm non được truy đóng BHXH từ tháng 1/1995, theo công văn liên tịch số 2150, ngày 22/3/2004 của Bộ GD-ĐT và BHXH Việt Nam, khi đủ điều kiện về tuổi đời để nghỉ hưu theo Luật BHXH, có từ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc, được hỗ trợ một phần đóng BHXH tự nguyện theo Quyết định số 45/2011/QĐ- TTg, ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ cho đủ 20 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.
Đến nay, các đối tượng có đủ 20 năm đóng BHXH và đã được BHXH tỉnh Thanh Hóa giải quyết hưởng chế độ hưu trí tự nguyện kể từ ngày 1/1/2015 với mức lương hưu từ 320.000đ đến dưới 500.000đ/tháng.
Sau khi được giải quyết chế độ hưu trí, do là đối tượng hưởng chế độ hưu trí tự nguyện, nên lương hưu không được bù bằng mức lương cơ sở, vì vậy có nhiều đơn thư gửi đến, cũng như trực tiếp đến cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa, các ngành các cấp có liên quan để kiến nghị, khiếu nại về quyền lợi và mức lương chưa thỏa đáng. vì các GV mầm non đã có trên 15 năm đóng BHXH bắt buộc, công tác lâu dài trong ngành giáo dục và mong muốn cơ quan Nhà nước xem xét chế độ để giảm bớt một phần khó khăn khi tuổi già.
Cũng theo thông báo của BHXH tỉnh Thanh Hóa cho biết, thì đơn vị này đã giải đáp, trả lời và chỉ đạo BHXH các huyện, thị xã, thành phố thông báo cho đối tượng. Tuy nhiên số lượng đơn thư thắc mắc của đối tượng ngày một tăng, nên BHXH tỉnh Thanh Hóa đã có công văn xin ý kiến chỉ đạo từ BHXH Việt Nam.
Công văn của BHXH Việt Nam gửi Bộ LĐ-TB-XH đề nghị xem xét vấn đề nêu trên.
Theo bà Nguyễn Thị Diệp - Trưởng Phòng Chế độ, BHXH tỉnh Thanh Hóa thì do số GV mầm non vừa nghỉ hưu không đủ thời gian đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành nên họ không được bù bằng mức lương cơ sở.
Trong khi đó, khởi điểm số GV này đóng BHXH tự nguyện ở mức rất thấp, nên lương hưu thấp. BHXH tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo BHXH Việt Nam. Hiện nay, BHXH tỉnh Thanh Hóa đang chờ chỉ đạo, hướng dẫn từ cấp trên.
Về phía BHXH Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc phản ánh mức lương hưu của GV mầm non tham gia BHXH tự nguyện thấp. Qua đây, BHXH Việt Nam báo cáo tình hình và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét để kịp thời đề xuất tháo gỡ về mức đóng - hưởng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
Duy Tuyên
Thông tin, bài viết về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Dantri
Siết quản lý các dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động ma tuý, mại dâm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm vừa có ý kiến chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác. Phương thức quản lý được nhấn mạnh: lấy phòng là chính, hướng về cơ sở, dựa vào cộng đồng. Chặn điều kiện chế ma...