Vụ bạo hành trẻ nhiễm HIV: Bảo mẫu nóng nảy, học vấn thấp!
“Một số bảo mẫu trước đây có học vấn thấp. Họ đã được tham gia các khóa tập huấn về tâm lý và chăm sóc trẻ em nhưng sự tiếp thu hạn chế, tính cách nóng nảy nên không kiềm chế được hành vi của mình khi chăm sóc các cháu bị các bệnh về thần kinh, chậm phát triển, nhiễm HIV/AIDS…”.
Liên quan tới sự việc một số bảo mẫu tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TPHCM) bạo hành trẻ nhiễm HIV, PV Dân trí đã phỏng vấn ông Tô Đức – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) – để làm rõ nguyên nhân.
Trẻ được nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân.
Sự việc bạo hành trẻ nhiễm HIV tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân đã được xử lý ra sao, thưa ông?
Ngay sau khi nhận được thông tin nhiều trẻ em bị bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép trong bữa ăn tại nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, Cục Bảo trợ Xã hội đã có văn bản đề nghị Sở LĐ-TB&XH TPHCM khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin.
Trong sáng 6/4, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã cử Tổ công tác làm việc với Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân. Sở cũng thành lập Đoàn Thanh tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện pháp luật bảo vệ chăm sóc trẻ em, nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em tại Trung tâm.
Sở nhận định việc nhân viên chăm sóc đánh trẻ em dù dưới hình thức nào cũng là vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo giám đốc Trung tâm thực hiện các giải pháp để chặn đứng hiện tượng này.
Đồng thời, Sở đã yêu cầu các Trung tâm Bảo trợ xã hội rà soát lại công tác nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng đảm bảo quy định. Sau khi có kết luận của Đoàn thanh tra, sẽ xử lý các trường hợp vi phạm và báo các cơ quan có thẩm quyền, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Theo ông nguyên nhân của sự việc đáng tiếc này là gì?
Tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhân viên chăm sóc chưa phù hợp. Ban Giám đốc của Trung tâm chưa làm tròn trách nhiệm, vai trò trong việc hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động chăm sóc trẻ em của nhân viên.
Ông Tô Đức – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)
Video đang HOT
Theo quy định hiện hành, các bảo mẫu tại các cơ sở như Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân có cần được đào tạo để đảm nhận công việc không?
Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/11/2010 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội.
Theo đó, các nhân viên công tác xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ em cần phải được đào tạo các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội ở trình độ Trung cấp.
Vậy theo báo cáo, các bảo mẫu gây ra sự việc có được đào tạo chuyên môn không, thưa ông?
Theo báo cáo, có một số bảo mẫu trước đây có học vấn thấp. Họ đã được tham gia các khóa tập huấn về tâm lý và chăm sóc trẻ em nhưng sự tiếp thu hạn chế, tính cách nóng nảy nên không kiềm chế được hành vi của mình khi chăm sóc các cháu bị các bệnh về thần kinh, chậm phát triển, nhiễm HIV/AIDS…
Theo quy định, bảo mẫu làm việc tại trung tâm phải được đào tạo về xã hội học, tâm lý học…
Liên quan tới sự việc trên, quan điểm của Cục Bảo trợ xã hội ra sao, thưa ông?
Cục Bảo trợ xã hội cho rằng các hành vi bạo hành trẻ em đều vi phạm pháp luật bảo vệ trẻ em. Cục đề nghị các cơ quan chức năng liên quan tại TPHCM khẩn trương xác minh, kết luận.
Trong đó cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị, tập thể, cá nhân có liên quan và đề xuất xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm theo pháp luật hiện hành.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ việc liên quan tới xâm phạm trẻ em như vụ mua bán trẻ em tại Chùa Bồ Đề (Hà Nội) và vụ việc bạo hành trẻ nhiễm HIV tại TPHCM. Là một cơ quan chức năng liên quan, Cục Bảo trợ xã hội có ý kiến gì?
Qua một số vụ việc nêu trên, tôi cho rằng chúng ta cần đánh giá kỹ về nguyên nhân xảy ra vụ việc và xác định các giải pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm.
Đặc biệt, chúng ta cần làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan và xử lý nghiêm theo quy định.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường công tác phối kết hợp, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ sở và đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Công tác lựa chọn và sắp xếp nhân viên công tác xã hội, nhân viên chăm sóc cần phù hợp hơn.
Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ với báo chí để nâng cao hiệu quả tuyên truyền và phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi sai lệch.
Xin cảm ơn ông!
Cần xem xét lại công tác tuyển dụng bảo mẫu Trao đổi với báo chí tối ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm nhận định, vụ việc một số bảo mẫu Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân bạo hành trẻ trong bữa ăn đã gây xôn xao dư luận bởi tính chất nguy hiểm và bạo ngược. Càng nhức nhối hơn khi nạn nhân là những cháu bé đang mắc căn bệnh HIV/AIDS. Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, Bộ đã yêu cầu Sở LĐ-TB&XH TPHCM trực tiếp tới Trung tâm để xác minh sự việc. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH sẽ gửi báo cáo nhanh lên Chính phủ trong sáng ngày 7/4. “Điều chúng ta cần quan tâm là đạo đức, tình cảm và trách nhiệm của các bảo mẫu chăm sóc các cháu. Đây là vấn đề quyết định. Đặc biệt khi nơi đây có nhiều cháu bị bỏ rơi rất cần có một tình thương, một sự chăm sóc đặc biệt và ân cần của người mẹ” – Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói. Trả lời câu hỏi về công tác giám sát của các cơ quan chức năng thời gian qua với những cơ sở nuôi dưỡng như Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân, ông Đàm cho biết, việc giám sát vẫn được triển khai thường xuyên nhưng còn hạn chế do đội ngũ cán bộ có hạn.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm
“Khi được giám sát thì trung tâm triển khai tốt, khi không có giám sát thì lại xảy ra việc này việc kia. Như vậy, vấn đề trách nhiệm chính vẫn là của từng trung tâm, cơ sở tự thực hiện cho tốt, chứ không chỉ phải lo đối phó với việc giám sát”
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nói. Điều này đòi hỏi ý thức của những người lãnh đạo trung tâm, cơ sở, họ cần coi đó là công việc thường xuyên, tự phải kiểm tra và đánh giá và phân loại đánh giá đúng trách nhiệm của mình.
“Nếu không nhờ báo chí phát hiện ra những sự việc như thế này, chúng ta vẫn nghĩ là tốt đẹp. Cuối năm vẫn bình bầu đánh giá việc ai hoàn thành tốt nhiệm vụ, ai lao động tiên tiến. Cho nên công tác kiểm tra sẽ cần phải làm thường xuyên hơn nữa sau sự việc này. Ông Đàm cho rằng, công tác tuyển dụng những nhân sự vào làm việc tại các Trung tâm này cần lưu ý tới yếu tố hàng đầu là đạo đức và cá tính. “Tới đây, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiêm túc rà soát lại các tiêu chuẩn tuyển chọn nhân sự tại các mô hình này, không thể vì khó tuyển được người mà không làm kỹ. Những người không có tính cách phù hợp không nên tham gia vào công việc này”.
Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân được thành lập theo Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 của Chủ tịch UBND TPHCM với chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhiễm HIV/AIDS từ sơ sinh đến 16 tuổi, gồm 4 khoa: Sơ Sinh, Măng Non, Tuổi Hồng, Tuổi Xanh. Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng tổng số 117 trẻ em, tất cả số trẻ em này đều là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. Các nội dung báo chí phản ánh xảy ra tại Khoa Măng Non – nơi đang nuôi dưỡng 26 trẻ em từ 3-6 tuổi với 13 nhân viên chăm sóc.
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Bạo hành trẻ em HIV: Bảo mẫu thường xuyên được tập huấn về tâm lý?
Vụ bạo hành trẻ em nhiễm HIV tại một Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em TP.HCM khiến mới đây vừa được phanh phui không lâu sau vụ bạo hành trẻ mồ côi ở Bạc Liêu.
Sau hơn một tháng theo dõi Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS, phóng viên báo Tuổi trẻ ghi nhận hiện tượng bạo hành trẻ em nhiễm HIV.
Cụ thể, sáng 23/1, bảo mẫu tên L. lần lượt đút cháo cho C.T. và M.. Khi bà L. định đút cháo cho C.T. thì buông muỗng tát vô má của bé M. đang ngồi bên cạnh. Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé C.T. nuốt không hết liền bị bà đánh vô trán. Bà liên tục đút cháo cho bé M., mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé M.. Sau khi cho ăn, bà L. cho hai be gái này uông nươc băng cach dung tay ân đâu ngửa ra đăng sau rồi đô nươc vao miệng.
Sáng 25/2, bảo mẫu tên C. một tay giữ đầu bé trai tên T., tay còn lại đút thức ăn. Do T. không chịu nuốt thức ăn, bà C. tát vào mặt bé. Sau đó, bà C. dùng tay đánh một bé trai khác rồi quay sang cho C.T. và M. ăn. C.T. chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà C. dùng tay đập một cái vô đầu rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn.
Bạo hành trẻ em bị HIV tại trung tâm nhận nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV/AIDS. Ảnh Tuổi trẻ
Cùng thời điểm trên, bảo mẫu tên Q. cho bé gái tên T. (khoảng 3 tuổi) ăn khi bé đang ngồi dưới đất. Bé T. khóc không chịu ăn thì bà Q. quát lớn, dùng tay đánh vào đầu. Bé T. nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà Q.lấy dép giơ lên dọa đánh hai lần sau đó vụt vào chân bé này bốn cái khiến bé khóc ré lên định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp T.. Bé gái vùng vẫy, bà Q. ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.
Sáng 5/3, bà T.T. giữ đầu cho bé T. ngẩng mặt lên, liên tục rót sữa vào miệng. Tiếp đến, bà này chồm người vả một cái vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục vả ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét.
Bác sĩ Đào Thị Huê - phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân - cho biết trung tâm hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 22 trẻ hiễm HIV độ tuổi 3-6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn. Theo bà Huê, Ban giám đốc trung tâm thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn do các bé này thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn. Các bảo mẫu tại trung tâm thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền.
Bà Huệ cho biết thời gian qua trung tâm chưa ghi nhận được tình trạng bảo mẫu đánh trẻ. Ban giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định trước thông tin của về vụ bạo hành trẻ em mới đăng.
Trước đó, vào khoảng đầu năm 2015, người dân Bạc Liêu phẫn nộ với đoạn clip phát tán trên Facebook ghi lại cảnh một bảo mẫu của cơ sở nhà trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tự ở phường 2, TP Bạc Liêu bạo hành trẻ em dã man. Đoạn video clip ngắn ghi cảnh một bảo mẫu xốc ngược một cậu bé chừng 2 tuổi, tay phải giật mạnh quần cháu và liên tiếp dùng tay trái đánh vào người. Sau đó, bảo mẫu "cắp" cháu bé vào hông theo tư thế cháu bé chúi đầu xuống đất, đi ra cửa, vừa đi vừa đánh.
Vụ bạo hành trẻ em mồ côi gây bức xúc dư luận Bạc Liêu. Ảnh cắt từ clip
Ngay sau khi đoạn clip trên bị tung lên mạng xã hội, CSĐT Công an TP Bạc Liêu đã xác minh và xác định hành vi của bảo mẫu là hành vi bạo hành trẻ em. Công an xác định bảo mẫu đánh cháu bé tên Phạm Thanh Thủy, là nhân viên chăm sóc trẻ không có hợp đồng, không có nghiệp vụ chăm sóc trẻ tại đây. Còn cháu bé mồ côi bị đánh tên Lâm Thiện Vĩnh, sinh tháng 10/2012, theo Pháp luật TPHCM. Được biết, những người trực tiếp nuôi trẻ thường dùng lời lẽ thô tục, đòn roi để dạy dỗ các bé.
Theo NTD
Vụ hành hạ trẻ nhiễm HIV: Xuất hiện thêm 2 bảo mẫu liên quan Liên quan đến vụ việc bảo mẫu đánh đập trẻ em tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân (phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM), Giám đốc trung tâm xác nhận có 5 cô liên quan đến vụ việc. Trước đó, trao đổi với phóng viên báo Người đưa tin, bà Nguyễn Thị Kim Tiên, Giám đốc Trung...