Vụ “bán quyền ăn tiền” ở Tổng cục Thuỷ sản: Không thể xử lý nội bộ!
“Nếu vi phạm pháp luật phải khởi tố, chứ không phải xử lý nội bộ”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
“Nếu vi phạm pháp luật phải khởi tố, chứ không phải xử lý nội bộ”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 21/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản làm giả hơn 800 giấy lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường.
“Nếu vi phạm pháp luật phải khởi tố, chứ không phải xử lý nội bộ”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.
Giải trình về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay, Bộ đã phát hiện và chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý. Hiện vụ việc này đã được Bộ Công an báo cáo Thủ tướng, trong thời gian gần nhất sẽ khởi tố vụ án.
Liên quan tới vụ việc này, tuần trước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã giao Bộ Công an khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật tại Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 20/7/2016, Dân trí đã phản ánh việc làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản tại Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Video đang HOT
Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (gọi tắt Trung tâm) – trực thuộc Tổng cục Thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục thủy sản cấp phép cho lưu hành.
Tuy nhiên, để được vào danh mục sản phẩm này, một bản báo cáo kết luận được hé lộ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, sản phẩm của doanh nghiệp không cần phải đi qua khâu kiểm tra, xác minh chất lượng mà chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng/sản phẩm để trả cho Giám đốc Trung tâm là “nghiễm nhiên” có tên trong danh sách.
Đặc biệt, chỉ với 3 bản phụ lục được ký khống và 2 công văn được xây dựng và ban hành trái quy định, hơn 2 năm qua, hơn 800 sản phẩm trong lĩnh vực thủy sản đã vô tư lưu hành trên thị trường mà không bị cơ quan chức năng nào phát hiện.
Liên quan tới vụ việc này, sau khi có kết luận giải quyết tố cáo, Tổng cục Thuỷ sản đã cách chức và khai trừ Đảng ông Bùi Đức Quý. Vào thời điểm cắt chức, ông Quý đã chuyển sang làm Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản.
Đồng thời, Tổng cục Thủy sản cũng buộc thôi việc và khai trừ Đảng với công chức là ông Lê Tuấn Anh, Phó Trưởng phòng Hành chính, quản trị của Văn phòng Tổng Cục; buộc thôi việc 5 viên chức và cảnh cáo của Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản.
Tổng cục có văn bản thu hồi toàn bộ những văn bản bị ghép, đưa thêm sản phẩm trái quy định và ban hành hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, xử lý với sản phẩm đưa vào phụ lục không đúng quy định. Đồng thời, ban hành 4 quyết định thu hồi tiền nộp ngân sách nhà nước với số tiền là 1,176 tỷ đồng. Đến nay, các cá nhân bị thu hồi tiền đã thực hiện nộp tiền.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc thu hồi này không có nhiều ý nghĩa. Lý do là vì 72 doanh nghiệp “mua” giấy phép lưu hành đã sao chép thành nhiều bản để công bố.
Và nguy hiểm nhất là 800 vật tư thủy sản đã được cấp phép bất hợp pháp vẫn đang lưu hành trên thị trường. Không biết chất lượng các vật tư này như thế nào, rủi ro đang dồn cho những người nuôi trồng thủy sản. Nhiều người đang bức xúc tại sao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn từ chối công bố danh mục 800 sản phẩm bất hợp pháp và tên các doanh nghiệp gian dối.
Phương Dung
Theo Dantri
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau"
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng việc không công khai, minh bạch, bưng bít thông tin dẫn đến nhũng nhiễu. "Vấn đề gì cần không khai thì phải công khai. Chẳng có gì là nhạy cảm nếu chúng ta công khai đúng mức. Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau", ông Dũng nói.
Tại buổi làm việc giữa tô công tac cua Thu tương Chinh phu với UBND TPHCM diễn ra ngày 21/10, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, TP chậm trễ trong việc hoàn thành nhiệm vụ giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo mà Chính phủ giao. Ông Dũng cũng đánh giá việc giải quyết khiếu nại tố cáo mà chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng và đây là vấn đề phức tạp. Đặc biệt đối với TP lại càng phức tạp.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lưu ý, trong giải quyết khiếu nại tố cáo thì không gì bằng lãnh đạo trực tiếp đối thoại. "Người dân muốn gặp lãnh đạo để xem việc đó có đúng không, giải quyết có thấu tình đạt lý chưa? Mình càng né tránh thì càng phức tạp, nhất là đối với các vụ khiếu kiện đông người phải giải quyết dứt điểm".
"Tổng Thanh tra Chính phủ hỗ trợ TP trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo. Bởi vì, một sự việc ở TP được giải quyết tốt thì nó mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của TP và cả nước. TP mà không tăng trưởng thì cả nước đi lùi", ông Dũng nói.
Ông Dũng yêu cầu kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo phải công khai cho bà con biết. Nếu giải quyết tới cùng rồi mà người dân không đồng ý thì hướng dẫn khởi kiện ra tòa theo quy định.
Về cải cách hành chính, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng các dịch vụ công tại TPHCM đang có xu hướng tự lùi. "Từ đó, ta thấy vấn đề nhũng nhiễu lẽ ra không có mà TP lại xảy ra nhiều. Do TP không công khai, không ứng dụng công nghệ thông tin nên tạo ra vấn đề bưng bít thông tin".
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, vấn đề gì liên quan đến an ninh quốc phòng, nhạy cảm chính trị thì đương nhiên đã có quy định. "Còn vấn đề gì cần công khai minh bạch thì chúng ta công khai. Chẳng có gì là nhạy cảm nếu chúng ta công khai đúng mức. Công khai ra thì còn gì phải hỏi, còn gì nhạy cảm nữa. Mật chẳng qua là để bưng bít với nhau chứ có gì đâu mà mật", ông Dũng nói.
Tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng nhắc đến trường hợp cán bộ Sở Giao thông Hà Nội đánh nhân viên hàng không ở sân bay Nội Bài và cho rằng đây là hành vi khiếm nhã, vô văn hóa. Đây không phải là vụ việc nhỏ và Thủ tướng có chỉ đạo xử lý.
"Có cô bảo với tôi là vụ việc nhỏ như vậy mà Thủ tướng cũng có văn bản chỉ đạo. Tôi bảo việc này không nhỏ. Nếu cô hay mẹ cô bị đánh như vậy chắc sẽ la làng lên cho cả xóm biết. Thế nào là nhỏ với to?", ông Dũng nói.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc nhở, TPHCM đã tạo điều kiện tốt cho người dân khởi nghiệp nhưng vẫn để xảy ra những vụ việc như quán cà phê Xin Chào, vụ dọa khởi tố người bán điện thoại cũ. TP cần làm tốt hơn việc này, không để tái diễn những trường hợp tương tự, thực hiện nghiêm quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế.
"Khi xảy ra vụ quán Xin Chào, có lãnh đạo Công an TP phát biểu rằng việc nhỏ như cái móng tay. Nhưng Thủ tướng nói nếu người nhà anh đi tù thì việc nhỏ hay to? Không thể phát ngôn như thế, người dân không thể chấp nhận", ông Dũng nêu rõ ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Quốc Anh
Theo Dantri
Muốn phát triển, doanh nghiệp phải "đá cặp" với nông dân "Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cơ hội chiến thắng trên thị trường quốc tế rất hẹp. Thậm chí, nếu không cố gắng hơn, những thị trường chúng ta đã mở sẽ có nguy cơ bị teo dần vì những lợi thế cạnh tranh về tài nguyên, quản trị, công nghệ của chúng ta không được như họ". Bộ trưởng Bộ NNPTNT...