Vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Tội danh sẽ thay đổi nếu tìm được thi thể nạn nhân
Liên quan tới việc khởi tố bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Hà Nội), Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tiến Vinh – Trưởng Văn phòng luật sư Bảo An (Đoàn Luật sư Hà Nội).
Vụ bác sĩ Tường vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng gây chấn động dư luận thời gian qua
Luật sư Vinh cho rằng việc Cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội khởi tố Nguyễn Mạnh Tưởng về tội “Vi phạm các quy định về khám chữa bệnh” theo Điều 242 và tội “Xâm phạm thi thể” theo Điều 246 (Bộ luật Hình sự) là phù hợp. Theo luật sư Vinh, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra nhận thấy chưa đủ chứng cứ xác định nghi can phạm tội “giết người”.
Cũng theo luật sư Vinh, tội vi phạm các quy định về khám chữa bệnh thì người phạm tội không mong muốn hậu quả chết người xảy ra, không có ý định tước đoạt tính mạng của bệnh nhân. Nói cách khác, người phạm tội có thể cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả.
Khi thông tin về việc khởi tố bác sĩ Tường được đưa ra vào chiều tối 31.10, nhiều ý kiến cho rằng cần phải khởi tố bác sĩ Tường theo Điều 93 (Bộ luật Hình sự), tội danh “giết người”, mới hợp lý.
Về luồng ý kiến trên, luật sư Vinh cho rằng đối với tội giết người thì yếu tố cốt lõi cấu thành tội này là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật của người phạm tội. Do vậy, nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân thì không thể xác định được nạn nhân chết trước hay sau khi bị vứt xuống sông. Nếu khởi tố về tội “giết người” khi chưa có kết luận giám định về nguyên nhân chết là thiếu căn cứ, vi phạm tố tụng.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, nếu tìm thấy thi thể nạn nhân và xác định được nạn nhân vẫn còn sống khi bị vứt xuống sông, cơ quan điều tra có quyền ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố để điều tra bị can Tường về tội “giết người”.
Luật sư Vinh cho biết thêm: Việc khởi tố bị can về một tội danh cụ thể không đồng nghĩa với việc chắc chắn bị can sẽ bị đề nghị truy tố về tội đó, mà còn tùy thuộc vào kết quả điều tra vụ án.
Nhiều trường hợp vụ án sau khi được điều tra, nếu bị can phạm thêm một tội khác thì cơ quan công an có quyền ra quyết định khởi tố bị can để điều tra tội mới.
Theo TNO
Bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Mức án không quá 7 năm tù?
Tối 31.10, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, tạm giam bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, số 45 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội).
Bác sĩ Tường
Trao đổi với Thanh Niên Online, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho biết: Với hai tội danh trên được quy định tại Bộ luật Hình sự thì mức án phạt dành cho bác sĩ Tường không quá 7 năm tù giam, còn bảo vệ Khánh không quá 2 năm tù giam.
Theo đó, bác sĩ Tường bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo Điều 242 của Bộ luật Hình sự và tội "Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo Điều 246 Bộ luật Hình sự.
Liên quan tới vụ việc, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hà Nội cũng đã khởi tố, bắt tạm đối với Đào Quang Khánh (17 tuổi) là nhân viên bảo vệ Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, theo Điều 246 Bộ luật Hình sự.
Trước đó như Thanh Niên Online đã thông tin, hồi 9 giờ ngày 18.10, chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ở 36 Hàng Thiếc, P.Hàng Gai, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) đến Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường đăng ký làm phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực.
Khoảng 12 giờ ngày 19.10, chị Huyền tới cơ sở Cát Tường để tiến hành phẫu thuật. Tại đây chị Huyền được bác sĩ Tường và 3 nhân viên, y tá của trung tâm thẩm mỹ này tiến hành gây mê, hút mỡ bụng, rồi nâng ngực. Cụ thể, bác sĩ Tường đã dùng loại ống bơm kim tiêm loại 50 cc hút 11 ống bơm mỡ từ phần bụng chị Huyền và sau đó dùng mỡ hút được bơm vào hai bên ngực.
Đến 16 giờ thì phẫu thuật xong, chị Huyền được đưa ra phòng ngoài nằm nghỉ. Khoảng 30 phút sau, chị Huyền có biểu hiện như co giật, sùi bọt mép nên bác sĩ Tường đã tiêm một liều thuốc Diafegam 10 mg. Đến 17 giờ 40 phút cùng ngày, chị Huyền bị tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được và tiếp tục được bác sĩ Tường truyền dịch, tiêm thuốc chống sốc, thở ô xy... và áp dụng các biện pháp cấp cứu.
Bảo vệ Khánh, làm tại cơ sở Cát Tường, người đi cùng bác sĩ Tường khi ném
chị Huyền xuống sông Hồng
Tối cùng ngày, chị Huyền tử vong. Do lo sợ sự việc bị bại lộ, bác sĩ Tường đã chỉ đạo nhân viên thu dọn toàn bộ đồ đạc của trung tâm, gồm sổ sách, máy tính, các dụng cụ khám chữa bệnh, các loại thuốc..., để mang đi cất giấu.
Không dừng lại ở đó, bác sĩ Tường còn mang thi thể chị Huyền ra ô tô của mình rồi nhờ Khánh đem đồ đạc cũng như xe máy để ở đường Cổ Linh thuộc địa bàn P.Thạch Bàn, Q.Long Biên, TP.Hà Nội. Sau khi bỏ xe máy của chị Huyền ở đó, Khánh lên xe ô tô cùng Tường đi về hướng cầu Thanh Trì. Đến giữa cầu, Khánh và Tường cùng nhau khiêng xác của chị Huyền ném xuống sông Hồng.
Tìm kiếm thi thể nạn nhân Huyền ở cầu Thanh Trì
Tới ngày 22.10, bác sĩ Tường bị bắt khi đang làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai. 17 giờ 15 phút, ngày 22.10, sau khi thực hiện lệnh khám xét tại cơ sở Cát Tường, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã di lý bác sĩ Tường tới cầu Thanh Trì để thực nghiệm hiện trường. Tối cùng ngày, bác sĩ Tường được đưa vào Trại tạm giam của Công an TP.Hà Nội.
* Ở một hướng thông tin khác, tới ngày 1.11, tức là đã qua 13 ngày, thi thể của chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Trong khi đó, trả lời báo chí bên lề hành lang kỳ họp Quốc hội, thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết: Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách để tìm được thi thể chị Huyền.
Theo TNO
"Không lấy vụ Cát Tường quy trách nhiệm Bộ Y tế" Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng vụ thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không phép gây chết người rồi phi tang chỉ mang tính cá biệt, bất thường nên không lấy cái cá biệt này quy trách nhiệm cho Bộ Y tế hay TP Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó chủ tịch UBND TP Hà...