Vụ Bạc Hy Lai: Mẹ doanh nhân Anh lên tiếng về cái chết của con trai
Trong một cuộc trò chuyện ngắn qua điện thoại với tờ Los Angeles Times, bà Ann Heywood cho biết bà cảm thấy hoài nghi về phiên tòa sắp tới.
Mẹ của doanh nhân Anh Neil Heywood, người bị vợ cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ông Bạc Hy Lai sát hại hồi cuối năm ngoái tại Trùng Khánh, đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ quan điểm riêng về cái chết của con trai mình.
Doanh nhân Anh Neil Heywood và bà Cốc Khai Lai.
Trong một cuộc trò chuyện ngắn qua điện thoại với tờ Los Angeles Times, bà Ann Heywood cho biết bà cảm thấy hoài nghi về phiên tòa sắp tới.
Theo tuyên bố chính thức do các phương tiện truyền thông Trung Quốc đăng tải hồi tuần trước, phiên tòa xét xử bà Cốc Khai Lai cùng một viên trợ lý Trương Hiểu Quân bị buộc tội “cố ý giết người” sẽ diễn ra vào ngày 9/8 tới tại Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Ông Trương, 33 tuổi, là một trợ lý và quản gia của gia đình bà Cốc khi họ sống tại Trùng Khánh. Ông cũng từng là vệ sĩ riêng của cha bà Cốc.
Tuy nhiên, phát biểu với tờ Daily Telegraph hôm 6/5, luật sư của ông Trương đã cho bác bỏ thông tin cho rằng ông Trương đã âm mưu đầu độc ông Heywood, nhưng cũng không nói rằng ông Trương vô tội.
Video đang HOT
Phiên tòa xét xử bà Cốc và ông Trương sẽ diễn ra vào ngày 9/8 tới.
“Trương không biết Heywood, Ông không có mối hận thù cá nhân hay sự căm ghét nào đối với Heywood. Ông ấy không có động cơ để làm điều đó.” – Li Xiaolin, một luật sư hình sự có tiếng tại Bắc Kinh cho biết.
Luật sư Li được gia đình ông Trương thuê để bào chữa hồi đầu năm nay sau khi ông Trương bị bắt cùng bà Cốc. Tuy nhiên, ông Li cho biết, ông sẽ không tham gia bào chữa cho ông Trương tại phiên tòa sắp tới, ông cũng không được tiếp cận với hồ sơ vụ án hay thân chủ của mình.
Khi thông tin về thời điểm diễn ra phiên tòa được công bố, giới truyền thông phương Tây đã lên tiếng rằng có lẽ nó sẽ diễn ra rất nhanh chóng và thiếu sự khách quan.
Họ tin rằng việc bà Cốc và ông Trương chấp thuận luật sư đình chỉ, không được tiếp cận các phương tiện truyền thông trước phiên tòa là bằng chứng cho thấy có thể bản án đã được sắp xếp trước.
Theo GDVN
Kẻ thù đáng sợ của DotA 1 Quitter
Có lẽ không ngoa khi nói rằng quitter hay disconnecter thật sự là một vấn nạn của DotA 1. Dù vô tình hay cố ý, khách quan hay chủ quan, đầu trận hay cuối trận thì việc những người chơi bất ngờ bị đứt kết nối trong trận đấu cũng gây rất nhiều ức chế với những người chơi còn lại của 2 đội. Thật sự, DotA 1 rất hay nhưng nếu không làm thì sớm hay muộn tựa game này sẽ bị phá hỏng bởi các quitter.
Hình chỉ mang tính chất minh họa.
Tác hại
Thời gian gần đây, hầu hết các room DotA thì tỷ lệ người chơi quitter ngày càng nhiều. Có vẻ như khi không có sự tranh đua hay không có biện pháp chế tài thích hợp thì ai cũng muốn tìm một trận đấu vừa ý mình từ đầu đến cuối. Nên chỉ cần chút khó khăn là quit.
Có thể nói quitter tạo một thói quen xấu cho người chơi DotA, đó là dễ dàng buông xuôi bỏ dỡ trận đấu khi kết quả còn chưa ngã ngũ. Đôi khi chỉ là một cái First Blood, một game thủ giành lane của mình, hoặc chỉ feed vài mạng đã quit,... Thậm chí có khi là do team ta pick hero không phù hợp, theo suy nghĩ của game thủ quitter.
Ở những room cao, tỷ lệ quitter càng lớn.
Điều đó thật sự rất tệ hại vì trên thực tế ngay cả những game thủ DotA chuyên nghiệp cũng đã từng bị hầu hết những vấn đề trên. Nhưng tinh thần không bỏ cuộc đã trui rèn được con người họ, bản lĩnh cũng như trình độ mà hiếm game thủ nào có. Họ sẽ cố gắng dấn thân vào trận đấu và chơi để rút kinh nghiệm, có thể họ biết sẽ thua nhưng họ vẫn kiên cường thể hiện. Thật sự thì dù một tình huống có khó khăn đến đâu, việc cố gắng thể hiện sẽ giúp bạn nâng cao trình độ rất nhiều.
Nhưng quitter đã trở thành thói quen của game thủ Việt. Đối với một game thủ hay quitter thì kể cả khi đánh với bạn bè, dù không quitter do nể bạn bè hay do ngại thì họ cũng buông xuôi tinh thần, không còn cố gắng tập trung đánh hết sức mình. Vậy team có thể hiện được 100 % sức mạnh hay không hay có khi đó chỉ còn là một trận đấu 4v5?
DotA vốn là một game đồng đội và từng cá nhân phải có sự cố gắng và điều đầu tiên hẳn ai cũng biết với DotA đó là "không có gì là không thể!". Dù team bạn có thất thế ở early, bạn feed 0-8 đi nữa, cơ hội chiến thắng vẫn còn. Người ta còn có câu "Winner never quit but quitter never win". Người chiến thắng thì không bao giờ bỏ buộc nhưng người bỏ cuộc thì không bao giờ thắng.
Bạn hay tôi chắc chắn cũng đã từng tham gia nhiều trận đấu, dù chúng ta gank tốt đến đâu mà thấy một người chơi feed vài mạng đã quit, chắc chắn chỉ biết thất vọng và ức chế vì điều đó gây ảnh hưởng nặng nề đến trận đấu. Còn những trận đấu mà vì những câu cãi vã bất chợt khi team đang ưu thế thì một ai đó trong đội quit ngang sau khi đập sạch item, lúc đó bao công lao của team cho cả trận phút chốc bị tiêu hủy chỉ vì một cá nhân. Thật ức chế biết bao nhiêu!
Các game như HoN hay LMHT đã cải thiện được vấn đề đó hầu như triệt để. Việc xử phạt nặng những game thủ quitter đã phần nào giúp trận đấu luôn có đầy đủ người chơi đến phút cuối cùng. Còn DotA 1, tuy có trừng phạt hack map nhưng nạn quitter thì không nên vấn nạn này ngày càng hoành hoành dữ dội.
Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng DotA 1 không có chế độ reconnect (tái kết nối) nên đối với một số người chơi gặp những vấn đề ngoài ý muốn ảnh hưởng như mạng gặp vấn đề, modem hư, đứt kết nối đột ngột, crash game hay windows,... thì việc trở lại trận đấu là không thể.
Giờ thật sự khó để có đầy đủ 5 hero cùng hiệp lực tấn công như xưa.
Garena thật sự là một sản phẩm tuyệt vời khi kết nối người chơi lại với nhau nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn thì quitter sẽ thật sự trở thành căn bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng những trận đấu và cả thói quen hành xử của những người chơi DotA Việt Nam.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bật mí hành động khi chàng có ý "đá" bạn Chia tay với người yêu không bao giờ là điêu dê dàng, đặc biệt là khi bạn vân còn rât nhiêu tình cảm dành cho người ây. Khi không còn yêu thương, chắc chắn môi người đêu có lý do của riêng mình. Vân đê là biêu hiên thê nào đê nửa kia sau đó không bị tổn thương, vân tiêp tục với...