Vụ bà Phương Hằng: Xác định tư cách người tham gia tố tụng ra sao?
Việc xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án.
Mới đây, TAND TP.HCM đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bà Nguyễn Phương Hằng cùng bốn đồng phạm về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (theo khoản 2 Điều 331 BLHS).
Theo đó, phiên tòa dự kiến bắt đầu vào ngày 1-6, kéo dài trong năm ngày, do thẩm phán Bùi Đức Nam làm chủ tọa.
Viện, tòa khác quan điểm
Trong vụ án này, VKSND TP.HCM xác định tư cách tố tụng của một số người mà bà Phương Hằng bị cáo buộc đã xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của họ là “bị hại”. Tuy nhiên, theo thông tin từ các báo, những người này lại được tòa án triệu tập tham gia phiên tòa với tư cách tố tụng là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”.
Dự kiến bà Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 1-6. Ảnh: FBBC
Từ đây, nhiều bạn đọc đặt câu hỏi về cách xác định cũng như hệ quả pháp lý của việc xác định tư cách tố tụng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của những người trên ra sao?
Về vấn đề này, một kiểm sát viên cao cấp ở VKSND Cấp cao tại TP.HCM cho biết: Theo Điều 55 BLTTHS 2005 thì có 20 nhóm người tham gia tố tụng.
Việc xác định tư cách tố tụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Bởi lẽ tương ứng với tư cách tố tụng nào sẽ kèm theo quyền và nghĩa vụ đó. Hơn nữa, các cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào tư cách tố tụng của người đó để áp dụng cho đúng các quy định của BLTTHS.
Theo vị kiểm sát viên, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dựa vào các quy định tại chương IV và chương V của BLTTHS 2015 (định nghĩa về những người tham gia tố tụng) để đánh giá và xác định tư cách tham gia tố tụng của từng người.
“Việc cơ quan điều tra, VKS hay tòa án có quan điểm và xác định tư cách của những người tham gia tố tụng khác nhau trong cùng một vụ án là rất bình thường. VKS có thể xác định người này là bị hại nhưng tòa án lại cho rằng đây là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án… Quyết định cuối cùng thuộc về tòa án. Nếu xác định sai tư cách tố tụng dẫn đến việc giải quyết không đúng đắn vụ án thì bản án có thể bị hủy, sửa và người ra phán quyết sai phải chịu trách nhiệm” – vị kiểm sát viên nói.
Video đang HOT
Xác định tư cách tố tụng dựa trên khái niệm cơ bản
Theo ThS Võ Văn Tài, Phó khoa Kiểm sát hình sự Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát TP.HCM, trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, khách thể của cấu thành tội phạm chính là hành vi phạm tội đã xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thông qua việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ (cụ thể ở đây là quyền tự do ngôn luận).
Đây chính là cơ sở pháp lý để xác định hành vi phạm vào tội gì và là cơ sở trực tiếp để khởi tố, truy tố, xét xử vụ án. Theo ThS Võ Văn Tài, trong vụ này, có người cho rằng họ là bị hại, cũng có người cho rằng họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự…
Bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường, kháng cáo bản án…; còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền đề nghị hình phạt và kháng cáo về hình phạt…
Để xác định những người nói trên chính xác sẽ tham gia vụ án với tư cách nào, cần phải xuất phát từ khái niệm cơ bản của từng tư cách tố tụng theo luật định.
Cụ thể, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thiệt hại của người này là cơ sở để xác định hành vi có phạm tội hay không, tội gì và cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào mức thiệt hại đó để khởi tố, truy tố và xét xử; thiệt hại của bị hại phải được giải quyết luôn trong vụ án hình sự; họ buộc phải tham gia tố tụng, nếu từ chối hoặc trốn tránh thì có thể bị dẫn giải.
Trong khi đó, nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại của nguyên đơn dân sự chỉ sử dụng làm cơ sở xem xét buộc người phạm tội bồi thường, chứ không sử dụng làm căn cứ để khởi tố, truy tố và xét xử; nguyên đơn dân sự muốn được xem xét bồi thường thiệt hại phải có đơn yêu cầu.
Còn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là người có hành vi vi phạm liên quan đến vụ án, có tài sản hoặc có quyền, nghĩa vụ, lợi ích khác liên quan. Chủ thể này đơn giản sẽ được triệu tập để giúp làm sáng tỏ sự thật của vụ án; nếu có tài sản liên quan đến tội phạm thì sẽ được xem xét trả lại hoặc tịch thu và cũng có thể chịu nghĩa vụ liên quan đến việc bồi thường…
“Vì vậy, từ những phân tích nêu trên, trong vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cần nghiên cứu kỹ để khi tiến hành xét xử vụ án sẽ xác định đúng tư cách tố tụng của từng người. Từ đó, áp dụng đúng các quy định của BLTTHS, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Chẳng hạn, bị hại có quyền đề nghị hình phạt, mức bồi thường, kháng cáo toàn bộ bản án…; trong khi đó, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có quyền đề nghị hình phạt và kháng cáo về hình phạt… Nếu xác định sai tư cách tố tụng sẽ kéo theo nhiều cái sai khác” – ThS Võ Văn Tài nêu quan điểm.
10 cá nhân trực tiếp bị thiệt hại phải là bị hại
Dựa vào kết luận điều tra cũng như các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, VKSND TP.HCM đã ban hành bản cáo trạng truy tố ra trước TAND TP.HCM để xét xử bà Nguyễn Phương Hằng cùng bốn đồng phạm về tội danh theo khoản 2 Điều 331 BLHS.
Bản cáo trạng nêu rất rõ: “Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của 10 người, trái quy định pháp luật…”.
Theo tôi, trong vụ án này, 10 cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tinh thần… do hành vi xúc phạm của bà Hằng gây ra phải được tòa án triệu tập tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại mới đúng quy định của Điều 62 BLTTHS 2015 (về bị hại).
Một thẩm phán cao cấp chuyên xét xử hình sự
Xét xử phúc thẩm 19 bị cáo trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Sáng 27/6, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 19 bị cáo và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 người do Thẩm phán Mai Anh Tài làm Chủ toạ phiên toà. Về phía đại diện Viện KSND cấp cao tại Hà Nội, có hai kiểm sát viên cao cấp thực hành quyền công tố tại phiên toà.
Tham dự phiên toà có hơn 30 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích cho các bên liên quan.
19 bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" gồm:
Hoàng Việt Hưng (Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Lê Nhiều (cựu Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cựu Giám đốc gói thầu số 1, số 2, số 3B, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Vũ Như Khuê (cựu Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1 dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Cao Hừng Đông (cựu Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Nguyễn Mạnh Cường (cựu Phó Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Quản Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 3B dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Đỗ Tấn Nam (cựu Giám đốc Ban điều hành Công ty Tuấn Lộc, thi công gói thầu số 4, dự án cao tốc Đà Nẵng -Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Cảnh (cựu Giám đốc Ban điều hành Công ty Thăng Long, thi công gói thầu số 4, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Vũ Dũng (cựu Giám đốc Ban điều hành Tổng Công ty Sông Đà, thi công gói thầu số 4, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Đào Văn Hoành (cựu Giám đốc Ban điều hành Tổng Công ty Sông Đà, thi công gói thầu số 4, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Lương Chung Dũng (cựu Chỉ huy trưởng phụ trách thi công Công ty Thành Phát, tại gói thầu số 5, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Nguyễn Hồng Phước (cựu Phó Giám đốc điều hành liên danh gói thầu số 7, dự án đường cao tốc Đà Nẵng -Quảng Ngãi),
Hoàng Trung Hậu (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Nguyễn Tấn Chánh (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Lê Công Bằng (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Quách Văn Phúc (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Phan Doãn Giang (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi), Đào Trọng Hiếu (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi),
Phạm Văn Bảo (kỹ sư, nhà thầu tư vấn giám sát dự án đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi).
Nguyên đơn dân sự trong vụ án là Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Bị đơn dân sự là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Công ty cổ phần Cienco1; Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - Công ty cổ phần Cienco5; Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 - Công ty cổ phần Cienco6; Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (Trico); Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4; Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà; Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long.
19 bị cáo trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi tại phiên toà phúc thẩm.
Ngoài ra còn có Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (viết tắt là Công ty Tuấn Lộc), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (viết tắt là Công ty Phương Thành), Công ty TNHH Xây dựng Thành Phát (viết tắt là Công ty Thành Phát), Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông (viết tắt là Công ty Đông Mê Kông).
Vụ án này có 36 bị cáo, trong đó hai cựu Phó Tổng Giám đốc VEC, cựu Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là Lê Quang Hào và Nguyễn Mạnh Hùng không kháng cáo. Tại phiên toà sơ thẩmcuối năm 2021, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Lê Quang Hào 6 năm tù và bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng bị tuyên phạt 7 năm tù cùng về tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 224 BLHS.
Bị cáo Takao Inami (quốc tịch Nhật Bản, Tư vấn trưởng, Giám đốc Văn phòng nhà thầu tư vấn giám sát Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi) được Toà án cấp sơ thẩm miễn trách nhiệm hình sự.
Các bị cáo khác tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 24 tháng tù, cho hưởng án treo đến 8 năm 6 tháng tù, nhưng được miễn trách nhiệm bồi thường dân sự.
Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội buộc các nhà thầu phải bồi thường cho VEC số tiền hơn 811 tỷ đồng, đồng thời dành quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường của các nhà thầu trong một vụ án khác.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng và bị cáo Lê Quang Hào trong quá trình tổ chức thi công Dự án cao tốc Đà Nẵng đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, không có giải pháp kiểm tra chất lượng công trình, dẫn đến công trình chất lượng không đảm bảo. Dù vậy, hai bị cáo vẫn ký các biên bản nghiệm thu công trình.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, bị cáo Lê Quang Hào và đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền rất lớn. Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng và đồng phạm phải chịu trách nhiệm với số tiền hơn 422 tỷ đồng. Bị cáo Lê Quang Hào và đồng phạm đã gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 389 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, phiên toà phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 19 bị cáo diễn ra trong ba ngày (từ 27 đến 29/6).
VKS đề nghị bác toàn bộ kháng cáo vụ án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi Nêu quan điểm giải quyết vụ án và hình phạt tại phiên toà phúc thẩm đối với 19 bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên toà đề nghị HĐXX bác toàn bộ kháng cáo của các bị cáo và và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau hai ngày TAND cấp cao tại...