Vụ bà bán bún nghìn tỷ: Kháng cáo Quyết định của TAND TP.HCM
Liên quan đến vụ &’bà bán bún để lại tài sản 1.000 tỷ’, ông Phương đã đến TAND TP.HCM nộp đơn kháng cáo Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của TAND TP.HCM.
Ngày 14/11, tin tức trên báo Lao Động cho biết, tại TAND TP.HCM ông Thạch Vũ Phương (SN 1958) cùng người đại diện của mình đã gửi đơn kháng cáo về việc TAND TP.HCM ngày 7/11 đã tuyên đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 1261/2014/QĐST-DS ngày 27/10/2014 “tranh chấp di sản thừa kế“.
Đây là một trong những vụ tranh chấp dân sự được tòa xét xử liên quan đến bà Thạch Kim Phát (người làm nghề bán bún nhưng khi qua đời vào năm 2011, đã để lại khối tài sản khoảng 1.000 tỷ đồng).
Được biết, ngoài vụ kiện này, còn có hai vụ kiện khác là một người anh khác của bà Phát kiện đòi bà Thạch Hà Huệ Lan (SN 1987, là con gái nuôi hợp pháp của bà Phát) 100.000 USD và một người anh em khác cũng kiện yêu cầu bà Lan trả 99.000 Euro.
Ông Phương nộp đơn kháng cáo… (Ảnh báo Lao Động)
Theo đơn kháng cáo của ông Phương, ông Phương là nguyên đơn trong vụ tranh chấp di sản thừa kế đối với bà Huệ Lan (con gái nuôi của bà Thạch Kim Phát, đã mất năm 2011, để lại khối tài sản hơn 1.000 tỷ đồng), đã được TAND TP.HCM thụ lý ngày 10/10/2012, do thẩm phán Phan Tô Ngọc (thẩm phán tòa hành chính) giải quyết. Sau hơn 2 năm thụ lý giải quyết, nhiều lần hòa giải không thành, đến ngày 27/10/2014 thì thẩm phán Phan Tô Ngọc ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Ngày 7/11/2014, thì tòa triệu tập ông Nguyễn Tấn Thi người đại diện theo ủy quyền của ông Phương đến tòa và trao quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đến 14/11/2014 tòa vẫn chưa tống đạt trực tiếp Quyết định này cho ông Phương và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan!
Trong đơn kháng cáo, ông Phương cho rằng: “Nhận thấy việc đình chỉ giải quyết vụ án là chưa đúng căn cứ pháp luật gây thiệt thòi về quyền và lợi ích hợp pháp của tôi… nên tôi kháng cáo lên tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xem xét hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 1261/2014 của TAND TPHCM”.
Ông Phương cũng cho rằng, thẩm phán Phan Tô Ngọc đã không xem xét kỹ các chứng cứ mà ông Phương và gia đình cung cấp, cũng như những chứng cứ tòa thu thập trong suốt thời gian thụ lý giải quyết vụ án.
Đồng thời cũng không xem xét kỹ nội dung khởi kiện, nội dung yêu cầu… bởi gia đình ông Phát kiện bà Huệ Lan là đòi lại nhà và đất tại số 110/1 đường Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú (hiện trị giá khoảng 60 tỷ đồng). Đây là nhà, đất của gia tộc, trước đây do bà Hà Kim Liên, là mẹ của ông Phương, bà Phát… có giấy ủy quyền của bà Liên giao cho bà Phát quản lý, sử dụng vào mục đích kinh doanh của gia tộc. Như vậy tài sản nhà, đất này là của mẹ ông Phương, bà Phát… chứ không phải là tài sản riêng của bà Phát.
Video đang HOT
Đơn kháng cáo của ông Phương (Ảnh báo Phụ nữ TP.HCM).
Theo tin tức báo Vnexpress đưa trước đó, ngày 7/11 TAND TP.HCM đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự tranh chấp tài sản thừa kế giữa nguyên đơn Thạch Vũ Phương và bà Thạch Hà Huệ Lan. Ông Phương là em ruột, còn chị Lan là con nuôi của bà bán bún quá cố Thạch Kim Phát.
Trước đây, trong đơn khởi kiện, ông Phương cho biết, cha mẹ ông có 8 người con. Năm 1973, bố mẹ ông mua lại một thửa ruộng với diện tích 3.000 m2 để cất nhà và làm cơ sở sản xuất bún. Nay là căn nhà và mảnh đất số 110/1 Tô Hiệu, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú, TP.HCM.
Nhiều năm sau, cha ông Phương mất còn mẹ là bà Hà Kim Liên thì già yếu. Thấy bà Thạch Kim Phát là chị gái sống độc thân, một số anh em đang ở nước ngoài, nên mọi người thống nhất ủy quyền cho bà Phát quản lý, sử dụng toàn bộ nhà đất này. Sau khi mẹ mất, các anh chị em trong gia đình vẫn chưa phân chia di sản thừa kế mà tiếp tục để cho bà Phát quản lý, sử dụng. Đến năm 2004, bà Phát được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất đối với căn nhà trên đường Tô Hiệu.
Ngày 10/3/2011, bà Phát đột tử. Ngoài căn nhà và đất trên đường Tô Hiệu, bà còn để lại khối tài sản được cho là trị giá cả nghìn tỷ đồng; bao gồm vàng, kim cương, tài khoản ngân hàng, nhà xưởng, đất đai ở nhiều tỉnh, tiền mặt… nhưng không có di chúc. Hơn một năm sau, người con gái nuôi duy nhất của bà Phát là Thạch Huệ Lan làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế khối di sản do bà Phát để lại bao gồm cả căn nhà trên đường Tô Hiệu.
Cho rằng căn nhà này là tài sản thừa kế của các anh chị em chứ không phải của riêng bà Phát, ông Phương và một số người không đồng ý với việc cô cháu nuôi được quyền sở hữu. Ngày 6/9/2012, ông Phương khởi kiện đòi Huệ Lan trả lại căn nhà cùng đất trên đường Tô Hiệu cho các anh chị em trong gia đình.
Trong buổi làm việc với tòa hồi tháng 8, đại diện của Huệ Lan cho rằng tài sản này là do bà Phát – mẹ nuôi của cô – đứng tên chứ không phải là di sản thừa kế của bà Hà Kim Liên.
TAND TP.HCM sau đó có công văn yêu cầu phía nguyên đơn cung cấp thêm tài liệu và xác nhận của những người đồng thừa kế đối với di sản thừa kế này nhưng phía nguyên đơn đã không cung cấp được. Từ đó, TAND TP.HCM ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện.
Theo tòa, quyết định đình chỉ xác định căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế là 10 năm. Tuy nhiên, đến năm 2012, ông Phương mới làm đơn khởi kiện nên thời hiệu khởi kiện đã hết, tòa không thể thụ lý vụ việc. Đồng thời, nếu coi tranh chấp trên của ông Phương là tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì theo quy trình giải quyết phải tiến hành hòa giải tại UBND phường, nơi có đất tranh chấp. Song, tại biên bản làm việc, hai bên đều xác nhận chưa tiến hành hòa giải nên từ đó, tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trước động thái này của TAND TP.HCM, đại diện của ông Thạch Vũ Phương cho biết sẽ khiếu nại quyết định đình chỉ vụ án vì cho rằng một số yêu cầu của tòa là không thể đáp ứng bởi hai trong số người đồng thừa kế đã qua đời.
Liên quan đến việc tranh chấp khối tài sản vụ “ bà bán bún nghìn tỷ” còn có 2 vụ kiện khác do một người em khác của bà này đứng đơn khởi kiện Huệ Lan để đòi lại một phần tài sản được cho là do các anh chị em nhờ bà Phát giữ hộ.
Theo_Người Đưa Tin
"Cô gái 1.000 tỷ đồng" bị anh em nữ đại gia làm bún đòi... 200 tỷ
Không chỉ riêng ông cậu ở bên Đức đòi hơn 2,4 tỷ đồng, Thạch Hà Huệ Lan, cô con gái nuôi của cố nữ đại gia ngành bún, phở Thạch Kim Phát còn bị các cậu, dì kiện đòi lại số tiền lên đến... 200 tỷ đồng.
Mở lại phiên tòa đòi 2,4 tỷ đồng tiền... dưỡng già
Dự kiến, chiều 16/7, TAND TPHCM sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ tranh chấp đòi tài sản giữa nguyên đơn là ông Hà Xuân (đang định cư tại CHLB Đức) và bị đơn là chị Thạch Hà Huệ Lan (SN 1987, ngụ P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TPHCM, con gái nuôi của bà Thạch Kim Phát, SN 1946, chết ngày 10/3/2011). Trước đó, chiều 25/6, TAND TPHCM đã phải dừng phiên tòa vì bị đơn có đơn xin tạm hoãn.
Theo đơn khởi kiện, ông Hà Xuân yêu cầu tòa án giải quyết buộc Huệ Lan thanh toán ngay số tiền 90.000 euro, tương đương hơn 2,4 tỷ đồng. Ông Hà Xuân cho biết, trước đây ông có nhờ bà Thạch Kim Phát, là chị ruột của mình gửi giùm ông số tiền 90.000 euro tại một ngân hàng của Việt Nam với ý định sẽ dùng số tiền này khi an dưỡng tuổi già tại quê hương, xứ sở.
Bà Thạch Kim Phát lúc còn sống là người làm rất nhiều việc thiện nhưng khá âm thầm, kín kẽ (Ảnh: Công Quang)
Giấy tờ liên quan đến việc gửi tiền ở ngân hàng do bà Phát giữ. Sau đó, đến ngày 10/3/2011, bà Thạch Kim Phát bị đột tử nên ông Xuân không thể nhận lại số tiền trên.
Ông Xuân cho rằng, Huệ Lan là người thừa kế số tài sản kết xù mà chị ông để lại sau cái chết đột ngột. Huệ Lan có làm giấy cam kết sẽ trả lại cho ông Xuân số tiền mà mẹ nuôi mình gửi ở ngân hàng sau khi đã nhận thừa kế của bà Phát. Việc cam kết có hai người làm chứng là ông Lê Thanh Hùng và bà Hồ Mỹ Hạnh.
Tuy nhiên, sau đó, dù Huệ Lan đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bà Phát nhưng không trả lại số tiền đã cam kết với ông Hà Xuân. Ông Xuân còn cáo buộc Huệ Lan cố tình lánh mặt ông để không chịu trả tiền. Do đó, ông Xuân đã làm đơn khởi kiện Huệ Lan ra tòa để đòi lại tiền.
Cậu, dì đòi cháu nuôi trả 200 tỷ đồng
Không chỉ bị ông cậu bên Đức kiện đòi 2,4 tỷ đồng, Huệ Lan còn bị anh em mẹ nuôi mình kiện đòi số tiền 200 tỷ đồng.
Người đứng đơn khởi kiện Thạch Hà Huệ Lan là ông Thạch Vũ Phương (em ruột của nữ đại gia quá cố Thạch Kim Phát). Ngoài ra, có 5 anh em của bà Phát (3 người đang định cư tại Đức, 2 người ở Việt Nam) cũng đứng tên trong đơn với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Theo đơn khởi kiện, anh em bà Phát yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp, đòi toàn bộ tài sản do bà Thạch Kim Phát để lại mà hiện nay Huệ Lan đang chiếm giữ. Tổng số tài sản gồm có tiền mặt, các sổ, thẻ tiết kiệm tiền gửi tại ngân hàng, vàng, nữ trang và các bất động sản đã được thể hiện tại 3 vi bằng do Thừa phát lại Bình Thạnh lập. Tổng số tiền tạm tính là 200 tỷ đồng.
Theo đơn khởi kiện, cậu, dì của "cô gái 1.000 tỷ đồng" Thạch Hà Huệ Lan cho biết, trước năm 1975, gia đình họ cư ngụ tại căn nhà số 110/1 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TPHCM. Sau năm 1975, một số anh chị em bà Phát ra nước ngoài sinh sống. Số còn lại ở Việt Nam cùng làm chung nghề sản xuất bún truyền thống của gia đình. Họ lấy nhà đất số 110/1 Tô Hiệu làm cơ sở sản xuất.
Căn nhà này, anh em bà Phát cho rằng, là tài sản của gia tộc. Hiện căn nhà này là "chốn đi về" của Huệ Lan
Do bà Phát sống độc thân, không có con nên vào năm 1987, khi mẹ mất, gia đình thống nhất ủy quyền lại cho bà Phát đứng ra tiếp quản nhà đất với diện tích hơn 3.000m2 và toàn bộ cơ sở sản xuất để bà Phát tiếp tục quản lý và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, thu nhập có được, anh em bà Phát thống nhất mua thêm nhà đất để sản xuất, kinh doanh và cho thuê. Một số người ở nước ngoài cũng nhiều lần gửi tiền về để bà Phát gửi tiết kiệm mua đất, cất nhà xưởng.
Ngày 10/3/2011, bà Phát mất nên gia tộc thống nhất kiểm kê tài sản và mang gửi lại ngân hàng để xử lý sau. Gia tộc thống nhất giao cho ông Thạch Vũ Phương và con gái nuôi hợp pháp của bà Phát là Thạch Hà Huệ Lan đồng đứng ra quản lý số tài sản đã được kiểm kê. Sau khi thừa phát lại lập vi bằng, cậu cháu ông Phương mang toàn bộ tiền mặt, vàng, sác sổ, thẻ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất gửi tại ngân hàng Sacombank. Tuy nhiên, ngày 30/5/2012, Huệ Lan đã đơn phương rút toàn bộ tài sản và chứng từ nói trên mà ông Phương không hề hay biết.
Ông Phương khẳng định: "Cha mẹ chúng tôi đã chết trước bà Thạch Kim Phát. Bà Phát sống độc thân. Do đó, chúng tôi là những người thừa kế thuộc hàng thứ 2 của bà Phát nên chúng tôi có quyền quản lý và thừa hưởng di sản thừa kế theo quy định. Ngoài ra, chúng tôi xác định số tài sản mang tên bà Thạch Kim Phát và các tài sản bà Phát gửi tại ngân hàng là tài sản chung của gia đình chúng tôi. Chúng tôi giao bà Phát quản lý kinh doanh chứ không phải là tài sản riêng của bà Phát. Do đó, Huệ Lan chiếm hữu các tài sản và các chứng từ liên quan đến các tài sản do bà Phát để lại là không đúng".
Ngoài các vi bằng và giấy tờ liên quan, cậu dì của Huệ Lan còn trưng ra các thư tay qua lại giữa bà Phát và các anh chị em ở nước ngoài, giấy cam kết nợ có chữ ký của Huệ Lan để làm bằng chứng buộc "cô gái 1.000 tỷ đồng" này trả lại toàn bộ tài sản và giấy tờ, sổ sách liên quan.
Công Quang
Theo Dantri
Vụ "cô gái 1.000 tỷ": Hoãn tòa vô thời hạn để thu thập chứng cứ Dù đại diện của cô gái 1.000 tỷ và đại diện các cậu dì của cô gái này đều có mặt nhưng phiên tòa xét xử vụ đòi 2,4 tỷ đồng tiền dưỡng già vẫn bị tạm hoãn vô thời hạn để tòa thu thập chứng cứ. Chiều 16/7, theo dự kiến, TAND TPHCM sẽ mở phiên xử sơ thẩm vụ cô gái...