Vụ AVG: Cú ngã của bóng hồng quyền lực tại Mobifone
Phạm Thị Phương Anh là bóng hồng nhiều quyền lực một thời ở Mobifone, vì sai lầm mà người phụ nữ này đã đánh mất tất cả và rơi vào vòng lao lý.
Phạm Thị Phương Anh- người phụ nữ quyền lực một thời ở Mobifone
Trong vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG vừa được cơ quan điều tra kết luận, ngoài 02 cán bộ chóp bu của Mobifone là Lê Nam Trà – nguyên Chủ tịch HĐTV, Cao Duy Hải – nguyên Tổng Giám đốc còn có 5 người là Phó Tổng Giám đốc: Phạm Thị Phương Anh (SN: 1975), Hồ Tuấn (SN: 1965), Nguyễn Đăng Nguyên (SN: 1976), Nguyễn Bảo Long (SN: 1972), Nguyễn Mạnh Hùng (SN: 1969) bị đề nghị truy tố về tội: Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 220, khoản 4 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong nhóm bị can một thời từng ở vị trí quyền lực tại Mobifone chỉ có Phạm Thị Phương Anh là nữ giới. Người phụ nữ này có trình độ cử nhân kế toán doanh nghiệp, thạc sỹ kinh tế chuyên ngành tài chính tín dụng.
Trước khi về đầu quân cho Mobifone, bóng hồng này từng là Phó Giám đốc Cảng hàng không Nội Bài, chi nhánh thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Năm 2015, bà Phương Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Mobifone, đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mobifone.
Sự nghiệp của nữ phó tổng này sụp đổ khi ngày 13/11/2018 bà bị bắt giam để phục vụ công tác điều tra và đến ngày 26/8/2019 thì được chuyển từ tạm giam sang bảo lĩnh (thay đổi biện pháp ngăn chặn).
Bước chân lạc lối của người phụ nữ quyền lực này bắt đầu khi được Tổng Giám đốc Mobifone giao nhiệm vụ ký, thực hiện và nghiệm thu hợp đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG với Cty AMAX. Phạm Thị Phương Anh biết việc Mobifone bàn giao cho Cty AMAX bản phụ lục số 02 là không được phép. Khi nghiệm thu kết quả xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Cty AMAX là 16.565 tỉ đồng bà Phương Anh cũng biết việc Cty AMAX xác định giá trị tài sản vô hình không được hạch toán vào sổ sách kế toán của AVG.
Bà Phương Anh đã ký đề nghị Tổng Giám đốc Mobifone xem xét, sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Cty AMAX làm mức giá đàm phán khi mua cổ phần AVG.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT xác định quá trình thực hiện việc mua bán cổ phần chỉ có Lê Nam Trà – nguyên Chủ tịch HĐTV và Cao Duy Hải – nguyên Tổng Giám đốc Mobifone được liên hệ trực tiếp với ông Nguyễn Bắc Son, biết động cơ, mục đích của ông Son cũng như diễn biến của toàn bộ quá trình thực hiện việc mua cổ phần AVG. Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc chỉ làm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Thiều Khang
Theo giaoducthoidai
Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được áp dụng 'chính sách hình sự đặc biệt'?
Vì sao ông Nguyễn Bắc Son không được đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt như ông Phạm Nhật Vũ là vấn đề được báo chí đặt ra với đại diện Bộ Công an tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4.9.
Ông Nguyễn Bắc Son Ảnh Ngọc Thắng
Trả lời nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho hay, cơ quan này kiến nghị chính sách hình sự đặc biệt áp dụng đối với những người khai báo thành khẩn.
Tướng Ngọc nhấn mạnh rằng đây là chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam rất cụ thể, nhằm ghi nhận sự hợp tác tích cực của những người có hành vi phạm luật với cơ quan điều tra và pháp luật trong khai báo, khắc phục hậu quả.
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền sẽ phải lãnh án tử hình?
Trước đó, theo kết luận điều tra, trong vụ án liên quan thương vụ AGV, bị can Phạm Nhật Vũ là người đại diện cho AVG giao dịch đã đề nghị các bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải sớm hoàn thành thương vụ.
Công an xác định quá trình điều tra, ông Phạm Nhật Vũ đã thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan điều tra. Bị can này cũng là người đã chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; tự nguyện trả lại MobiFone toàn bộ số tiền cả gốc và lãi, chi phí dự án, góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho nhà nước. Gia đình bị can có công với cách mạng, bản thân có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hội chất độc da cam và các hoạt động an sinh xã hội... Do đó, cơ quan điều tra đề nghị quá trình truy tố xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng hình đối với bị can này.
Trong khi đó, kết luận điều tra xác định Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông khi đó là ông Nguyễn Bắc Son chỉ đạo trực tiếp việc lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư dự án MobiFone mua AVG. Ông Son biết rõ dự án này phải thực hiện theo luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước và trình Thủ tướng ra quyết định về chủ trương đầu tư; Bộ Thông tin - Truyền thông không có chức năng thẩm định giá cũng như hiệu quả đầu tư dự án, song vẫn chỉ đạo thực hiện thủ tục và mua với giá 8.889 tỉ đồng.
Ông Son khai ông chủ AVG là Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin mong muốn bán được sớm cổ phần. Do nhiệm kỳ bộ trưởng kết thúc vào tháng 4.2016, ông Son muốn có "dấu ấn" với MobiFone bằng cách mua được mảng truyền hình của AVG ngay trong năm 2015, đồng thời cho rằng việc mua bán thành công thì AVG sẽ cảm ơn bằng vật chất.
Cụ thể, ông Phạm Nhật Vũ đã đến nhà ông Son (đường Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đưa 3 triệu USD (khoảng 66,5 tỉ đồng). Ngoài ra, ông Son còn khai đã nhận của ông Cao Duy Hải 200 triệu đồng dịp 30.4.2015 và nhận của ông Lê Nam Trà 200.000 USD dịp tết Nguyên đán 2016.
Khi bị điều tra, ông Son đã viết đơn xin khắc phục hậu quả và xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng trong tài khoản cá nhân để khắc phục.
Theo Thanhnien
Thương vụ MobiFone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn đã "vấy bẩn" như thế nào? Cơ quan công an đã có kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công, gây hậu quả nghiêm trọng. Đưa - nhận hối lộ tại Mobifone và các đơn vị có liên quan - cho thấy sai phạm nghiêm trọng của ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn. Vậy hai...