Vụ án trao nhầm con chấn động ở pháp và mức đền bù khủng
Một cơ sở y tế ở Pháp đã phải chịu trách nhiệm đền bù lên tới con số 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng) vì trao nhầm trẻ cho 2 gia đình.
Những ngày gần đây khi dự luận đang nóng lên trước sự việc trao nhầm con ở Ba Vì cách đây 6 năm, thì ở Pháp cũng đã xảy ra một sự việc tương tự gây chấn động dư luận.
Theo đó, sự việc xảy ra cách đây hơn 20 năm, bà Sophie Serrano hạ sinh cô bé Manon và bị chứng vàng da và buộc phải ở trong lồng ấp. Tuy nhiên khi y tá trao Manon cho bà Sophie Serrano, linh cảm một người mẹ mách bà rằng có sự thay đổi ở con gái khi tóc của bé dường như dài hơn. Tuy nhiên, bà được y tá trấn an rằng do điều kiện trong ánh đèn lồng kính chính là nguyên nhân gây ra sự thay đổi này, lời giải thích đã khiến bà Sophie Serrano yên tâm hơn.
Cùng lúc đó, một đứa trẻ khác tên Mathilde sau khi sống trong lồng kính thì mái tóc lại trở nên ngắn hơn. Tuy nhiên khi ấy, cả hai gia đình đã không mảy may nghi ngờ gì.
Bà Sophie Serrano cùng Manon- cô con gái trao nhầm hôm nào.
Thời gian thấm thoát trôi qua, Manon càng lớn tóc càng xoăn còn da màu oliu khác hẳn bố mẹ. Điều này đã khiến vợ chồng bà Sophie Serrano cãi vã dẫn đến li hôn trước những lời đồn về sự không chung thủy của người vợ.
Kết quả kiểm tra ADN vào năm 2004 cho thấy bà Sophie Serrano không phải mẹ ruột của Manon. Còn gia đình thực sự của Manon lại ở cách đó 32km. Sự việc cũng kéo theo những tranh cãi pháp lý tới hơn 10 năm. Đến năm 2015, tòa án mới đưa ra bản án, cơ sở y tế để xảy ra sự nhầm lẫn năm đó buộc phải bồi thường số tiền lên tới 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng). Trong đó 400.000 euro (hơn 10 tỷ đồng) cho mỗi em bé bị hoán đổi, 300.000 euro (khoảng 8 tỷ đồng) cho 3 cha mẹ liên quan đến vụ việc, và 60.000 euro (tương đương 1,6 tỷ đồng) cho ba anh chị em ruột.
Tiểu Bình
Theo tiin.vn
Những vụ trao nhầm con hi hữu trên thế giới, gây xôn xao nhất là vụ số 2
Việc trao, nuôi nhầm trẻ sơ sinh ở các bệnh viện không phải là điều hiếm hoi. Nhiều trường hợp trao nhầm con chỉ được phát hiện đến khi những đứa con trưởng thành. Tuy nhiên việc trao trả con cho nhau là một điều rất khó khăn bởi bố mẹ và con cái cần thời gian để thích nghi với môi trường mới.
Việc trao nhầm con trên thế giới không phải là chuyện hiếm hoi. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 20.000 trẻ sơ sinh bị trao nhầm ở Mỹ. Có những trường hợp được giải quyết chỉ trong vài ngày những cũng có những vụ kéo dài nhiều năm mà chưa có hướng giải quyết phù hợp.
Dưới đây là những câu chuyện về việc trao nhầm trẻ sơ sinh tại các bệnh viện trên thế giới:
1. Hai cặp song sinh bị hoán đổi cho nhau
Hai gia đình trong câu chuyện bị trao nhầm con sống cách nhau vài dặm: Carlos và Jorge lớn lên ở thành phố Bogota, còn Wilbur và William sống tại một ngôi làng hẻo lánh ở vùng nông thôn phía Bắc Colombia gần Santander. Sự việc này xảy ra tại một bệnh viện ở Colombia. Cả hai cặp song sinh này đã bị tráo đổi cho nhau và lớn lên như những cặp song sinh khác trứng.
Hình ảnh chụp lại 4 chàng trai - 2 cặp song sinh khi họ đã trưởng thành và được đoàn tụ. Ảnh: Time.
Sự nhầm lẫn này chỉ được phát hiện khi gia đình của Wiblur và William chuyển đến sống ở Bogota. Một người bạn của hai người khi thấy William làm việc ở cửa hàng và cứ nghĩ anh là Jorge. Sau 24 năm các chàng trai đã nhận lại được anh em sinh đôi ruột của mình.
2. Sinh đôi cùng trứng bị biến thành khác trứng sau 1 lần nhập viện
Giống như trường hợp trêm, Kasia và Edyta là hai chị em sinh đôi cùng trứng nhưng họ lại bị chia cắt suốt 17 năm trời mới được nhận lại nhau.
Trước đó, bạn bè của Kasia đã bắt gặp cô (Edyta) trong một câu lạc bộ, trang phục và cách ăn mặc khác với cô thường ngày. Khi hỏi Kasia thì cô phủ nhận mình chưa từng đến đó. Vào năm 2000, Kasia đã gặp gỡ "bản sao" của mình theo số điện thoại mà bạn bè cung cấp. Kasia chỉ nghĩ đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên vì cô còn có một người em song sinh khác trứng là Nina.
Kasia cầm hai bức ảnh em gái của mình: em gái ruột Edyta (ảnh nhỏ bên trái), em nuôi Nina (ảnh nhỏ bên phải).
Tuy nhiên, đến khi gặp nhau cả hai người đều có những điểm tương đồng giống nhau như vị trí nốt ruồi trên tay, có tật ở chân, cùng thích vẽ và thậm chí có sở thích ăn món thịt lợn nướng ăn với mận khô. Bên cạnh đó, tính cách của cả hai người cũng có điểm chung: là những cô gái hướng ngoại, thích trượt tuyết và chèo thuyền. Trong khi đó, em gái của Kasia là Nina lại hướng nội và thích chơi búp bê.
Sau đó, họ có đi xét nghiệm ADN và phát hiện những nghi ngờ là chính xác. Sau khi sinh được hai tuần, cả 3 cô gái đều nhập viện để điều trị nhiễm trùng phổi. Bằng một cách nào đó, vòng tròn đánh số ở tay họ bị tuột khỏi chân và bị hoán đổi lẫn nhau.
3. Phát hiện nuôi nhầm con trong một lần gặp gỡ tình cờ
Năm 2013, trong một cuộc gặp gỡ tình cờ, 2 bà mẹ ở Arrgentina phát hiện ra đã bị phòng khám tư nơi họ sinh trao nhầm con cách đó 1 tháng. Theo đó, họ cùng nhau sinh con và mang con tới khám tại phòng khám nhi ở San Juan. Ở đây, cả 2 bà mẹ có cuộc trò chuyện thú vị và phát hiện ra đứa bé mà mỗi bà mẹ mang về nhà lại trùng hợp với cân nặng của con người kia khi mới sinh.
Hai bà mẹ đã có màn "nhầm con" hi hữu.
Chia sẻ với đài C5N, cô Lorena Gerbeno cho biết: "Khi tôi sinh mổ, các bác sỹ bảo với tôi đó là một bé gái nặng 3,1kg nhưng sau khi trao con cho tôi họ lại bảo rằng con bé nặng 3,8kg và sinh thường". Còn bà mẹ còn lại là Veronica Tejada lại khẳng định mình sinh thường một bé gái nặng 3,8kg.
Với nghi ngờ này, họ đã cùng nhau đi xét nghiệm ADN và kết quả khẳng định hai đứa trẻ đã bị hoán đổi. Và hai người mẹ đã đâm đơn kiện phòng khám tư đó và cả hai cô bé đã được đoàn tụ với mẹ ruột của mình.
4. Hai gia đình bị trao nhầm con về chung sống một nhà
Anh Dimas Aliprandi sống tại Joao Neiva, Brazil luôn tự hỏi vì sao mình không giống với các chị gái. Đến năm 24 tuổi, anh đi xét nghiệm ADN và phát hiện ra mình không phải con ruột của bố mẹ. Sau nhiều đợt điều tra anh phát hiện mình đã bị tráo đổi với một cậu bé khác cùng sinh với mình ngày hôm đó.
Cái kết có hậu cho hai chàng trai bị trao nhầm từ khi mới lọt lòng.
Được biết, Aliprandi bị nhầm lẫn với Elton Plaster sống trong một nông trại Santa Maria de Jetita cách nhà anh khoảng 45km. Và gia đình của Plaster cũng đồng ý xét nghiệm ADN và xác nhận nghi ngờ của Aliprandi là đúng.
Tuy nhiên, một điều thú vị ngay sau đó chính là hai gia đình đã chuyển đến ở cùng nhau tại nông trại của nhà Plaster. Cả hai chàng trai hiện tại được sống cùng bố mẹ ruột và bố mẹ nuôi của mình.
(Tổng hợp)
Theo Helino
Pháp dùng tiền phạt giao thông hỗ trợ bệnh viện Các qui định về giao thông ở Pháp nghiêm ngặt hơn. Thủ tướng Pháp giải thích rằng các biện pháp đó nhằm làm giảm số vụ tai nạn giao thông. Cảnh sát giao thông Pháp ngăn chận một xe vi phạm giao thông - Ảnh: AFP Nhiều biện pháp liên quan giao thông đường bộ ở Pháp bắt đầu có hiệu lực từ...