Vụ án tại Cty công nghiệp rừng Tây Nguyên: Lãnh đạo Vinafor chỉ… thiếu trách nhiệm?
Với kết luận lãnh đạo TCty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) chỉ thiếu trách nhiệm thì bản chất vụ án vẫn không thay đổi. Người có công tố cáo cho rằng cơ quan chức năng đã bỏ sót tội phạm chính, đưa một số cán bộ Cty công nghiệp rừng Tây Nguyên (trừ ông Võ Hồng Huỳnh) ra chịu thay cho các đối tượng chủ mưu.
Xuất phát từ 22 tờ trình của lãnh đạo Vinafor, Cty CNR Tây Nguyên mới có thể bán được hàng trăm nghìn mét khối gỗ.
Người tố cáo xuất hiện
Đến ngày 22.11.2012, khi bản kết luận điều tra lần thứ năm được Cơ quan CSĐT- Bộ Công an ban hành, người tố cáo vụ án tham nhũng này không còn là vấn đề bí mật – ông Vũ Khang- nguyên Chủ tịch HĐQT Vinafor. Năm 2007, khi có đầy đủ chứng cứ, ông Khang gửi đơn tố cáo đến nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng… Sau nhiều năm kiên trì tố cáo, vụ án mới được Cơ quan CSĐT- Bộ Công an khởi tố vào năm 2009. Nhưng ông Khang cho rằng, vụ án đã đi theo chiều hướng khác, khiến ông vô cùng thất vọng.
Theo đơn tố cáo thì thủ phạm chính là ông Trần Đức Sinh – Chủ tịch HĐQT Vinafor và ông Võ Hồng Huỳnh – Ủy viên HĐQT, Trưởng ban Kiểm soát Vinafor, nguyên GĐ Cty CNR Tây Nguyên. Nhưng ngoài ông Huỳnh lại có 7 bị can nguyên là phó GĐ, trưởng phòng, kế toán, thủ quỹ bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ; còn ông Sinh và các lãnh đạo khác của Vinafor thì gần 4 năm sau mới bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm, tức với vai trò phụ.
Cơ quan điều tra xác định, thiệt hại cho Nhà nước là 12,530 tỉ đồn
Theo laodong
Hoãn xử vụ Agribank chi nhánh 3 vì chưa bắt được "đầu sỏ"
Chiều 10.12, qua 3 ngày xét xử, TAND TPHCM vẫn chưa thể tuyên mức án đối với 8 bị cáo trong vụ làm thất thoát gần 112 tỉ đồng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh 3.
Các bị cáo khai báo vòng vo tại phiên toà. Ảnh: Trường Sơn
Hồ sơ vụ án được trả lại cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung do có nhiều tình tiết chưa được làm sáng tỏ tại phiên toà. Sau quá trình điều tra bổ sung, sẽ quyết định tội danh của các bị cáo theo kết quả điều tra mới.
Mấu chốt trong quyết định trên của TAND TPHCM là chưa bắt được Trần Quốc Dân - kẻ chủ mưu chính trong vụ án này. Không có Dân tại toà nên lời khai của các bị cáo khác vẫn chưa thực sự trung thực, thái độ vẫn vòng vo nên có nhiều chi tiết chưa thể làm sáng tỏ vào lúc này.
Mặc dù đã kéo dài thời gian xét xử nhiều hơn dự kiến (ban đầu là 2 ngày), nhưng trước thái độ khai báo không thành khẩn của các bị cáo, đã làm công tác xét xử vụ án gặp nhiều khó khăn.
Theo cáo trạng: Đây là vụ án "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" đặc biệt lớn, gây hậu quả nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước.
Do có quen biết với lãnh đạo Ngân hàng Agribank chi nhánh 3 (hay còn gọi là Agribank 3), trong một thời gian ngắn Trần Quốc Dân đã sử dụng pháp nhân nhiều công ty "ma" do y lập ra để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng. Để làm "đẹp" hồ sơ vay, y đưa vào các loại giấy tờ nhà đất giả mạo để thế chấp, vay xong tiền rồi bỏ trốn. Tổng số tiền Dân đã chiếm đoạt của Agribank 3 là gần 112 tỉ đồng.
Để có người ký các hợp đồng tín dụng một cách hợp pháp, Dân đưa các "tay chân" của mình là Trần Hữu Thiện (29 tuổi), Đặng Ngọc Minh (31 tuổi), Nguyễn Minh Thuần (26 tuổi) và Phạm Thị Được (46 tuổi) lên làm giám đốc các công ty "ma". Quá trình điều tra đã xác định 4 bị cáo này phạm tội "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Trong vụ án này, Trần Quốc Dân là kẻ chủ mưu cầm đầu. Hiện Dân đã bỏ trốn và đang có lệnh truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.
Các bị cáo: Nguyễn Hữu Long (46 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Agribank 3), Huỳnh Trung Hiếu (29 tuổi, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank 3), Đào Phương Thế (45 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng Agribank 3) bị truy tố về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Dù biết các công ty do Dân lập ra không kinh doanh, chỉ là công ty "ma", nhưng các bị cáo vẫn tiến hành các thủ tục một cách "nhanh chóng, thuận lợi, vì sự phát triển của khách hàng và ngân hàng". Hành vi của 3 bị cáo này đã gây thiệt hại cho Agribank 3 gần 112 tỉ đồng.
Các bị cáo trên còn vụ lợi tổng số tiền 12.000USD mà Dân đưa cho, gọi là tiền "trà nước cho anh em". Riêng Huỳnh Trung Hiếu không thể giải trình về số tiền 3 tỉ đồng mà Dân chuyển vào tài khoản cá nhân của mình.
Đới Sỹ Thuý (55 tuổi, nguyên Giám đốc Agribank 3) bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" với hành vi nhận 2 phong bì có 6.000USD từ tay của Dân gọi là tiền "trà nước". Ngoài ra, Thuý còn phải chịu trách nhiệm về việc ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Trọng Bằng (một trong số các công ty "ma" do Dân lập ra) vay trái với quy định, gây thiệt hại cho Agribank 3 số tiền 40 tỉ đồng.
Theo laodong
Vụ kích động người dân chiếm đất của Cty caosu Chư Păh: Bắt 2 đối tượng chủ mưu 3 tháng gần đây, một số kẻ xấu lợi dụng sự nhẹ dạ của người dân hai làng Mrông Ngó 3, Mrông Ngó 4 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai) thiếu hiểu biết về pháp luật để kích động, ép buộc bà con gây ra vụ tranh chấp 46,9ha đất với Cty TNHH MTV caosu Chư Păh, gây mất an ninh,...