Vụ án oan Vũ Ngọc Dương: Dì làm giấy tờ giả đẩy cháu vào tù
- Luật sư cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của các điều tra viên và cán bộ tham gia giám định đã “để lọt” tài liệu giả mạo trong Vụ án này.
Viện KSND tối cao vừa có kháng nghị Giám đốc thẩm và quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án số 565/2013/HSPT ngày 10/9/2013 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội đã xử phạt Vũ Ngọc Dương (27 tuổi, trú tại phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) 30 tháng tù về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Viện KSND tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với Vũ Ngọc Dương để điều tra lại.
Theo kết quả điều tra của Cơ quan điều tra VKS nhân dân Tối cao, các tài liệu liên quan đến vụ án đã bị làm giả, phản ánh không đúng sự thật.
Cụ thể, bà Dương Diệu Thu (dì họ của Vũ Ngọc Dương) và bà Nguyễn Thị Thanh Vân (Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh, Hà Nội) là hai người đã bàn bạc, thống nhất với nhau làm giả giấy tờ, tài liệu, sau đó thông qua Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh (Hà Nội) tố cáo anh Vũ Ngọc Dương lợi dụng danh nghĩa là tình nguyện viên chiếm đoạt 100 triệu đồng tiền tài trợ của Công ty Cổ phần và dịch vụ thương mại, xây dựng CODICO, và Công ty TNHH Đức Khuê.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội và Tòa phúc thẩm TAND tối cao. Cả hai bản án đều tuyên phạt anh Dương 30 tháng tù giam.
Sau phiên tòa phúc thẩm anh Dương và gia đình đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao với nội dung các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố ý làm sai lệch Hồ sơ vụ án, căn cứ vào các Hồ sơ tài liệu giả mạo để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kết án oan cho anh Dương.
Mới đây, khi có kết luận mới nhất của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cho thấy có dấu hiện oan sai trong vụ án này, anh Vũ Ngọc Dương đã được tại ngoại. Tuy nhiên, việc bị kết tội khiến anh Dương mất việc làm, bố đẻ của anh Dương bị chiếm đoạt gần 300 triệu đồng.
Cũng theo kết luận của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã không thu thập đầy đủ các chứng từ gốc để tiến hành giám định; Phòng kỹ thuật hình sự công an thành phố Hà Nội đã có nhiều sai sót trong việc giám định mẫu ghi của anh Dương. Do đó, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã tiến hành xác minh và trưng cầu giám định lại các tài liệu, chứng từ trong vụ án. Kết luận giám định của Phòng Giám định kỹ thuật Hình sự Bộ Quốc phòng cho biết những chữ ký, chữ viết trong các giấy tờ, tài liệu không phải của anh Vũ Ngọc Dương.
Về hướng xử lý tiếp theo đối với vụ việc của ông Dương, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội nhận định: VKSND tối cao đã có văn bản kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án này.
Video đang HOT
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.
Tiếp đó, nếu Hội đồng thẩm phán chấp nhận kháng nghị của Việt kiểm sát, thừa nhận việc kháng nghị là có căn cứ thì vụ án sẽ được điều tra lại và hồ sơ sẽ được giao cho cơ quan nào là thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thẩm phán trên cơ sở đề xuất của Viện kiểm sát.
Trong quá trình điều tra lại mà xác định ông Dương vô tội thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hình sự với ông Dương, đồng nghĩa với việc ông Dương bị oan.
Khi đó, cần phải làm rõ trách nhiệm của các điều tra viên và những cán bộ của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội đã tham gia vào việc giám định mẫu ghi trong vụ án này. Nếu có căn cứ xác định những người tiến hành tố tụng cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án gây oan sai cho ông Dương thì sẽ khởi tố theo quy định tại Điều 300 BLHS vơi tôi danh “Lam lêch hô sơ vu an”.
Đối với giám định viên, nếu biết việc làm của cán bộ điều tra là sai mà vẫn giúp sức, ra kết quả giám định sai thì người giám định sẽ bị khởi tố với vai trò đồng phạm giúp sức trong cùng một tội danh.
Trường hợp sau khi điều tra, xác minh mà không thấy lỗi cố ý, không thấy sai phạm của những người tiến hành tố tụng thì mới không đề cập xử lý.
Nếu sau này, ông Dương thấy việc giải quyết chưa đúng pháp luật thì vẫn có quyền khiếu nại với những quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý những người có liên quan…
Theo quan điểm của Luật sư Huỳnh Kim Ngân, Văn phòng luật sư Chân Thiện Mỹ, Đoàn luật sư TP. HCM,nêu xac đinh anh Vu Ngoc Dương bi oan sai, trach nhiêm đâu tiên thuôc vê Điêu tra viên trong qua trinh điêu tra.
Luật sư Huỳnh Kim Ngân, Đoàn luật sư TP.HCM.
Trach nhiêm kê đên la Thu trương Cơ quan điêu tra hoăc ngươi trưc tiêp ky cac quyêt đinh tô tung liên quan đên qua trinh điêu tra tư lúc khơi tô bi can cho đên luc kêt thuc điêu tra; trách nhiệm của kiêm sat viên phu trach va Thu trương đươc phân công phu trach công tac kiêm sat, truy tô và trách nhiệm của Hôi đông xet xư khi không xem xet thâu đao nhưng tinh tiêt liên quan lam sang to vu an dân đên oan sai. Tuy theo mưc đô hanh vi vi pham ma co thê xư ly hanh chinh hoăc truy cưu trach nhiêm hinh sư quy đinh tai Điêu 285 BLHS.
Đối với trường hợp của bà Dương Diệu Thu và bà Nguyễn Thị Thanh Vân là 2 người đã làm giả tài liệu dẫn đến oan sai của ông Dương có thể bị xử lý hình sự với nhưng tội danh: Tội vu khống (Điều 122, BLHS); Tôi khai bao gian dôi hoăc cung câp tai liêu sai sư thât (Điêu 307 BLHS); Tôi mua chuôc hoăc cương ep ngươi khac khai bao gian dôi, cung câp tai liêu sai sư thât (Điều 309 BLHS).
Ngoài ra, trong vụ việc này, khi có quyết định cuối cùng xác định ông Dương bị oan thì anh Dương sẽ được bồi thường các khoản thu nhập bị mất trong thời gian anh bị giam (anh Dương đã bị mất việc tại ngân hàng), bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm trong suốt thời gian bị oan sai… và những thiệt hại khác phát sinh trong vụ án trên theo quy định của Luật bồi thường Nhà nước năm 2009 và các quy định của Bộ luật Dân sự.
KIỀU HOA
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Lại tiếp tục kiến nghị vụ án vườn mít
Bà Nguyễn Thị Hảo - người phụ nữ muốn làm chứng cho Lê Bá Mai lại tiếp tục gửi đơn đến Viện KSND tối cao và các cấp kiến nghị về "kỳ án vườn mít".
Lại tiếp tục kiến nghị vụ án vườn mít
Bà Nguyễn Thị Hảo (56 tuổi, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), nhân vật trong bài viết "Gặp người phụ nữ muốn làm chứng cho Lê Bá Mai" vừa có mặt tại TP Hà Nội để tiếp tục gửi đơn kiến nghị về một số tình tiết chưa được làm rõ trong kỳ án này.
Trước đó ngày 1/11, Viện KSND tối cao có công văn gửi các đại biểu Quốc hội báo cáo về quá trình thụ lý giải quyết đơn khiếu nại vụ án Lê Bá Mai phạm tội giết người và hiếp dâm trẻ em tại Bình Phước.
Công văn cho biết sau phiên xét xử phúc thẩm lần 3 ngày 30/8/2013, Viện KSND tối cao nhận được 13 đơn kiến nghị xem xét lại vụ án, trong đó có đơn của bà Nguyễn Thị Hảo nêu một số thông tin và đề nghị được làm chứng trong vụ án.
Tháng 10-2014, tổ công tác liên ngành của Bộ Công an, TAND tối cao, Viện KSND tối cao đã họp và thống nhất kết luận không có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật để xem xét lại bản án đối với Lê Bá Mai theo thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm.
Quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tố tụng đã xem xét và quyết định không đưa bà Hảo vào tham gia vụ án với tư cách người làm chứng.
Lý do cho rằng bà Hảo không phải là người liên quan trực tiếp đến vụ án, lời khai của bà Hảo có nhiều mâu thuẫn và không có chứng cứ để kiểm chứng các lời khai này.
Sau khi biết được nội dung công văn, bà Nguyễn Thị Hảo đã có đơn gửi Viện KSND tối cao, Chủ tịch Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.
Tại đơn kiến nghị, bà Hảo khẳng định việc Viện KSND tối cao cho rằng máy ghi âm của bà bị tịch thu trước thời điểm vụ án vườn mít xảy ra là không chính xác.
Đây là máy ghi âm bà ghi lại toàn bộ phiên tòa sơ thẩm lần 1 vụ án Lê Bá Mai và nhiều chứng cứ quan trọng khác của vụ án nhưng đã bị đánh cắp.
Bà Hảo đề nghị nếu máy ghi âm của bà bị tịch thu, Công an tỉnh Bình Phước đang tạm giữ thì phải trả lại máy ghi âm cho bà vì đây là tài sản hợp pháp. Bà cũng đề nghị phải đưa ra các biên bản giao nhận máy ghi âm xem ai là người giao máy.
Theo bà Hảo, cuộn băng ghi âm có nhiều thông tin quan trọng có thể minh oan cho Lê Bá Mai.
Tại đơn kiến nghị, bà Hảo cũng yêu cầu được đối chất trực tiếp với những người có liên quan trong vụ án trước sự chứng kiến của Quốc hội, các cơ quan chức năng, luật sư và cơ quan báo chí.
Theo Xahoi
Xử phạt ô tô chưa sang tên chính chủ: "Quy định chỉ mang tính tình thế!" Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Đông Nam Á (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khi trao đổi với PV xung quanh câu chuyện xử phạt hành vi không sang tên phương tiện (ô tô) bắt đầu từ ngày 1/1/2015. Không phù hợp nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính PV:...