Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Ai cố ý làm sai thì phải bồi hoàn?
Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết, trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm bồi hoàn do lỗi cố ý gây hậu quả.
Án oan do cố ý sẽ bị xử lý
Liên quan đến việc ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) bị ngồi tù 10 năm vì oan sai, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết, ông Chấn đồng ý nhận 7,2 tỷ đồng bồi thường.
“Cơ bản các bên thỏa thuận được với nhau, trách nhiệm của Tòa án NDTC là xác định thỏa thuận đó đúng pháp luật thì sẽ ký đề nghị Bộ Tài chính chuyển tiền để bồi thường”, ông Sơn cho biết.
Phó Chánh án Tòa an nhân dân tối cao Nguyễn Sơn
Đề cập trách nhiệm bồi hoàn tiền cho Nhà nước, ông Nguyễn Sơn nhấn mạnh nguyên tắc khi xác định rõ tránh nhiệm của cán bộ làm sai thì cán bộ đó phải bồi hoàn, còn xử lý như thế nào phụ thuộc vào từng vụ án trong thực tế.
Theo đó, tùy từng mức độ để xem xét trách nhiệm của từng cán bộ liên quan, xem có bức cung, nhục hình hay không. Tức là khi truy tố, xét xử phải xác định xem ai là lỗi cố ý thì phải bồi hoàn, còn lỗi vô ý thì không phải bồi hoàn, theo đúng tinh thuần của pháp luật.
Trong vụ ông Chấn có thể tách ra bằng một vụ án dân sự về trách nhiệm bồi hoàn do lỗi cố ý gây hậu quả.
“Vấn đề xác định lỗi mới là khó khăn, còn nếu đã xác định được lỗi của cán bộ sai phạm rồi thì không khó. Nếu là lỗi cố ý thì phải hoàn trả lại số tiền nhà nước đã bồi thường”, Phó Chánh án tòa tối cao khẳng định.
Video đang HOT
Cũng theo Phó Chánh án Tòa tối cao, trách nhiệm của HĐXX trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được xem xét, kể cả trách nhiệm hình sự nếu đúng là để xảy ra oan sai do cố ý ra bản án trái pháp luật.
“Còn có phải lỗi cố ý hay không thì còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao”, ông Nguyễn Sơn nói.
Trích ngân sách bồi thường là khắc phục nhanh nhất
Liên quan ý kiến băn khoăn về tính khách quan khi người gây ra oan sai lại đứng ra bồi thường, Phó Chánh án TANDTC cho biết đây đang là vấn đề cần đặt ra để xem xét lại Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Bộ Tư pháp và ngành Tòa án đều có đề nghị nên để cho một cơ quan đại diện cho Nhà nước đứng ra bồi thường oan, phối hợp xin lỗi.
“Có ý kiến cho rằng nên giao việc bồi thường cho Bộ Tư pháp, theo cá nhân tôi thì thấy hợp lý. Nên có một cơ quan thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết việc bồi thường. Việc bồi thường phải dựa trên cơ sở pháp luật, chứng từ. Còn trong một số trường hợp, thực tế xảy ra thì phải xem xét. Còn việc dân sự cốt ở đôi bên”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Nguyễn Sơn, việc trích ngân sách nhà nước để bồi thường là nhanh nhất để khắc phục hậu quả, bảo đảo quyền lợi của người bị oan sai. Cá nhân chưa chắc có số tiền lớn để bồi thường ngay.
Tuy nhiên, vấn đề thủ tục trong bồi thường vẫn chưa bảo đảm nhanh chóng./.
Ngọc Thành
Theo_VOV
Xử lý án oan: Tiền bồi thường cũng là tiền thuế của dân
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình bày tỏ, có vụ xử theo pháp luật hết cấp rồi nên giờ yêu cầu Chánh án giải quyết là không thể.
Bồi thường muốn nhanh cũng phải đúng luật
Báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, trong kỳ, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng việc bồi thường cơ bản còn chậm.
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền rất lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng; vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong.
Do đó, trong Dự thảo Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự yêu cầu khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Lương Ngọc Phi và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường trước 1/1/2015.
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình
Cho rằng khó thực hiện nhanh, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình nhấn mạnh, giải quyết bồi thường đối với người bị oan sai yêu cầu nhanh nhưng phải đúng pháp luật, bởi tiền bồi thường cũng là tiền thuế của dân.
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Tòa tối cao cho biết hiện đang xử lý đơn yêu cầu bồi thường, trong đó phải chứng minh đủ căn cứ thì Tòa mới ra quyết định bồi thường.
Còn về trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, Chánh án Tòa tối cao cho biết đã giải quyết trên 600 triệu nhưng ông Phi yêu cầu bồi thường lên 22 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm chấp nhận nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ không đảm bảo nên hủy án để giải quyết lại theo tố tụng, do đó cũng không giải quyết ngay được.
" Chánh án không thể giải quyết được"
Về yêu cầu có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm vụ án Hồ Duy Hải, vụ Nguyễn Văn Chưởng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho rằng cũng cần phải xem xét, nghiên cứu.
Vụ án Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án về tội "Giết người" và "cướp tài sản". Theo kết luận giám sát, vụ án có sự thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nên gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải, gây nên dư luận thời gian qua.
Với vụ án này, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình khẳng định, Chánh án và Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình.
"Về mặt pháp luật là hết rồi, phải thi hành bản án này thôi, nhưng thận trọng nên Chủ tịch nước yêu cầu xem lại thì liên ngành đã thực hiện và đến bây giờ vẫn chưa thấy có căn cứ để kháng nghị. Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có quyết định cuối cùng. Nếu giải quyết khác là trái pháp luật", Chánh án Trương Hòa Bình nói.
Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) bị kết án tử hình về tội "Giết người" và tội "Cướp tài sản" đang có nhiều đơn kêu oan. Báo cáo giám sát khẳng định Chưởng bị kết tội cùng các đồng phạm về hai tội trên là đúng, đủ căn cứ, không oan. Tuy nhiên vai trò của Chưởng như thế nào để từ đó xác định hình phạt là chưa rõ.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, Viện trưởng VKSNDTC đã có kháng nghị vì cho rằng hành động giết người của Chưởng gây ra cái chết của nạn nhân chưa rõ. Nhưng qua phân tích Chưởng là người cầm đầu và tham gia chém thì trách nhiệm tới đâu phải chịu tới đó nên Hội đồng Thẩm phán TANDTC bác kháng nghị.
Liên quan vụ án này, Ủy ban Pháp luật khóa trước đã giám sát và không có kết luận. Liên ngành Tòa án, Viện kiểm sát, công an họp có sự tham gia của đại diện Ban Nội chính, Văn phòng Chủ tịch nước đã kết luận xử Chưởng là đúng.
"Kết luận của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cao nhất, đại diện Viện kiểm sát cũng nhất trí không xem lại. Chưởng không có đơn xin ân giảm án tử hình và thời hạn nộp đơn cũng đã hết. Giờ giao cho Chánh án giải quyết dứt điểm vụ này thì Chánh án chịu thua, không có cách nào", ông Trương Hòa Bình bày tỏ.
Theo VOV
Theo_Vietq
Phòng trọ bí ẩn của kẻ bắt cóc con tin Trước khi gây ra vụ án bắt cóc tại Thanh Xuân Bắc, Trần Thanh Bình đã thuê nhà trọ tại một gia đình trên phố Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội. Dưới vỏ bọc là một người chồng thuê nhà trọ để đưa vợ lên Hà Nội chơi, Bình đã biến căn phòng chỉ vỏn vẹn chục mét vuông thành đại bản doanh...